Cảnh giác với đồ gia dụng có thể khiến bạn nhiễm độc tố nguy hiểm

Một số đồ gia dụng quen thuộc như bàn chải đánh răng, dụng cụ nấu ăn,... có thể vô tình khiến chúng ta mắc bệnh, dưới đây là một số cảnh báo.

Đồ dùng nấu ăn bằng nhựa
Các hóa chất từ đồ gia dụng, dụng cụ nấu ăn bằng nhựa có thể ngấm vào thức ăn khi được đun nóng gây nguy hiểm cho người dùng. Thay vì dùng đồ nhựa để nấu ăn, người tiêu dùng nên chuyển sang sử dụng thép không gỉ hoặc gỗ.
Ngoài ra, không nên sử dụng các hộp đựng thức ăn bằng nhựa cho lò vi sóng bởi chúng cũng có thể gây ra các nguy cơ tương tự.
Các hóa chất từ nhựa có thể ngấm vào thức ăn khi được đun nóng.
Canh giac voi do gia dung co the khien ban nhiem doc to nguy hiem
Ảnh minh họa 
Bàn chải đánh răng
Hầu hết mọi người thường để bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Trong khi đó, nhà tắm thường kết hợp luôn với bệ toilet. Đây thực sự là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật trong nhà vệ sinh bám vào bàn chải. Nếu bạn đang để bàn chải đánh răng cách bệ vệ sinh khoảng cách dưới 2m, hãy cẩn trọng.
Tiến sĩ Curatola thuộc Nha Khoa Rejuvenation (Mỹ) cho biết: "Có thể mọi người không nhận ra, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn chỗ ngồi bệ vệ sinh."
Túi đựng thực phẩm tái sử dụng
Mặc dù túi đựng thực phẩm tái sử dụng được khuyến cáo sử dụng thay cho các loại túi ni lông dùng một lần, tuy nhiên, điều quan trọng là chúng cần được làm sạch thường xuyên bởi sau nhiều lần sử dụng chúng có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc, các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tật.
Chảo chống dính Teflon
Có rất nhiều loại chảo chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền, chất lượng, nhưng phổ biến và hay được nhắc đến nhất là chảo chống dính từ hợp chất Teflon. Teflon là vật liệu thông dụng và khá rẻ tiền nhưng không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu ăn bằng kim loại.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng chất chống dính này là sau một thời gian, mặt nồi, chảo hay bị bong tróc, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Đồ gia dụng nhà bếp:cái bẫy hóa chất chết người

(Kiến Thức) - Nhà bếp là nơi có nhiều độc hại vì đồ gia dụng “ngậm” đầy hóa chất. Thay đổi cách dùng, mua sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe.

1. Hóa chất tẩy rửa Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.
1. Hóa chất tẩy rửa 
Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.
2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...) Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết.
 2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...)
Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết. 

Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM.
Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM.
3. Đồ dùng chống dính Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín.
3. Đồ dùng chống dính
Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám  vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín. 
4. Bình gas Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc.
4. Bình gas
Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc.

Tiền Liệt Vương Tuệ Linh bị “tố” uống cả năm “tiền mất, bệnh đeo bám”

(Kiến Thức) - “Theo hướng dẫn Tiền Liệt Vương, uống 4 tháng trở lên có hiệu quả. Tôi dùng đều cả năm, uống 24 hộp nhưng đau tức bàng quang nhiều, đi khám, kích thước khối u không giảm 1g nào”, bác Phan Xuân Đỉnh bức xúc nói.

Đây là lý do dù tốn tiền cũng phải định kỳ thay đồ dùng mới

(Kiến Thức) - Cũng như mọi sinh vật khác, đồ dùng trong nhà cũng chỉ có tuổi thọ nhất định, khi sử dụng hết thời hạn cần phải thay để không gây hại sức khỏe.

Day la ly do du ton tien cung phai dinh ky thay do dung moi
Bát đĩa, ấm chén: Đây là những món đồ dùng tối cần thiết trong mỗi nhà.Tuy nhiên phần lớn chúng chỉ được thay khi đã sứt mẻ hoặc vỡ. Bạn có biết những đồ dùng này sử dụng lâu ngày sẽ để lại nhiều vết xước trong lòng. Đây chính là nơi cư trú lí tưởng cho vi khuẩn và tích tụ lượng chất tẩy rửa dư thừa. Vì thế tiếp tục dùng sẽ tạo ra  nguy hiểm cho sức khẻo. Tốt nhất nửa năm nên thay một lần. Ảnh: QQ.