Cẩn trọng trước cơn sốt đất quanh Bình Hưng Hòa

Chuyên gia bất động sản khuyên mọi người nên bình tĩnh chờ có giao dịch thực để xác định đúng mức giá thị trường quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Ngay sau khi TP.HCM công bố thông tin sẽ bán đấu giá một phần nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi đã di dời các ngôi mộ để xây khu phức hợp và trung tâm thương mại, giá đất tại các tuyến đường quanh Bình Hưng Hòa được đẩy lên vùn vụt, dẫn đến hiện tượng sốt đất quanh Bình Hưng Hòa.
Theo khảo sát ngày 21-7 của Pháp Luật TP.HCM, giá đất tại các trục đường gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa như Kênh Nước Đen, Bình Long, Tân Kỳ Tân Quý hiện dao động 30-100 triệu đồng/m2 tùy vị trí và diện tích. Cao nhất là đất mặt tiền đường Kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân có giá gần 100 triệu đồng/m2, tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm đầu năm 2017.
Găm hàng chờ giá cao
Anh Trần Hữu Kiên, cò nhà đất tại đây, nói với chúng tôi: So với giai đoạn cao trào cách đây vài tháng, hiện nay số lượng giao dịch nhà đất ở khu vực quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa đã giảm khoảng 30%. Ít khách hàng chọn mua nhà, đất diện tích lớn mà thường chọn những căn có diện tích 40-50 m2. Một số căn nhà nát diện tích 4 x 10 m được giao dịch với giá 2 tỉ đồng, tức 50 triệu đồng/m2.
Theo anh Kiên, giá nhà đất ở quanh Bình Hưng Hòa tùy thuộc vào diện tích, khu vực, phong thủy, đối tượng mua bán… chứ không theo thang điểm chuẩn hay quy luật chung nào cả. Nhìn chung giá nhà đất trên đường Bình Long thấp hơn trục đường Tân Kỳ Tân Quý khoảng 15%. “Nhưng có những vị trí vàng trên trục đường Bình Long, nhà, đất diện tích khoảng 60 m2 được chủ đất “hét” tới gần 100 triệu đồng/m2, tăng hơn gấp đôi so với một năm trước. Đối với những mảnh đất diện tích lớn vài trăm mét, kén người mua thì giá thấp hơn một chút” - anh Kiên nói.
Can trong truoc con sot dat quanh Binh Hung Hoa
 
Bác Khuất Tiến Thuấn, sống hàng chục năm gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa, cho biết: “Giá đất ở đây trước kia cũng tăng dần dần, tới khi có thông tin quy hoạch đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa thì mới tăng mạnh nhưng cũng không đến mức khủng khiếp như dân môi giới nói đâu. Theo quan sát của tôi, giá mặt tiền đường Tân Kỳ Tân Quý chỉ dao động từ mức 65-75 triệu đồng/m2 là tối đa. Ai thích hét giá bao nhiêu thì cứ hét nhưng tôi chưa nghe ai nói dân ở đây mua bán thành công một căn nhà nào có giá lên tới 100 triệu đồng/m2”.
Theo bác Thuấn, cứ sau mỗi đợt sốt giá thì đất ở đây lại bị đẩy giá lên và không bao giờ giảm. “Chỉ có những người vay ngân hàng mua đất chờ thời, giờ không chịu nổi nữa mới chấp nhận giảm giá, bán gấp để thu vốn. Chứ tôi thấy những người có tiền đều găm hàng chờ tăng giá. Thông tin sắp tới đường Bình Long, Tân Kỳ Tân Quý sẽ mở rộng 30 m càng khiến những người có đất có lý do găm hàng chờ thời” - bác Thuấn nói thêm.
Coi chừng chỉ là cơn sốt ảo
Theo chuyên gia về thị trường bất động sản Phan Công Chánh, hiện tượng giá nhà đất quanh Bình Hưng Hòa tăng theo các thông tin quy hoạch là điều dễ hiểu. Hiện tượng này không phải ăn theo cơn sốt giá đất trong thời gian vừa qua mà phản ánh sự kỳ vọng của những chủ đất tại khu vực này đối với những thông tin tích cực vừa được công bố. Tuy nhiên, để biết giá nhà đất có phù hợp hay không, nhà đầu tư bất động sản cá nhân cần phân biệt giữa “giá rao” và “giá giao dịch”.
“Giữa hai giá này luôn có một khoảng chênh nhất định. Giá rao thường phản ánh kỳ vọng của bên bán khi có những thông tin có lợi, trong trường hợp này là thay đổi quy hoạch từ nghĩa trang thành đất đô thị. Nhưng giá giao dịch mới chính là mức giá thị trường chấp nhận. Hiện tượng tăng giá đột biến thường chỉ ghi nhận ở giá rao, do đó tôi khuyên mọi người nên bình tĩnh chờ có giao dịch thực để xác định đúng mức giá thị trường tại khu vực này” - ông Chánh phân tích.
Ông Chánh cũng cảnh báo đây là thời điểm nhạy cảm của thị trường bất động sản TP.HCM sau cơn sốt đất vừa rồi. Các thông tin được công bố cho dù có chủ đích hay không cũng sẽ được thị trường phản ứng rất nhanh và rất nhạy. Cần thời gian để thị trường hấp thụ thông tin và như đã nói, phải nhìn vào các giao dịch có thật mới biết đâu là sốt thật, đâu là sốt ảo.
Tương tự, chuyên gia kinh tế Dương Anh Vũ cũng cho rằng yếu tố khiến tăng giá đất tại khu vực Bình Hưng Hòa chủ yếu do thông tin tốt về quy hoạch. Chính vì thế, người dân mua để đầu tư hay để ở cũng cần quan sát diễn biến của thị trường để tránh rơi vào bẫy giá của giới cò đất.

Bi kịch nhà “chuồng cọp” phát hỏa gây chết người thương tâm

(Kiến Thức) - Nhiều căn nhà bịt kín chuồng cọp nên khi xảy ra hỏa hoạn, việc tiếp cận hiện trường khó khăn, dẫn đến con số thương vong lớn.

Bi kich nha “chuong cop” phat hoa gay chet nguoi thuong tam
Mới đây. một vụ hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng ở ngõ 41, phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Đã có hai nạn nhân tử vong sau vụ cháy kinh hoàng này. Ảnh: Vietnamnet.
Bi kich nha “chuong cop” phat hoa gay chet nguoi thuong tam-Hinh-2
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 1, ngôi nhà bị cháy có 4 tầng, các tầng 2, 3, 4 hàn "chuồng cọp" bịt kín phía ngoài ban công và được hàn bằng sắt kiên cố, bịt hoàn toàn các lối thoát hiểm phía ban công, khiến các nạn nhân bị mắc kẹt và công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Vietnamnet. 

Sáng nay, thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy sau 21 năm

Sau khi mở cửa xả đáy số 3, thủy điện Hòa Bình có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy để bảo đảm an toàn hồ đập.

Hiện nay tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, hồi 10 giờ sáng 21/7, mực nước hồ thủy điện Hòa Bình ở cao trình 106,30 mét (cao hơn mức nước cho phép trước lũ chính vụ là 5,3 mét).
Sang nay, thuy dien Hoa Binh mo 3 cua xa day sau 21 nam
Trong thời gian xả, công ty thủy điện phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy. Ảnh: Việt Linh 

Theo công điện, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, căn cứ nhận định xu thế thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, kết quả tham mưu tính toán của các đơn vị tư vấn và quá trình vận hành thực tiễn cũng như công tác chỉ đạo, chỉ huy của các Bộ, ngành và địa phương vùng hạ du thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai lệnh giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở thêm 1 cửa xả đáy vào hồi 6 giờ sáng 22.7; liên tục phát tối đa qua 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400m3/s.

Đặc biệt, trong công điện này, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lưu ý, tùy từng tình hình, thủy điện Hòa Bình có thể phải mở thêm nhiều cửa xả đáy tiếp theo để đảm bảo an toàn công trình đập và cho vùng hạ du.

Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nhấn mạnh, tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy để bảo đảm an toàn công trình và hạ du. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diến biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hòa Bình để huy động lực lượng, phương tiện đảm bảo an toàn cho người và an ninh trật tự khu vực công trình, hạ du hồ thủy điện.

Sang nay, thuy dien Hoa Binh mo 3 cua xa day sau 21 nam-Hinh-2
Bắt đầu từ 6 giờ sáng mai (22.7) thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm cửa xả đáy số 3. Ảnh: Việt Linh 
Nhận định về việc Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 3 vào sáng mai (22.7) và có thể phải mở thêm nhiều cửa xả đáy tiếp, trao đổi với Dân Việt chiều nay (21.7), GS. Phạm Hồng Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam cho biết: “Trong thời gian tôi công tác ở Bộ NNPTNT, tôi nhớ có năm thủy điện Hòa Bình phải mở tới 4-5 cửa xả đáy. Đó là năm 1996, thời điểm đó có 2 cơn bão liên tiếp đổ bộ, lũ lớn, sau khi cơn bão thứ nhất đổ bộ đã gây mưa lũ lớn khiến thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả đáy để đón cơn bão số 2, hồi đó cũng phải xả 3-5 cửa xả đáy. Trong nhiều năm qua rất hiếm khi thủy điện Hòa Bình phải mở tới 4-5 cửa xả đáy. Trong khoảng 5 năm trở lại đây hầu như không phải mở cửa xả đáy nào”.
Trong điều kiện hiện nay, theo đánh giá của GS Phạm Hồng Giang, chúng ta đã có một số hồ thủy điện khác như Lai Châu, Sơn La, chúng ta phải tính toán khả năng các hồ đó sức chứa đến đâu, hồ Hòa Bình phải chịu thêm lượng xả của các hồ đó như thế nào để tính toán việc mở các cửa xả đáy ở thủy điện Hòa Bình.
Cũng tại cuộc họp bàn về tình hình và kế hoạch xả lũ 2 hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình tổ chức sáng nay (21.7) Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương tăng cường công tác dự báo mưa và dòng chảy trên lưu vực các hồ, đặc biệt là nhận định trung hạn trước 5-10 ngày làm cơ sở tính toán và chỉ đạo vận hành liên hồ, đảm bảo đủ dung tích cắt lũ cho hạ du, đồng thời khai thác hiệu quả tài nguyên nước.
Bộ NNPTNT căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đê điều và sản xuất nông nghiệp ở hạ du, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các công ty thuỷ điện triển khai công tác đảm bảo an toàn hồ và phát tối đa các tổ máy để hạ thấp, đưa mực nước về cao trình trước lũ theo quy định.