Các chủ doanh nghiệp nên làm gì trong đại dịch Covid-19?

(Vietnamdaily) - Đại dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp thay đổi cách thức hoạt động của mình, phổ biến nhất chính là cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Qua đó dùng công nghệ để quản lý nhân viên từ xa.

Covid-19 chính thức trở thành một đại dịch và nó khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách làm việc. Phần lớn cách doanh nghiệp ở Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nga đã khuyến nghị nhân viên nên làm việc tại nhà, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với các chủ doanh nghiệp đã quen với việc quản lý các dự án, nhân viên từ một văn phòng thông thường, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức mới. Làm sao để một người có thể quản lý hiệu quả các quy trình, hoạt động và nhân viên thông qua việc sử dụng công nghệ?
Sự thay đổi đột ngột này là không thể lường trước được, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên.
Mặc dù đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ thay đổi rõ rệt cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong tương lai, nhưng nó cũng mang lại những cơ hội cho các nhà tư vấn quản lý nhân sự, điều đã được vạch ra từ 10 năm nay "Đầu tư vào công nghệ làm việc tại nhà".
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới lao đao. Lối thoát duy nhất là dạy cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thích nghi với hiện tượng mới này. Dưới đây là một số cách để giúp chủ doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện nay.
Cac chu doanh nghiep nen lam gi trong dai dich Covid-19?
 Làm việc tại nhà là xu thế trong thời kỳ dịch Covid-19.
Đặt mục tiêu mới
Chủ doanh nghiệp nên làm rõ mục tiêu mới và vai trò công việc cho toàn bộ nhân viên. Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh là một động thái tuyệt vời để hiểu được các hoạt động kinh doanh tổng thể, quy trình công việc và hiệu suất.
Các nhà quản lý doanh nghiệp nên đảm bảo mỗi nhân viên hiểu được kịch bản mà công ty đang đối mặt, và tương lai công ty sẽ như thế nào. Từ đó đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn tổng thế mới.
Mục tiêu mới có thể là các mục tiêu kinh doanh mới và phân khúc thị trường mới. Rõ ràng kinh doanh tổng thể hiệu quả sẽ giúp hiệu suất lợi nhuận tốt hơn và giúp nhân viên có động lực hơn với công việc.
Giao tiếp
Giao tiếp được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho thành công của doanh nghiệp, nhưng nó còn quan trọng hơn khi phải là việc từ xa. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định và tiếp cận với các nhân viên.
Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review cho thấy hơn 45% nhân viên từ xa tin rằng các nhà quản lý thành công thường xuyên liên lạc với họ về tất cả các khía cạnh của công việc.
Một mẹo khác là giữ tên và ảnh của tất cả các thành viên trong nhóm gần bạn và tự hỏi mình 'Tôi đã liên lạc với nhân viên X và Y hôm nay chưa?' Điều này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lại bất kỳ nhân viên nào trong thời gian khủng hoảng này,
Kết nối
Để giải quyết thách thức trong quản lý thời dịch Covid-19, các chủ doanh nghiệp nên dành thời gian để tương tác với nhân viên.
Nhân viên khi làm việc tại nhà rất có thể sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi và bị phân biệt đối xử, điều này làm giảm hiệu suất công việc. Bản thân các chủ doanh nghiệp không quen tiến hành các cuộc họp ảo có thể cảm thấy căng thẳng trong việc quản lý công việc và nhân viên một cách có trật tự.
Mẹo ở đây là nên lắng nhe nhân viên, tin tưởng và tạo cho họ cảm giác tôn trọng bằng cách sử dụng các câu hỏi han trong cuộc gọi, hãy hỏi nhân viên tình hình sức khoẻ, và gia đình như thế nào, điều này sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và tạo hiệu suất công việc tốt hơn.
Không để chậm trễ quá trình chuyển đổi
Điều quan trọng các chủ doanh nghiệp phải sỡ hữu được hạ tầng công nghệ cơ bản sớm nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng tất cả nhân viên đều có thể truy cập vào công nghệ cần thiết.
Liệt kê danh sách ai có máy tính xách tay? Đặt lình trình và thời gian quản lý thế nào? Có nên chuyển thời gian làm việc 8 giờ hành chính sang bất kỳ lúc nào không? Những nhân viên không có máy tính xách tay hoặc smartphone sẽ thế nào?. Các chủ doanh nghiệp nên đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên đều có quyền truy cập đầy đủ vào công nghệ, để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.

Chiều nay Việt kiều Mỹ nhiễm COVID-19 sẽ xuất viện

(VietnamDaily) - Bộ Y tế thông báo 15/16 ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã được điều trị khỏi. Dự kiến chiều nay (21/2), ca thứ 15 chữa khỏi bệnh là Việt kiều Mỹ sẽ được xuất viện.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông báo ca nhiễm COVID-19 Tạ Hòa Kiến, 73 tuổi, Việt kiều quốc tịch Mỹ, đã hoàn toàn khỏe mạnh và đủ điều kiện để được xuất viện. Dự kiến, bệnh nhân sẽ xuất viện vào chiều ngày 21/2.
Chieu nay Viet kieu My nhiem COVID-19 se xuat vien
Bệnh nhân Tạ Hòa Kiến hoàn toàn mạnh khỏe và chờ được xuất viện. Ảnh: Suckhoedoisong. 

Phòng cách ly đặc biệt điều trị bệnh nhân Covid-19 thứ 17 có gì?

(VietnamDaily) - Bệnh nhân thứ 17 đang cách ly điều trị tại phòng áp lực âm ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều bệnh nhân Covid-19 khác trên cả nước cũng được cách ly trong căn phòng đặc biệt này.

Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?

Virus corona có thể lây lan giữa phòng bệnh này với phòng bệnh khác. Để ngăn chăn mầm bệnh lây nhiễm từ bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện đã xây những phòng cách ly đặc biệt được gọi là phòng áp lực âm.

Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-2
Bệnh nhân Covid-19 thứ 17 và nhiều ca nhiễm Covid-19 khác cũng đang cách ly điều trị tại những phòng áp lực âm tại các bệnh viện của Việt Nam.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-3
Phòng áp lực âm là một căn phòng có áp suất thấp hơn xung quanh, nơi không khí chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra qua phía đó.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-4
Nếu có một bệnh nhân nhiễm Covid-19 được cách ly trong phòng áp lực âm, các giọt bắn chứa virus của họ sẽ không thể nào lội ngược dòng không khí này để thoát ra bên ngoài cửa được. Lúc này, hiện tượng lây nhiễm chéo qua dòng không khí giữa các bệnh nhân sẽ được dập tắt.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-5
Các căn phòng áp lực âm như thế này thường được xây dựng trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm của bệnh viện. Nó thường được sử dụng để cách ly các bệnh nhân lao, sởi, thủy đậu, cúm, SARS, Ebola và Covid-19.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-6
Phòng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm hai phòng là phòng đệm và phòng chính. Không khí từ bên ngoài đi qua phòng đệm vào phòng chính và ra ngoài qua khu vệ sinh của bệnh nhân. Phòng được đóng pano tường, trang bị hệ thống kiểm soát áp suất và điều khiển nhiệt độ, bộ lọc Hepa, hệ thống dẫn khí, giúp duy trì áp suất âm từ phòng này sang phòng kia.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-7
Ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện, cho biết phòng cách ly được thiết kế hiện đại với hai lớp cửa. Khi cửa này mở thì cửa kia phải đóng, không thể mở cả hai cùng lúc.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-8
 
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-9
"Không khí chỉ lưu thông một chiều, áp lực âm hút không khí vào bên trong rồi chạy ra ngoài qua màng lọc cực kỳ đặc biệt, lọc được cả virus rất nhỏ", bác sĩ Châu giải thích. Thiết kế này nhằm đảm bảo mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-10
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết phòng cách ly áp lực âm có hệ thống monitor kết nối từ phòng bệnh ra bên ngoài với thông số bệnh nhân về nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim... Bệnh nhân cũng có thể trao đổi cùng các y bác sĩ bằng điện đàm khi cần.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-11
Từ bên ngoài, các bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân liên tục qua hệ thống camera. Phòng áp lực âm chỉ sử dụng trong điều trị những ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm rất cao, luôn sáng đèn 24 giờ.
Phong cach ly dac biet dieu tri benh nhan Covid-19 thu 17 co gi?-Hinh-12
Bên trong phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn nên người chăm sóc bệnh nhân phải mặc áo bảo hộ và đeo khẩu trang phòng bệnh. Ảnh: Internet. 

Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.

Ảnh hưởng của Covid-19, Euro 2020 được hoãn sang thời gian nào?

(VietnamDaily) - Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, LĐBĐ châu Âu (UEFA) mới đây đã đưa ra thông tin chính thức hoãn Euro 2020 và ấn định thời gian giải đấu cao nhất cấp ĐTQG tại "lục địa già" khởi tranh.

Mới đây, với diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, LĐBĐ châu Âu (UEFA) đã phải ngồi lại với nhau để bàn xem việc có nên hoãn Euro 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2020.
Cuộc họp của UEFA được thực hiện thông qua hình thức họp qua video diễn ra vào chiều ngày 17/3. Tham dự cuộc họp để bàn đến việc có hoãn Euro 2020 vì dịch Covid-19 có Hiệp hội Câu lạc bộ châu Âu (ECA), đại diện cho 250 CLB khắp châu Âu, 55 liên đoàn thành viên của UEFA.