Cần phân biệt rõ đâu là Kinh đâu là sách?

Nhiều người ngày nay vì muốn làm công đức nên hễ nghe ai nói Sư-tổ hay vị Hòa-thượng này nói thế này, thế kia là coppy ra đăng tải cho đó là lời Phật dạy.

Các bạn đồng tu thân mến!
Nhiều người ngày nay vì muốn làm công đức nên hễ nghe ai nói Sư-tổ hay vị Hòa-thượng này nói thế này, thế kia là coppy ra đăng tải cho đó là lời Phật dạy. Ngày nay trên mạng toàn cầu có không biết bao nhiêu là sách vở viết về giáo lý nhà Phật và cả các tôn giáo khác để có sức thuyết phục người nghe, họ đều nói là của Phật của Sư-tổ v.v…và vân vân. Cái lo nhất là nhiều khi trích đúng Kinh, nhiều khi qua truyền tay, lời nói của nhiều người, trải qua nhiều đời thì đã không còn chính xác nữa và nhiều khi sai hoàn toàn với lời Phật dạy khiến người đời sau có khi bị sa hố hay lạc vào lưới khả nghi.
Can phan biet ro dau la Kinh dau la sach?
Biết được điều này sẽ xẩy ra ở đời vị-lai, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã chỉ dạy Ngài A-Nan khi kiết tập Kinh để phân biệt với sách vở thì Kinh nào do chính Phật nói bắt buộc phải có câu Phật Thuyết. Vì thế, trong việc kiết tập Kinh điển đều có những nguyên tắc và quy định rất rõ ràng là: phàm những Kinh nào do chính tự Phật nói ra ở đầu cuốn Kinh đều có hai chữ "Phật Thuyết…". Như trong Kinh Phật A-Di-Đà tiểu bản cũng có đề ở đầu cuốn Kinh "Phật thuyết…", còn những Kinh mà các đệ-tử của Phật sau này kiết tập lại lời Phật dạy thì thường đầu kinh có câu: "Tôi nghe như vầy, một thuở nọ..." Với cách này thì những kẻ tà đạo, ma, quỷ không thể phá rối, xuyên tạc Kinh điển, lời dạy của Phật.
Còn đối với những Kinh mà do các đệ-tử của Phật hỏi và được Ngài chỉ dạy, trả lời thì không có hai từ này. Ví dụ như trong Kinh Kim-Cang, Bát-Nhã Ba-La-Mật, Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, Kinh Đại-Phương-Quảng Phật, Kinh Hoa-Nghiêm v.v.. không thấy có hai chữ này.
Còn về sách qua các vị Pháp-sư hay người khác nói ra chỉ được gọi là sách vở chứ tuyệt nhiên không được gọi là Kinh điển. Muốn biết lời trong sách nói đúng hay sai giáo lý lời dạy của Phật thì phải lấy Kinh ra để xét soi mà phân biệt đúng sai. Nếu không vô tình nói sai lời Phật mà mắc vào tội vô tình phỉ báng chính pháp.
Cư sĩ Quảng Tịnh
Ngày 31 tháng 1 năm 2016.

Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.

Người xuất gia mang trọng trách dìu dắt Phật tử cho nên đường hướng phải nắm cho thật vững. Hiểu lờ mờ, thực hành không đến nơi đến chốn, hướng dẫn người khác lệch đường, công đức không có, lại trở thành tội. Phật tử cũng cần biết định hướng tu hành cho đúng đắn để đạt lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.
Dao Phat: Dao la con duong, Phat la giac ngo
Ảnh minh họa 

Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?

Kính bạch thầy, người phật tử ăn chay có ăn chay kỳ và ăn chay trường, con chưa hiểu tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? 

Những ngày trai là những ngày gì? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Theo kinh Thế Ký trong Trường A Hàm và Luận Đại Trí Độ nói, thì những ngày trai là ngày tuần thú của sứ giả các cõi trời Tứ Thiên Vương và trời Ma Hê Thủ La. Những vị này lãnh sứ mạng thị sát nhân gian xem sự hành thiện tu tập của nhân gian như thế nào rồi về tâu lại với Thiên vương. Nếu như mọi người biết lo làm lành tạo phước như bố thí và hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì số lượng sinh thiên sẽ được gia tăng. Bằng ngược lại, thì sự sinh thiên sẽ bị giảm thiểu. Do đó, mà ở nhân gian người ta cố gắng tu tạo phước lành trai giới, chay tịnh trong những ngày trai để được sinh về các cõi trời. Đồng thời, vào những ngày trai các vị quỷ thần cũng thường du hành trong nhân gian và thường quở phạt gây ra tai họa cho những người không tu tập, kém phước đức. Chính vì thế, mà Phật dạy các hàng phật tử tại gia nên cố gắng tu tạo phước đức vào những ngày chay tịnh. Nhờ tăng trưởng phước đức tu trì mà có thể vượt qua mọi tai nạn khổ ách.