Cảnh báo thủ đoạn "bắt cóc online" nhắm vào học sinh, sinh viên

Ngày 25/7, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an phường Việt Hưng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP kịp thời ngăn chặn một vụ bắt cóc online.

Theo đó, vào chiều ngày 23/7/2025, cháu X (SN 2007) có nhận được cuộc gọi tự xưng là Công an nói cháu có liên quan đến vụ án rửa tiền. Sau đó, đối tượng hướng dẫn cháu tải phần mềm zoom Workplace để làm việc trực tuyến.

5.jpg
Ảnh minh họa.

Đối tượng yêu cầu cháu kê khai tài sản để phục vụ công tác điều tra thì cháu nói không có tiền. Lúc này, đối tượng hướng dẫn cháu phải đóng giả việc bị bắt cóc để lấy tiền của gia đình. Sau đó, đối tượng bảo cháu X đến một khách sạn thuê phòng ẩn náu, không nghe bất kỳ cuộc gọi nào khác ngoài cuộc gọi để “phục vụ điều tra”. Các đối tượng buộc cháu X gọi điện về gia đình yêu cầu chuyển khoản 300 triệu đồng để “chuộc người”.

Ngay sau khi nhận được tin trình báo của gia đình, Công an phường Việt Hưng và Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội đã khẩn trương xác minh cùng các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh. Đến khoảng 18h45 cùng ngày, lực lượng Công an đã tìm được cháu X ở một mình trong một khách sạn. Sau khi được cán bộ giải thích, cháu X mới biết được mình bị lừa đảo.

Trước tình trạng trên, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đồng thời chủ động tuyên truyền cho người thân, bạn bè về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc cài đặt phần mềm để phục vụ điều tra. Nhà trường cần thường xuyên đẩy mạnh, tuyên truyền cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo cho học sinh, sinh viên để nâng cao nhận thức phòng chống lừa đảo. Đặc biệt là các học sinh, sinh viên, người trẻ cần tự trang bị cho mình kỹ năng nhận diện chiêu trò lừa đảo.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

>>> Xem thêm video: Ngăn chặn vụ giả danh Công an lừa đảo hơn 3 tỷ đồng

Nguồn: ĐTHĐT.

Bất chấp cảnh báo vẫn vượt ngầm tràn, 2 người ở Lạng Sơn bị lũ cuốn trôi

Lực lượng chức năng đã căng dây cảnh báo, cấm người qua lại. Tuy nhiên, hai người dân vẫn bất chấp cảnh báo, phá rào chắn để đi qua và bị nước lũ cuốn trôi.

Ngày 23/7, UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng cùng người dân và dân quân tự vệ đang tích cực tìm kiếm hai người mất tích khi đi qua ngầm tràn trên địa bàn xã.

5-7237.jpg
Lực lượng chức năng triển khai tìm kiếm người mất tích tại ngầm Tân Hợp.

Tin cuối cùng về bão số 3 Wipha, cảnh báo mưa lớn tại nhiều tỉnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3 Wipha).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua (22/7), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Hồi 1h, vị trí vùng áp thấp ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam suy yếu và tan dần. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 3.

5.gif
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.

Bão Wipha đi sâu vào đất liền, chưa có dấu hiệu tan nhanh

Cơ quan khí tượng lưu ý, bão Wipha đã đi sâu vào đất liền, nhưng vẫn giữ cường độ cấp 8, chưa có dấu hiệu tan nhanh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 3 giờ qua, bão số 3 Wipha gần như ít di chuyển. Vị trí tâm bão lúc 16h ở 20,1°N; 105,9°E, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình – Thanh Hoá. Cường độ: cấp 8 (62–74km/h), giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10–15km/h.

wipha-1.png
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão.