Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới, vô cùng tinh vi qua Zalo

Chị V.T.B (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây chị bị các đối tượng lừa đảo giả mạo tài khoản zalo, sau đó đi kết bạn với bạn bè chị rồi nhắn tin mượn tiền. Điều đáng nói, đối tượng lừa đảo có số tài khoản ngân hàng trùng với tên của chị. 

Chị V.T.B cho biết, mới đây chị đã phải lên mạng xã hội để cảnh báo bạn bè về việc có đối tượng giả mạo tài khoản Zalo chị để đi vay tiền. Theo đó, đối tượng tạo 1 tài khoản Zalo có tên, ảnh đại diện và các thông tin trùng khớp với tài khoản thật của chị B. Bằng cách nào đó, đối tượng có được danh bạ điện thoại của nạn nhân và bắt đầu đi kết bạn với bạn bè của họ và nhắn tin để mượn tiền. 
Theo chị B. đây là một hình thức lừa đảo đã cũ và bị nhiều người nắm bắt. Tuy nhiên, điều đáng nói là đối tượng lừa đảo có tài khoản ngân hàng trùng tên với chủ tài khoản Zalo thật. Vì vậy, không ít nạn nhân đã tin rằng đó không phải kẻ lừa đảo và gửi tiền. 
Thậm chí, khi gọi "video call" qua ứng dụng Zalo, bằng cách nào đó đối tượng lừa đảo còn có hình ảnh của người bị mạo danh, song người gọi sẽ không nghe được người đó nói gì và kẻ lừa đảo cũng nhanh chóng tắt cuộc gọi và nhắn tin với lý do đang có việc bận nên không nói chuyện được. 
Bằng các thủ đoạn tinh vi trên, 1 số bạn bè chị B. đã mắc lừa kẻ gian. 
Canh giac voi chieu lua dao moi, vo cung tinh vi qua Zalo
Những cảnh cảu của anh M.L.T và chị V.T.B. 
Tương tự chị B., anh M.L.N cũng gặp tình huống tương tự. Anh N. chia sẻ có 1 tài khoản Zalo mạo danh mình đang đi lừa lung tung với thủ đoạn rất tinh vi giống như trường hợp chị B. đã kể trên.
"Không hiểu nó cắt ghép video kiểu gì rồi video call chát tầm khoảng 30 giây, hình là clip của mình nhưng không có âm thanh (có người bảo có âm thanh nhưng không phải giọng mình) để người bên kia tin tưởng rồi chuyển khoản" - anh N. kể. 
Không được may mắn như chị V.T.B, chị M.T (Gia Lâm, Hà Nội) hốt hoảng cho biết chỉ trong hai ngày, một kẻ nào đó đã giả mạo Zalo có ảnh đại diện của chị đi vay mượn rất nhiều bạn bè. Thậm chí có một người bạn của chị M.T đã nhẹ dạ cả tin chuyển khoản 12 triệu đồng. Chị T. nói: "Kẻ lừa đảo rất tinh vi khi vừa kết bạn với bạn bè mình đã gọi điện qua Zalo rồi cúp máy. Sau đó hắn nhắn tin cho bạn mình với lý do sóng yếu không gọi được và tiến hành vay tiền."
Chị T. cảnh báo, người dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách không tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc, không click vào những link lạ. Ngoài ra, khi nhận những tin nhắn như nhờ chuyển khoản hộ hay nạp tiền điện thoại... cần liên hệ trực tiếp người dùng đó để xác nhận xem có ai mạo danh hay không.
>>> Xem thêm video: Quen bạn gái ảo qua Zalo, thanh niên bị lừa hơn 100 triệu đồng

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

"Đưa 4.000 USD hoặc tôi sẽ phát tán video này"

Lợi dụng việc người dân Anh nghỉ ở nhà thời gian dài do dịch COVID-19, không ít kẻ lừa đảo đã dụ dỗ nhiều chàng trai, cô gái gửi ảnh nóng sau đó tống tiền họ.

Ryan Chen (23 tuổi) sử dụng nền tảng hẹn hò Tantan để kết đôi với một người dùng khác sống ở thành phố Manchester, Anh. Theo mô tả của Chen, cô gái này trạc tuổi anh và có thân hình rất hấp dẫn. Khi cô xin thông tin chi tiết trên Facebook và WeChat của anh, Chen vui vẻ chia sẻ.

Khám phá tập tục mai táng độc lạ ở Ghana

Người dân ở Ghana có một tập tục mai táng độc lạ khiến nhiều người bất ngờ. Đó là việc người Ghana làm ra nhiều quan tài với hình thù, màu sắc khác nhau như máy bay, cá... thể hiện ước mơ của người quá cố. 

Kham pha tap tuc mai tang doc la o Ghana
 Đối với người dân ở Ghana, sau khi qua đời, người quá cố sẽ bắt đầu cuộc sống ở thế giới bên kia. Vì vậy, họ thực hiện một tập tục mai táng độc lạ nhất thế giới.