Cách tắm giúp người Nhật sống thọ, khỏe mạnh

Người Nhật sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ thói quen đơn giản là tắm khoáng nóng.

Shinya Hayasaka, giáo sư tại Đại học Thành phố Tokyo, Nhật Bản, đã nghiên cứu những lợi ích của việc tắm hoặc thư giãn trong suối nước nóng tự nhiên “onsen” đối với sức khỏe trong hơn hai thập kỷ. Đây là liệu pháp giúp con người thư giãn về cả thể chất và tinh thần, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật.
GS Hayasaka cho biết ngâm mình trong nước khoáng nóng ít nhất 38 độ C khiến các động mạch thư giãn và giãn nở, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, mang lại cảm giác phục hồi.
Nhiệt từ nước nóng làm giảm đau, giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh, có thể giúp giảm đau lưng, cứng vai và các loại đau nhức khác. Nhiệt cũng làm mềm các dây chằng giàu collagen bao quanh khớp, khiến chúng dẻo dai hơn và giảm đau khớp.
Theo nghiên cứu, ngâm mình trong bồn tắm giúp ngủ ngon. Đó là vì sức nổi của cơ thể khi ở trong nước giúp giảm căng cơ, cho phép cơ thư giãn.
Ngoài ra, khi ngâm mình trong bồn tắm, nước tạo áp suất thủy tĩnh lên mọi bộ phận trên cơ thể, đặc biệt có lợi cho chân và phần dưới cơ thể, quá trình tuần hoàn được cải thiện.
GS Hayasaka từng hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Chiba để nghiên cứu những lợi ích sức khỏe đối với 14.000 người cao tuổi trong 3 năm. Đáng chú ý, những người tắm khoáng nóng mỗi ngày cần được chăm sóc điều dưỡng ít hơn 30% so với những người tắm 2 lần/tuần hoặc ít hơn.
Cach tam giup nguoi Nhat song tho, khoe manh
Một phụ nữ tắm khoáng nóng tại Matsumoto, Nhật Bản. Ảnh: dw.com 
Kết quả theo dõi sức khỏe 30.000 người trong 20 năm của các nhà khoa học tại Đại học Osaka cũng cho thấy những người tắm mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ hoặc đau tim thấp hơn người khác gần 30%.
Nghiên cứu của Hayasaka cũng chỉ ra rằng tắm thường xuyên giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng nội mô mạch máu. Một số nghiên cứu khác cho rằng nán lại trong bồn tắm có thể cải thiện lưu lượng máu trong não và hiệu quả tinh thần, đồng thời giảm khả năng mắc chứng mất trí nhớ.
Theo thống kê, trung bình phụ nữ Nhật Bản có thể sống tới 87,45 tuổi và đàn ông sẽ đạt 81,41 tuổi. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên số người Nhật từ 100 tuổi trở lên vượt con số 80.000, trong đó phụ nữ chiếm hơn 88%.
Theo bác sĩ Jenelle Kim, người sáng lập Phòng thí nghiệm chăm sóc sức khỏe JBK (San Diego, Mỹ), ngâm mình trong nước, đặc biệt là ngâm nước chứa công thức thảo dược giúp cải thiện lưu thông máu và năng lượng sống.
“Làn da là cơ quan lớn nhất của con người. Khi ngâm mình trong bồn nước ấm, tất cả lỗ chân lông sẽ mở ra, sẵn sàng hấp thụ các đặc tính của thảo mộc được hòa vào nước", bác sĩ Kim nói. Ngoài ra, khoáng chất cùng với các nguyên tố như magie, canxi, natri, sunfat và các nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong nước suối nóng khác có thể là phương pháp làm dịu tâm trí, cơ khớp, cải thiện tiêu hóa và tái cân bằng hữu hiệu ngay tại nhà.

Lý do giúp cựu ngoại trưởng Mỹ sống thọ 100 tuổi

Henry Kissinger vẫn sống thọ dù có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, cuộc sống nhiều áp lực và không tập thể dục.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger vừa qua đời tại nhà riêng ở Mỹ ngày 29/11. Vị chính khách huyền thoại thọ 100 tuổi. Trước đây, Kissinger từng bày tỏ sự ngạc nhiên khi mình sống lâu tới như vậy. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, Kissinger nói: “Làm thế nào tôi có thể sống đến 100 tuổi? Tôi không biết. Tôi không nhắm tới điều đó".

10 lợi ích sức khoẻ của việc tắm nước lạnh không phải ai cũng biết

Tắm nước lạnh còn được gọi là liệu pháp áp lạnh, là một phương pháp trị liệu rất tốt cho sức khỏe như giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi cơ bắp…

Tắm nước lạnh thường được các vận động viên sử dụng sau khi tập luyện hoặc thi đấu cường độ cao để hỗ trợ phục hồi. Bằng cách làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến cơ, nó cũng có thể giúp loại bỏ các chất thải và giảm sưng tấy.

Ngày bạn trai xuất viện, bố mẹ khuyên tôi bỏ gấp

Bố mẹ tôi nhiệt tình chăm sóc con rể tương lai trong bệnh viện, thế mà ngày anh ấy xuất viện lại muốn tôi chia tay là sao?

Nếu không có vụ tai nạn xảy ra thì tôi và Nghiêm đã là vợ chồng từ tuần trước. Nhưng khi chúng tôi dự định về quê nội đăng ký kết hôn thì gặp tai nạn. Hôm ấy trời mưa, đường trơn trượt, bạn trai lại phóng nhanh nên bị té ngã.

Tôi bị trầy xước chân tay không có gì đáng lo ngại. Bạn trai bị chấn thương sọ não nhẹ, gãy chân và tay, phải nằm viện điều trị 2 tuần. Trong thời gian Nghiêm nằm viện tôi ở lại chăm sóc. Bố mẹ tôi ngày nào cũng vào thăm và đưa đồ ăn tối. Gia đình Nghiêm ở quê, anh em không ra phục vụ được chỉ có mỗi mẹ anh ấy.