Các vụ đại án: Điểm tên các quan chức nhận hối lộ

Cuối năm 2021 và năm 2022, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến các đại án được Bộ Công an khởi tố điều tra. 

Các vụ án lớn có thể kể đến như vụ "chuyến bay giải cứu", vụ nâng giá kit test của Công ty Việt Á hay vụ án xảy ra tại Công ty AIC. Trong các vụ án nêu trên, nhiều cán bộ giữ trọng trách lớn trong các bộ, ngành, địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ.

Hàng trăm nghìn USD hối lộ vụ "chuyến bay giải cứu"

Với vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao và các đơn vị, địa phương liên quan khi thực hiện "chuyến bay giải cứu", sau hơn một năm, cơ quan điều tra đã khởi tố 41 bị can.

Các bị can bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ có thể kể đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Hàng loạt đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola cũng bị khởi tố về tội danh này.

Cac vu dai an: Diem ten cac quan chuc nhan hoi lo

Loạt bị can bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ. Ảnh: Bộ Công an.

Các ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực; Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Trần Văn Dự, nguyên Cục phó Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cũng bị cáo buộc nhận hối lộ.

Được biết, các chuyến bay giải cứu được thực hiện từ tháng 12/2020 với tổ công tác gồm 5 bộ gồm: Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng.

Theo Bộ Công an, sai phạm phát sinh trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, trong đợt dịch Covid-19, có khoảng 2.000 chuyến bay được thực hiện, số tiền nghi đưa nhận hối lộ lên đến hàng trăm nghìn USD. Hiện nay, cơ quan điều tra đã phong tỏa, kê biên, bị can nộp khắc phục hậu quả trong vụ án là 80 tỷ đồng.

800 tỷ bôi trơn

Sau hơn một năm điều tra, vụ án nâng giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á (công ty Việt Á), Cơ quan cảnh sát điều tra (C03-Bộ Công an) đến nay đã khởi tố hơn 100 bị can có liên quan với các cáo buộc vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ.

Với cáo buộc nhận hối lộ, hàng loạt giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, TP bị khởi tố, bắt tạm giam.

Đầu tiên là ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương bị khởi tố bắt tạm giam với cáo buộc nhận "hoa hồng" từ Việt Á gần 30 tỷ đồng (thông qua 5 hợp đồng trị giá 151 tỷ đồng). Sau ông Tuyến, ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc CDC Hà Giang, cùng hai thuộc cấp bị bắt với cáo buộc nhận hơn một tỷ đồng của Việt Á.

Cac vu dai an: Diem ten cac quan chuc nhan hoi lo-Hinh-2

Phan Quốc Việt (trái) và Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến. Ảnh: Bộ Công an

Bà Trương Thị Bảo Trân (nhân viên phòng Vật tư Bệnh viện Thủ Đức), ông Lò Văn Chiến, nguyên Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cũng bị bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.

Trong hơn 100 người bị khởi tố liên quan đến Công ty Việt Á, có 3 nguyên Ủy viên T.Ư Đảng gồm: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Cựu bí thư, chủ tịch tỉnh nhận hối lộ chục tỷ đồng

Sáng 4/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và các bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) và những đơn vị liên quan.

Hội đồng xét xử tuyên mức hình phạt tù đối với ông Trần Đình Thành 11 năm tù và ông Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội nhận hối lộ.

Cac vu dai an: Diem ten cac quan chuc nhan hoi lo-Hinh-3

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (trái) và Trần Đình Thành. Ảnh: Bộ Công an

Tại tòa, ông Thành khai nhận hối lộ 6 lần, trong đó 2 lần nhận tại trụ sở Tỉnh ủy Đồng Nai và 4 lần tại Công ty AIC. Tổng số tiền nhận là 14,5 tỷ đồng. Còn bị cáo Thái khai nhận 14 lần từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC và dàn cán bộ nhân viên của Công ty AIC, tổng số tiền nhận 14,5 tỷ đồng.

Theo tài liệu, dù biết rõ Công ty AIC không đủ năng lực, nhưng để công ty trúng thầu tại dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn đã thiết lập quan hệ với dàn lãnh đạo tỉnh. Sau đó, bà Nhàn câu kết, thông đồng với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế… tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu, thu lợi bất chính gần 150 tỷ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Việt Á, bị can Phan Quốc Việt khai kiếm lãi 4.000 tỷ, bôi trơn khoảng 800 tỷ. Các bị can tại Công ty Việt Á còn dùng nhiều phương thức để chuyển tiền cho các lãnh đạo CDC một số tỉnh thành, có cả chuyển qua tài khoản chính chủ và tài khoản nhờ của người nhà (như vợ, mẹ vợ, em vợ của người nhận) và cả đưa trực tiếp bằng tiền mặt.

Tại cuộc họp báo đầu năm 2023, ông Xô cho biết, liên quan đến vụ án Việt Á, cơ quan điều tra cố gắng kết thúc điều tra trong quý 1/2023. Tuy nhiên, ông Tô Ân Xô cũng cho biết "án tại hồ sơ nên về cơ bản mục tiêu đề ra như thế, nhưng không loại trừ khả năng có thêm tình tiết mới".

Cac vu dai an: Diem ten cac quan chuc nhan hoi lo-Hinh-4 

Những món dân dã nhưng ngon quên lối về của Hà Tĩnh

(VietnamDaily) - Hà Tĩnh khiến bao người lưu luyến bởi những món đặc sản dân dã, đậm đà.

Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh

Hến bánh đa ở Đức Thọ thực sự là một món đặc sản dân dã của Hà Tĩnh. Hến ở đây có vị ngọt, khi xào với giá và xúc cùng bánh đa vừng thì tất cả hòa quyện thành hương vị khó quên, thơm ngọt và bùi. Nếu một lần đến Đức Thọ thì hãy thưởng thức thứ quà quê dân dã này nhé. Giá của nó chỉ vào khoảng 50.000 đồng/đĩa. Ảnh: Vntrip.

Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-2
Gỏi cá đục: Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Ảnh: Nghệ Tĩnh.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-3
Mực nhảy Vũng Áng: Vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là khu kinh tế cảng biển sầm uất, sôi động, non nước hữu tình nổi tiếng với món hải sản có tên là mực nhảy. Mực ở đây khá to con, được chế biến ngay sau khi đánh bắt, vẫn giữ nguyên được độ tươi. Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-4
Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước. Ảnh: Motthegioi.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-5
Ram bánh mướt: Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa hai loại khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Ảnh: Internet.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-6
Cuốn ram với bánh mướt chấm với nước mắm tỏi ớt rồi ăn ta sẽ thấy hương vị không thể chê vào đâu được. Nếu bánh cuốn ram ăn vào buổi sáng sớm thì ram rau sống lại ăn bất cứ khi nào. Ảnh: Vinavivu. 
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-7

Kẹo cu đơ là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh có hình tròn như chiếc gương. Nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng cu đơ lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Ảnh: Foody.

Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-8
Nếu có dịp ghé Hà Tĩnh, bạn hãy nhớ mua món đặc sản này về làm quà. Vị ngọt của cu đơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu thương chịu khó của người dân nơi đây. Ảnh: Internet.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-9
Bánh đa vừng: Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là bánh đa. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội…Ảnh: Đặc sản Vina.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-10
Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán. Ảnh: Internet.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-11
Cam bù Hương Sơn là một trong những đặc sản Hà Tĩnh lừng danh, được trồng chủ yếu ở 12 xã trong huyện, gồm: Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phúc, Sơn Phú, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Quang, Sơn Diệm, Sơn Lâm, Sơn Kim. Ảnh: Nhadautu.vn.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-12
Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây. Ảnh: Dân Việt.
Nhung mon dan da nhung ngon quen loi ve cua Ha Tinh-Hinh-13
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Ảnh: Baohatinh. 

Video "Top 7 món ngon nhất chế biến từ cá lóc". Nguồn: Toplist.

Người đẹp Tina Dương bị đề nghị truy tố bao nhiêu tội danh?

(Vietnamdaily) - Ngoài tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Tina Dương - Ninh Thị Vân Anh còn bị công an đề nghị truy tố thêm tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Ninh Thị Vân Anh (tức Tina Dương, 28 tuổi, ngụ tỉnh Bắc Giang) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo kết luận điều tra, ngày 24/1/2022, Ninh Thị Vân Anh gọi điện cho Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Gia Đình Việt (Công ty Gia Đình Việt, trụ sở TP.HCM) thuê ôtô tự lái và yêu cầu giao tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, thời gian thuê 3 tháng với giá 45 triệu đồng. 

Vụ án Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Những việc nhạy cảm khi điều tra hệ sinh thái này

Theo thông tin từ Bộ trưởng Công an, Chính phủ nhiều lần đề xuất đưa các tổ chức liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện kiểm soát đặc biệt.

Theo thông tin từ Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03 - Bộ Công an), liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, đến nay Bộ Công an đã khởi tố 2 vụ án, 27 bị can để điều tra.

Tiến trình điều tra hiện vẫn đang diễn ra. Đại tá Hà nói, hiện chưa thể công bố danh tính và tội danh của các bị can bị khởi tố.

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay

Bị can Trương Mỹ Lan. Ảnh: Bộ Công an

Giai đoạn đầu điều tra, tháng 10/2022, Bộ Công an thông tin khởi tố 4 bị can, trong đó có bà Trương Mỹ Lan (67 tuổi) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Huệ Vân (35 tuổi) - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor… tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mở rộng điều tra sau đó, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giữ thêm nhiều người khác.

Bộ Công an chỉ thông tin, bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân liên quan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong các năm 2018, 2019.

Vụ án xuất phát từ việc phát hành, mua bán trái phiếu xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông - một “tập đoàn con” trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Khi vào cuộc, Bộ Công an đã điều tra toàn diện số lượng công ty rất lớn trong hệ sinh thái này.

Mới đây, từ đề nghị của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo về việc tạm dừng mọi hoạt động liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp đối với cổ phần, vốn góp của 762 công ty có đăng ký mã số thuế trên địa bàn và 14 cá nhân liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay-Hinh-2

Vạn Thịnh Phát ban đầu kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn nhưng nhanh chóng phát triển thành tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu. Ảnh: Website Vạn Thịnh Phát

Ngoài ra, từ chỉ đạo của Bộ Công an, An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM rà soát, nguồn gốc thông tin của 156 bất động sản có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Rất nhiều bất động sản trong danh sách này nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, quận 3…

Vụ án khó, tác động lớn diễn biến thị trường

Khi thông tin về vụ án, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an từng nói, quá trình tố tụng, có bị can và một số người liên quan, đã qua đời do đột tử. Điều này gây thêm một vài khó khăn cho quá trình điều tra nhưng với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật, chắc chắn vụ việc vẫn sẽ được làm rõ, đúng pháp luật.

Và ông nhấn mạnh: "Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước được báo cáo cũng thống nhất đây là vụ án rất khó. Khó nhưng phải làm và càng khó càng phải quyết tâm làm".

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay-Hinh-3

Trung tướng Tô Ân Xô. Ảnh: Tư liệu

Báo CAND dẫn lời Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an khi nói về các vụ án nổi cộm trong năm qua, trong đó có vụ Vạn Thịnh Phát, tại cuộc gặp đầu năm 2023 với các cán bộ cấp cao của lực lượng CAND đã nghỉ hưu ở khu vực TP.HCM.

Cụ thể, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công an TP.HCM và Bộ Công an đã vào cuộc nắm tình hình, xác minh, điều tra khoảng 4 - 5 năm nay.

Trước đó, nắm bắt được những vấn đề, xác định quy mô của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rất lớn, có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, tài chính cả nước nên Chính phủ đã hai lần thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng liên quan đến hệ thống sinh thái của tập đoàn này nhưng không thành công.

Theo thông tin từ Bộ trưởng Công an, Chính phủ nhiều lần đề xuất đưa các tổ chức liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhưng mỗi lần như vậy, hệ thống tài chính, tài sản của tập đoàn này càng phình to ra, trong đó tổ chức tín dụng liên quan càng có doanh số huy động lớn, từ nhiều nguồn.

Huy động nguồn lực từ xã hội của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát qua các kênh tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn nhưng sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này rất hạn chế.

Bộ trưởng Công an còn nói về sự nhạy cảm khi điều tra. Cụ thể, khi thực hiện các bước tố tụng lực lượng công an đã xem xét nhiều khía cạnh. Lực lượng chức năng đã phải tính toán đến cả phương án phối hợp xử lý ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ từ vụ việc này… Nhờ vậy, mọi vấn đề đã được kiểm soát tích cực.