Cấm kỵ phong thủy không thể không biết khi bố trí cây trên sân thượng

Dưới đây là những điều phải biết khi bố trí cây trên sân thượng để không kỵ phong thủy!

Rất nhiều người trong số chúng ta hiện đang sống ở các thành phố lớn và không có cơ hội để tận hưởng thiên nhiên nhiều, nhưng có một giải pháp cho bạn, đó là tạo một khu vườn cây trên sân thượng. Nếu nhà bạn có sân thượng, vậy thì hãy tận dụng và biến nó thành một khu vườn thay vì lãng phí bỏ không nó.
Một sân thượng nhỏ hay lớn đều là không gian hoàn hảo để thiết lập một khu vườn, và kể cả nó có nhỏ thì bạn cũng có thể đặt vài chậu cây ở đây. Hãy thử tham khảo một vài ý tưởng cho vườn trên sân thượng dưới đây và tìm ra ý tưởng thích hợp với không gian nhà bạn.
Cam ky phong thuy khong the khong biet khi bo tri cay tren san thuong
Ảnh minh họa. 
Chú ý khi sắp xếp cây xanh trên sân thượng
Đối với không gian sân thượng, một số gia đình bố trí một nửa là sân, một nửa là phòng thờ hoặc giặt phơi. Điều đáng lưu ý là khu vực tâm linh, nơi thờ cúng không nên để hiện tượng phơi phóng trước mặt ngay ban thở như vậy là không tốt trong phong thủy.
Với những bể mái nước, bể nổi là hệ thổng “thủy vượng” cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ ngôi nhà không được đặt ở giữa vì ở đó là khu vực thuộc thổ. Thứ hai không để két nước đè lên trên (phía dưới là giường ngủ hoặc phòng thờ). Ngoài ra, khi mặt bằng sân thượng được sử dụng làm nơi để tiểu cảnh nước, núi non hay trồng rau sạch cần tránh đề nén lên khu vực tâm linh hay bếp, phòng ngủ…
Những khu vườn trên sân thượng kiến trúc và cây xanh được đặt lên đầu tiên, tiếp đó là khu vực thoát nước.
Sức gió ở trên cao cũng là một yếu tố quan trọng nên khi dựng hàng rào làm giàn cho cây leo nên để hở và thông thoáng. Vì nếu kín mít chúng có thể trở thành nơi hứng gió. Việc chăm sóc cây xanh đòi hỏi rất nhiều công sức nên iệc bồ trí hệ thống tưới nước phải rất thuận tiện.
Ở các thành phố lớn, nhiệt độ ngoài trời có lúc tăng cao, câc giàn dây leo thường được thiết lập để lấy bóng mát. Nhưng cần phải có cấu trúc vững chắc, ta cũng có thể làm giàn bằng cách chăng dây…
Những loại cây bệnh hoặc còi cọc là nơi giam hãm khí xấu, gia chủ phải nhanh chóng nhổ bỏ chúng đi.Có thể trồng thay vào đó những loại rau hoặc cây ăn trái trên sân thượng.
Đèn thắp sáng lại là một yếu tố khác cần cân nhắc khi trồng cây trên sân thượng. Vào ban đêm, khi ánh tỏa ra từ bên trong ngôi nhà có lẽ không đủ chiếu sáng cho khu vườn bên ngoài. Lúc đó, tốt nhất nên dùng đèn thắp sáng trên cao vì ánh sáng của chúng có thể bao quát được cả khu vườn.
Bí quyết: Trồng rau trong chậu là lựa chọn phổ biến nhất và cũng được coi là “nhàn” nhất, đặc biệt phù hợp với các sân thượng nhỏ. Bạn có thể trồng các loại hoa hay cây có khả năng chịu được thời tiết nắng nóng hay nhiệt độ thấp tuỳ theo khu vực bạn sống.
Mời quý độc giả xem video 9 đồ vật không nên để trong nhà (nguồn Youtube):

Đôi chim cánh cụt kỳ quặc quyết giữ chân khô ráo

(Kiến Thức) - Là loài động vật gắn với tuyết, nước và băng giá nhưng đôi chim cánh cụt kỳ quặc này lại kiên quyết không muốn nhúng chân xuống nước.

Xem video: Đôi chim cánh cụt loay hoay không muốn chân bị ướt


Mê mệt cảnh chim cánh cụt hoàng đế gãi đầu cực yêu

(Kiến Thức) - Khi ngứa đầu, chim cánh cụt hoàng đế phải vặn cả thân hình mới gãi đầu được, trông chúng cực đáng yêu những lúc "ngố tàu" như thế.

Me met canh chim canh cut hoang de gai dau cuc yeu
 Nhiếp ảnh gia Derek Pettersson đã chụp được những hình ảnh thú vị khi chim cánh cụt hoàng đế vặn mình như tập Yoga để gãi đầu của mình ở khu vực Volunteer Lagoon, Falklands, Nam Đại Tây Dương.

Xúc động khoảnh khắc chim cánh cụt con chào đời, trưởng thành

(Kiến Thức) - Những hình ảnh ấn tượng từ khi chim cánh cụt con chào đời đến khi trưởng thành được các nhà làm phim ghi lại một cách vô cùng chân thực.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh
 Những con chim cánh cụt con được sinh ra tại một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất thế giới, nơi quanh năm phủ tuyết buốt lạnh. Chính vì thế quá trình cạnh tranh sinh tồn của chúng cũng vô cùng khốc liệt. Hành trình sinh ra và trưởng thành của "Snow Chick", con chim cánh cụt trong bài viết này sẽ khiến bạn hiểu rõ điều đó.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-2
 Nhà làm phim tài liệu về hành trình sinh tồn của chim cánh cụt từ khi còn là một quả trứng đến khi trưởng thành, John Downer cho biết: "Đối với sinh vật nhỏ bé này, để có thể tồn tại ở một trong những môi trường có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái đất thực sự là một cuộc phiêu lưu".

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-3
 Khi còn trong trứng, Snow Chick được bố mẹ ấp dưới bụng ấm áp, sinh mệnh nhỏ bé vô lo vô nghĩ. Nhưng khi mổ vỡ vỏ, chính thức đến với thế giới này, chú sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách để có thể sinh tồn. Đầu tiên là cảm giác đói, lạnh. Nếu như mẹ cánh cụt chưa kịp kiếm thức ăn về để cánh cụt con ăn, cánh cụt bố sẽ trì hoãn bằng cách cho con mình uống một dạng mật sữa tiết từ tuyến sau của cổ họng.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-4
 Tuy nhiên, việc đó không duy trì được lâu. Cơn đói của Snow Chick đến rất nhanh. Nếu như mẹ nó không trở về kịp để cho nó ăn, chỉ một đến hai ngày sau, cánh cụt con sẽ chết. Rất may, mẹ của Snow Chick đã về kịp lúc, đoàn tụ với hai bố con.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-5
 Vào khoảng sáu tuần tuổi, Snow Chick khi này đã có bộ lông xám toàn thân đã bắt đầu đi bộ trên đôi chân của mình. Cũng giống như một đứa trẻ con, chú chim cánh cụt non chập chững những bước đi đầu đời của mình.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-6
 Khi đã vượt qua những thử thách đầu đời trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt. Giờ đây, chú chim cánh cụt con Snow Chick đang chạy xung quanh và khám phá thế giới mới và thú vị này. Tất nhiên, phạm vi khám phá vẫn dưới sự giám sát của mẹ.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-7
 Trong một khoảnh khắc, chú chim cánh cụt nghịch ngợm bị vấp ngã và biến mất khỏi tầm mắt của mẹ mình, khiến mẹ chú hoảng hốt tìm kiếm và gọi con.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-8
 Trong tự nhiên, không hiếm những mẹ mìn, chẳng hạn như loài cánh cụt. Những con cánh cụt cái không có con khi nhìn thấy một con cánh cụt con đi lạc sẽ cố gắng dụ dỗ và bắt cóc nó làm con của mình, thể hiện bản năng làm mẹ mạnh mẽ. Tuy vậy, trường hợp của Snow Chick may mắn khi mẹ chú tìm thấy nó kịp thời.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-9
 Sau khi được 2 tháng tuổi, những con cánh cụt con cùng lứa sẽ được đi "nhà trẻ" nơi những con cánh cụt trưởng thành dạy chúng làm cách nào để giữ ấm.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-10
 Lớn thêm một chút nữa, phạm vi hoạt động của Snow Chick xa hơn và cũng khiến con vật gặp nguy hiểm hơn. Trong ảnh là Snow Chick bị một con chim khác tấn công nhưng một lần nữa, chú cánh cụt con lại thoát hiểm, con chim săn mồi chỉ giật được một ít lông tơ của chú.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-11
 Khi thời tiết ấm hơn một chút, tuyết tan, tạo thành những sân trượt băng khổng lồ. Đây cũng là lúc Snow Chick và các bạn được học những kỹ thuật và mánh khóe trượt băng điệu nghệ nhất.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-12
 Khoảng 5 tháng, Snow Chick đã lớn và trở thành một chàng thanh niên, thời điểm này chú đã có thể tiêu hóa 5kg cá một ngày. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà cha mẹ chú rời khỏi chú. Snow Chick buộc phải sống một cuộc sống tự do, đồng nghĩa với tự lo.

Xuc dong khoanh khac chim canh cut con chao doi, truong thanh-Hinh-13
 Các bạn của Snow Chick cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy, chúng chờ đợi cha mẹ mang cá về cho mình những điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Chờ đợi và chờ đợi, cuối cùng Snow Chick và các bạn phải tự thân vận động, chúng rời đi để cứng cáp, trưởng thành và chỉ trở lại khi đã sẵn sàng tìm bạn tình và trở thành những cặp cha mẹ tốt.