Cách làm chanh muối đơn giản giải nhiệt mùa hè

(Kiến Thức) - Chanh muối không chỉ là loại đồ uống giải nhiệt mùa hè cực tốt mà nó còn giúp giã rượu rất nhanh cũng như nhiều tác dụng tốt khác.

Nguyên liệu:
Chanh tươi: 1kg nên chọn những quả chanh vỏ mỏng, bóng láng vỏ có màu vàng nhạt là chanh già.
Muối1kg
Một lượng phèn chua vừa phải.
 
Cách làm:
Chanh tươi sau khi mua về, đổ ra rổ nhỏ chà với một chút muối cho vỏ chanh ra bớt tinh dầu và dễ ngấm muối và giúp cho chanh bớt đắng khi muối. Sau khi chà chanh xong thì rửa lại với nước sạch nhiều lần.
Chà chanh để bớt cay.
 Chà chanh để bớt cay.
Bạn lấy 2 thìa cafe phèn chua pha với 1 lít nước và 1 thìa súp muối hạt, sau đó đun sôi nước lên, thả chanh vào chần qua rồi vớt ra ngay. 
Trần chanh với phèn chua và chút nước muối đun sôi.
 Trần chanh với phèn chua và chút nước muối đun sôi.
Phèn chua sẽ giúp chanh có màu trắng và vỏ chanh khi muối xong sẽ giòn, không bở.
Ngâm chanh trong nước phèn chua nguội nửa ngày.
 Ngâm chanh trong nước phèn chua nguội nửa ngày.
Nấu 1 lít nước với phần muối còn lại lọc cho hết bọt đen, để nguội, lọc hết cặn muối.. 
Để ráo chanh.
 Để ráo chanh.
Bạn hãy thử độ mặn của muối bằng cách thả vài hạt cơm vào nước muối, nếu cơm chìm là còn nhạt, hạt cơm nổi lên thì mới đạt yêu cầu về độ mặn.
Cho vào lọ muối và thưởng thức sau 1 tháng.
 Cho vào lọ muối và thưởng thức sau 1 tháng.
Chờ nước muối nguội đổ ngập lên chanh. Dùng que tre gài chanh chìm xuống nước muối để chanh không bị váng và hỏng, khoảng 1 tháng sau là dùng được.

Dân văn phòng dễ bị giãn tĩnh mạch vì ngồi lâu

(Kiến Thức) - Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp, nữ giới chiếm tới 70% do ngồi nhiều, thường xuyên mang giầy cao gót, ít vận động, béo phì, dùng các loại thức ăn ít chất xơ, táo bón... 

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam đang phẫu thuật cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam đang phẫu thuật cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần. 
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TPHCM cho biết, bệnh về mạch máu mà nữ nhân viên văn phòng hay mắc là bệnh suy và giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính. "Mới đây nhất, tôi đã tiếp nhận bệnh nhân một bệnh nhân Lê H. N. T. (35 tuổi ở quận 6, TPHCM), làm thư ký giám đốc, thường xuyên ngồi trước máy tính. Bệnh nhân N.T. đã sinh hai lần, sau lần mang thai đầu tiên chân bị sưng phù, các tĩnh mạch chi dưới nổi ngoằn ngoèo. Sau sinh thì tình trạng trên có giảm, nhưng từ lần mang thai thứ hai bị nặng hơn. Một năm sau sinh, bệnh nhân vẫn còn mang giầy cao gót. Cô đã được chỉ định phẫu thuật bằng sóng cao tần lấy bỏ các tĩnh mạch bị giãn", PGS.TS Nguyễn Hoài Nam kể.

4 động tác đơn giản phòng trị viêm quanh khớp vai

(Kiến Thức) - Viêm quanh khớp vai thuộc phạm vi chứng kiên tý của y học cổ truyền chủ yếu do tổn thương gân, dây chằng và bao khớp, làm cho bệnh nhân đau hạn chế vận động... N

Bài tập
Động tác dạng khép khớp vai: Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế hai tay buông dọc theo cơ thể, nhẹ nhàng từ từ đưa cánh tay bên bệnh ngang bằng với vai, giữ nguyên ở tư thế đó 30 giây rồi từ từ đưa về vị trí ban đầu. Làm động tác này 10 - 15 lần, mỗi ngày 2 - 3 lần.