Cái chết oan nghiệt của Trương Phi là do Lưu Bị, Khổng Minh?

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực".

Một trong những 'quan niệm' thực tế, khác với trong "Tam Quốc diễn nghĩa", đó là cái chết đầy oan nghiệt của Trương Phi.
Trên thực tế, cái chết của Trương Phi do bị ám sát, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân Phi là "bạo mà vô ơn", thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.
Trương Phi (? - Mất năm 221) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Cai chet oan nghiet cua Truong Phi la do Luu Bi, Khong Minh?
Mãnh Tướng Trương Phi. 
Trương Phi tự là Ích Đức, hay thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc).
Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có, làm nghề bán rượu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở.
Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.
Trương Phi - Hữu dũng, vô mưu
Nhằm giúp cho Lưu Thiện được thuận lợi đăng cơ, bảo vệ thiên hạ của Lưu gia, Lưu Bị đã quyết định "qua cầu rút ván", thanh trừng các "anh em" khác họ là Quan Vũ, Trương Phi.
Lưu Bị đã âm mưu loại trừ Quan Vũ, liệu có khả năng sẽ bỏ qua Trương Phi?
So với Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi không có lập trường chính trị rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt cường hào như Quan Vũ.
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình", cho rằng đại trượng phu thì nên ra giúp nước.
Thêm nữa, con người Trương Phi "quá mức đơn giản". Ông lầm tưởng rằng con cháu của mình cũng cam tâm ở "chiếu dưới", vĩnh viễn trung thành với gia tộc họ Lưu.
Cai chet oan nghiet cua Truong Phi la do Luu Bi, Khong Minh?-Hinh-2
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình". Ảnh minh họa. 
Ông cũng lầm tưởng rằng "anh cả" Lưu bị sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là "huynh đệ khác họ".
Trên thực tế, mô hình huynh đệ kết nghĩa "đồng sinh cộng tử" như La Quán Trung xây dựng chỉ phù hợp với thời đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ, không hợp với thời Hoàng đế chuyên quyền nắm thiên hạ.
Đây có phải là 'dấu hiệu' dẫn đến cái chết đầy oan nghiệt của Trương Phi?
Âm mưu hiểm độc của Lưu Bị
Lưu - Quan - Trương đã "cùng nhau" dựng nên triều đình Thục Hán, thì hậu duệ của bọn họ về lý thuyết phải cùng hưởng quyền kế thừa Hoàng vị, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "lập trưởng không lập ấu, lập hiền không lập ngu".
Cai chet oan nghiet cua Truong Phi la do Luu Bi, Khong Minh?-Hinh-3
 Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào. Ảnh minh họa.
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Vốn đã có sẵn ý đồ thoát khỏi mô hình "chính trị huynh đệ", Lưu Bị đã ngấm ngầm mượn tay Đông Ngô triệt hạ Quan Vũ, rồi dùng danh nghĩa "tầm thù" để hóa giải lời thề "đồng sinh cộng tử".
Lưu Bị là cao thủ dùng người. Ban đầu, Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để "cất cánh". Đến khi đại công sắp thành, lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị "chọn mặt gửi vàng" không ai khác ngoài quân sư Gia Cát Lượng.
Đòn hiểm của Khổng Minh
Gia Cát Lượng cũng không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường "tâm lý chiến" của mình, ông đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những "viên đạn bọc đường".
Với Trương Phi, Khổng Minh cho ông lĩnh quân mai phục, diễn màn "tiếng thét trên cầu Đương Dương đẩy lui trăm vạn Tào binh", chính là giúp Phi khoe được cái "dũng" của mình.
Đến khi Khổng Minh muốn "diệt" Quan Vũ, Trương Phi, ông chỉ cần "thổi phồng" cái Tôi của 2 vị danh tướng này lên.
Khi Quan Vân Trường nhận được địa vị "ngũ hổ thượng tướng đệ nhất dũng" mà Lượng phong tặng đã nói - "Kẻ hiểu ta chính là Khổng Minh".
Nhưng Quan Công không ngờ được đó chính là "độc dược" mà Gia Cát Lượng gieo vào đầu ông, mà tưởng rằng bản thân đích thực là uy chấn thiên hạ rồi.
Trương Phi nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng, cũng tưởng rằng bản thân là "trí thần - tửu thần" vô địch thiên hạ, đánh đâu thắng đó.
Thực chất, cả Quan Vũ và Trương Phi đều đã vui vẻ bước vào "con đường diệt vong" mà Khổng Minh bày sẵn rồi.
Kết cục cay đắng sau cái chết của Trương Phi
Lưu Bị xưng đế 3 năm không hề nhắc đến chuyện báo thù cho Quan Vũ, khiến Trương Phi "mất phương hướng", rồi đến một ngày đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô.
Trong 3 năm đó, Trương Phi đã sớm trở thành "sâu rượu", ý chí tiêu tán, đâu còn là đại tướng lẫy lừng của Thục Hán.
Việc Lưu Bị "nuôi" Trương Phi thành một kẻ nát rượu rồi ra lệnh "cấm rượu" trước ngày phạt Ngô được các học giả hiện đại đánh giá là một "đòn độc" rất cao tay.
Trương Phi là người "ưa mềm không ưa cứng", lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, mà Trương Phi càng ham rượu thì càng lộ rõ tính bạo ngược.
Theo nhiều học giả Trung Quốc, việc Trương Phi bị ám sát trong quân chỉ là màn cuối trong vở kịch mà Lưu Bị và Khổng Minh đã dựng sẵn, khiến Trương Phi "vì ngu dốt mà tự hại mình".
Còn Lưu Bị khi nghe tin thì "òa khóc", có lẽ là khóc vì quá vui mừng.

Gia Cát Lượng, Lưu Bị đẩy Trương Phi đến chỗ chết?

Trương Phi bị tướng lĩnh dưới quyền ám sát vì bất mãn, nhưng một số học giả Trung Quốc cho rằng, Gia Cát Lượng và Lưu Bị có liên quan đến việc này.

Gia Cat Luong Luu Bi day Truong Phi den cho chet
Trương Phi là một danh tướng dũng mãnh nhưng suy nghĩ đơn giản. 
Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được đa số các học giả ngày nay nhận định là chỉ có “bảy phần thực, ba phần hư”.
Theo China News, nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa đưa ra luận điểm cho rằng, tác giả La Quán Trung đã hư cấu hóa nhân vật Quan Vũ và Trương Phi, nhằm che đậy sự thực, phù hợp với hình ảnh Lưu Bị được khắc họa xuyên suốt trong tiểu thuyết.
Vụ ám sát Trương Phi ngoài nguyên nhân chủ quan do bản thân Phi bạo ngược thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của Trương Phi từ nhiều năm trước, ông Uông nói.
Trương Phi và Quan Vũ đều là những người anh em “vào sinh ra tử” cùng Lưu Bị trong những ngày tháng chống Tào khó khăn. Nhưng khi nhà Thục Hán thành lập, Lưu Bị được cho là đã âm mưu loại bỏ hai vị tướng này để đảm bảo Lưu Thiện thuận lợi khi đăng cơ, bảo toàn sự lãnh đạo của nhà Lưu ở nước Thục.
Nếu như Lưu Bị, Gia Cát Lượng dám để Quan Vũ chết tức tưởi, liệu Trương Phi có thoát được số mệnh?, ông Uông đặt câu hỏi. Là một học giả độc lập, ông Uông cảm thấy mình có trách nhiệm tìm kiếm sự thật.
Lưu Bị muốn độc chiếm quyền lực
Gia Cat Luong Luu Bi day Truong Phi den cho chet-Hinh-2
Điển tích "kết nghĩa đào viên" trong Tam quốc diễn nghĩa. 
Sau khi cục diện Tam quốc định hình, mâu thuẫn về tư tưởng giữa Lưu Bị và Quan Vũ ngày càng sâu sắc. Lưu Bị chỉ muốn làm hoàng đế nhà Thục Hán trong khi Quan Vũ chủ trương khôi phục triều đình Đông Hán.
Nội bộ lục đục khiến cho nhà Thục Hán đánh mất đi lợi thế về con người, trước khi đại chiến Xích Bích nổ ra.
Đối với Lưu Bị, Trương Phi không có lập trường quan điểm rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn, cha mất sớm như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt những kẻ bạo chúa như Quan Vũ. Trương Phi gia nhập quân đội hoàn toàn chỉ vì nhiệt huyết, cho rằng phận đại trượng phu nên góp công giúp đất nước.
Không có động cơ rõ ràng nên Trương Phi trung thành với tất cả các thành viên trong Hán tộc, bao gồm cả Lưu Bị. Khi Bị từ chối xưng Hán Trung Vương, Trương Phi cũng khuyên: “Những kẻ khác họ đều mong được xưng đế, huống gì đại ca là chính tông của Hán Triều. Đừng nói làm Hán Trung Vương, tại sao không thể xưng Hoàng đế?”
Học giả Uông Hoành Hoa nhận định, con người Trương Phi quá đơn giản, luôn trung thành với Lưu Bị. Phi cũng lầm tưởng rằng đại ca sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là huynh đệ.
Mô hình anh em kết nghĩa, cùng nhau vào sinh ra tử như La Quán Trung khắc họa chỉ phù hợp với thời điểm đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ. Nhưng không còn phù hợp khi Lưu Bị xưng đế, thành lập nhà Thục Hán.
Ông Uông phân tích, ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã dày công cùng nhau xây dựng nhà Thục Hán thì hậu duệ lẽ ra phải cùng được hưởng quyền kế vị. Nhưng sau này, Quan Hưng và Trương Bào lại quay sang đấu đá nhau.
Gia Cat Luong Luu Bi day Truong Phi den cho chet-Hinh-3
Quan Vũ và Trương Phi là những huynh đệ đi theo Lưu Bị gây dựng sự nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên. 
Điều này cho thấy thế hệ sau không đi theo sự sắp đặt của mối quan hệ huynh đệ từ đời trước, mà dựa vào sức mạnh để giải quyết. Lưu Bị là anh cả, là người bị đe dọa lợi ích trực tiếp vì con trai Lưu Thiện không có năng lực cạnh tranh.
Chưa bàn đến chuyện xưng đế Trung Nguyên, phải chia sẻ ngôi vị lãnh đạo nước Thục với hai họ Quan, Trương là điều mà Lưu Bị không mong muốn, học giải Uông Hoành Hoa nhận định.
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Giống như tổ tiên là Hán Cao Tổ Lưu Bang, Lưu Bị cũng muốn "tận diệt" những mối đe dọa lợi ích đối với bản thân, rồi mới tính chuyện thống nhất Trung Hoa.
Học giả Uông Hoành Hóa nhận định, Lưu Bị là cao thủ trong việc dùng người. Ban đầu, Lưu Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để trở thành hoàng đế Thục hán. Đến khi đại công sắp thành, Bị lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị tin tưởng, lựa chọn cho công việc này không ai khác chính là Gia Cát Lượng.
Cái chết được báo trước
Không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường của mình, Khổng Minh đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những lời nói “mật ngọt”. Đến khi mù quáng về chiến thắng, cả hai bước vào con đường diệt vong từ lúc nào mà không hay.
Gia Cat Luong Luu Bi day Truong Phi den cho chet-Hinh-4
Trương Phi nghiện rượu để rồi mất phương hướng đều nằm trong tính toán của Lưu Bị và Gia Cát Lượng? 

Dự đoán vận thế tháng 9/2017 cho 12 con giáp

(Kiến Thức) - Dự đoán vận thế tháng 9/2017 cho 12 con giáp: Người tuổi Thân, tuổi Sửu, tuổi Hợi sẽ có vận thế suôn sẻ nhất tháng 9.

Du doan van the thang 9/2017 cho 12 con giap

Theo dự đoán vận thế tháng 9/2017 cho 12 con giáp của tác giả Trịnh Vỹ Kiến được đăng tải trên trang Sina (Trung Quốc), vận thế của người tuổi Tý có nhiều biến động. Vận thế chung: 88 điểm. Tình cảm: có nhiều biến động. Sự nghiệp: cơ bản ổn định. Tài vận: không phát sinh vấn đề ngoài ý muốn, có thể bỏ tiền ra đầu tư. Sức khỏe: chú ý sức khỏe người già, trẻ nhỏ trong gia đình. Hướng may mắn: hướng Bắc. Lời khuyên: “đỏ tình đen bạc”.