Cảnh báo nguy cơ hen suyễn khi trẻ ngủ cùng bố mẹ

(Kiến Thức) - Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, trẻ mới tập đi có khả năng mắc chứng hen suyễn cao khi dùng chung giường với bố mẹ.

Nhận định trên được đưa ra bởi các nhà khoa học Hà Lan. Dù chưa phát hiện cách thức ngủ chung giường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ nhỏ song các nhà khoa học khuyến cáo không nên đặt bé ngủ chung giường, sofa với bố mẹ.
Các nhà khoa học phát hiện, việc ngủ chung giường với bố mẹ làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ trong độ tuổi tập đi.
 Các nhà khoa học phát hiện, việc ngủ chung giường với bố mẹ làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ trong độ tuổi tập đi.
Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại Anh, có khoảng 1,1 triệu trẻ mắc chứng bệnh này. Đây cũng là nơi có tỷ lệ trẻ mắc chứng hen suyễn cao trên thế giới.
Để đưa ra nhận định trên, các nhà nghiên cứu Hà Lan tiến hành theo dõi 6.160 bà mẹ và trẻ nhỏ ở Rotterdam. Tại đây, nhóm khoa học tiến hành thu thập thông tin bằng cách đặt ra câu hỏi và yêu cầu các bà mẹ trả lời về chứng khó thở, khò khè mà các bé từ 1-6 tuổi thường mắc. Chuyên gia cũng tìm hiểu việc bố trí giường ngủ cho bé.
Kết quả cho thấy, những đứa trẻ từ hai tháng tuổi được ngủ chung với bố mẹ thường không có triệu chứng thở khò khè, ít mắc chứng hen suyễn.
Trong khi đó, những đứa trẻ từ hai năm trở lên được nằm chung giường với bố mẹ thường có tình trạng thở khò khè khi 3-6 tuổi. Đặc biệt, nguy cơ hen suyễn ở nhóm đối tượng này lúc 6 tuổi có xu hướng tăng vọt.
Dù chưa giải thích được nguyên nhân vấn đề song phát hiện có ý nghĩa lớn cho các bậc phụ huynh khi phát hiện con có dấu hiệu hen suyễn.
Về vấn đề này, bác sĩ Maartje Luijk đến từ Đại học Erasmus Rotterdam (Hà Lan) cho biết: “Các nghiên cứu hiện nay cho thấy có mối liên hệ giữa việc ngủ chung giường với bố mẹ ở trẻ ở độ tuổi tập đi và nguy cơ hen suyễn sau này.
Chúng tôi chưa tìm được nguyên nhân mối liên hệ song nó sẽ là gợi ý thiết thực cho những bậc phụ huynh khi phát hiện triệu chứng hen suyễn ở con cái.
Dù vậy, trước khi đưa ra lời khuyên chính thức, chúng tôi cần tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn”.
Trong khi đó, bác sĩ Samantha Walker, giám đốc trung tâm nghiên cứu về hen suyễn tại Anh cho biết: “Hen suyễn là vấn đề y tế còn nhiều điều chưa được làm rõ. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa giường ngủ và căn bệnh, các nhà khoa học cần tiến hành tìm hiểu thêm nữa.
Hen suyễn là chứng bệnh phức tạp. Tại Anh, cứ 11 người thì có 1 trường hợp mắc. Chúng tôi hoan nghênh các nghiên cứu mới liên quan đến chứng bệnh để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách ngăn ngừa bệnh”.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

(Kiến Thức) - Rất cần thiết để cha mẹ biết được triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ sau đây.

Trẻ có khả năng bị hen suyễn nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh này. Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen.
Trẻ có khả năng bị hen suyễn nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh này. Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen.  
Rất khó để chẩn đoán trẻ dưới 5 tuổi có mắc hen suyễn hay không. Ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.
Rất khó để chẩn đoán trẻ dưới 5 tuổi có mắc hen suyễn hay không. Ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn. 

Những thực phẩm gây "nguy hiểm" cho mẹ bầu

(Kiến Thức) - Những loại thực phẩm này có tính ấm hoặc gây co bóp tử cung vì thế mẹ bầu không nên ăn để bảo vệ thai nhi.  

Y dĩ. Có vị ngọt tính hơn hàn, lợi tiểu thanh nhiệt. Y dĩ là thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Khoa học hiện đại chứng minh y dĩ có tác dụng kích thích co bóp tử cung chính vì thế bà bầu không nên ăn.
Y dĩ. Có vị ngọt tính hơn hàn, lợi tiểu thanh nhiệt. Y dĩ là thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Khoa học hiện đại chứng minh y dĩ có tác dụng kích thích co bóp tử cung chính vì thế bà bầu không nên ăn. 
Táo gai: có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, cho nên không có lợi an thai, táo gai gây co bóp tử cung, nếu mẹ bầu ăn nhiều táo gai sẽ khiến tử cung co bóp dễ xảy thai.
Táo gai: có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, cho nên không có lợi an thai, táo gai gây co bóp tử cung, nếu mẹ bầu ăn nhiều táo gai sẽ khiến tử cung co bóp dễ xảy thai. 
Nhãn: Vị ngọt tính ấm, nếu sản phụ vốn đã nóng trong không được ăn đồ nóng vì sẽ dễ sinh hỏa, không tốt cho thai nhi
Nhãn: Vị ngọt tính ấm, nếu sản phụ vốn đã nóng trong không được ăn đồ nóng vì sẽ dễ sinh hỏa, không tốt cho thai nhi  
Quả hạnh và hạnh nhân. Trái có vị chua, trái hạnh và hạnh nhân đều có tính rất nóng, phụ nữ mang thai không nên ăn đặc biệt là phụ nữ đang cần an thai càng không nên ăn
Quả hạnh và hạnh nhân. Trái có vị chua, trái hạnh và hạnh nhân đều có tính rất nóng, phụ nữ mang thai không nên ăn đặc biệt là phụ nữ đang cần an thai càng không nên ăn 
Lúa mạch, yến mạch: cả hai đều có tác dụng nhất định trong trợ sản vì thế trong thời kỳ an thai không được ăn .
Lúa mạch, yến mạch: cả hai đều có tác dụng nhất định trong trợ sản vì thế trong thời kỳ an thai không được ăn . 
Mộc nhĩ đen, có tác dụng hoạt huyết tan ứ, trước khi mang bầu 3 tháng không nên ăn, nếu đang thời kỳ an thai cũng không nên ăn.
Mộc nhĩ đen, có tác dụng hoạt huyết tan ứ, trước khi mang bầu 3 tháng không nên ăn, nếu đang thời kỳ an thai cũng không nên ăn. 
Cua: Trong thịt cua có nhiều chất vitamin, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng. Cua có vị mặn, tính hàn, có thể giải nhiệt, tan ứ, thông kinh lạc, cứng xương chắc gân, giải độc tố, v ì vậy phụ nữ trong thời kỳ an thai không nên ăn.
Cua:  Trong thịt cua có nhiều chất vitamin, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng. 
Cua có vị mặn, tính hàn, có thể giải nhiệt, tan ứ, thông kinh lạc, cứng xương chắc gân, giải độc tố, v
ì vậy phụ nữ trong thời kỳ an thai không nên ăn. 
Nhân sâm. Nhân sâm là loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng, tuy nhân sâm là loại thuốc bổ quý hiếm, nhưng không phải ai cũng dùng được, đặc biệt là bà bầu đang an thai không nên dùng.
Nhân sâm. Nhân sâm là loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng, tuy nhân sâm là loại thuốc bổ quý hiếm, nhưng không phải ai cũng dùng được, đặc biệt là bà bầu đang an thai không nên dùng.