Các ca tái dương tính COVID-19 ở Việt Nam có nguy hiểm?

Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp tái dương tính trở lại sau vài ngày, thậm chí sau một tháng rưỡi xuất viện. Vậy, các ca này có lây bệnh cho cộng đồng?

Hà Nội vừa công bố bệnh nhân 348 ở quận Bắc Từ Liêm dương tính trở lại sau 15 ngày xuất viện, Quảng Nam ghi nhận ca bệnh 564 tái dương tính sau 4 ngày khỏi bệnh, TP.HCM cũng ghi nhận các ca 368, 397, 1007 tái dương tính …

Hay trường hợp bệnh nhân 930, từng mắc COVID-19 tại Nga từ tháng 6, tuy nhiên ngày 10/8 khi xét nghiệm tại Việt Nam vẫn cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trong giai đoạn trước đó, Việt Nam cũng từng ghi nhận hơn 20 ca tái dương tính với SARS-CoV-2.

Bên trong phòng nuôi cấy virus SARS-CoV-2 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: T.Hà

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, việc xuất hiện các ca bệnh COVID-19 tái dương tính không phải là vấn đề mới, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận rất nhiều, do vậy người dân không nên quá lo lắng.

“Khi theo dõi dịch tễ các ca tái dương tính ở Nhật Bản, Trung Quốc… đều không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người F1 tiếp xúc gần cũng hoàn toàn âm tính”, GS Kính nói.

Hầu hết những trường hợp tái dương tính không có dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.

“Tại Việt Nam, khi nuôi cấy lại virus từ những ca tái dương tính, virus không phát triển. Xét nghiệm F1 cũng không ai bị nhiễm. Qua theo dõi đến nay những ca tái dương tính đều không lây nhiễm cho cộng đồng”, GS Kính thông tin.

Theo GS Kính, xét nghiệm Realtime RT-PCR có độ nhạy lên tới 98% nhưng chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus. Do đó, nhiều khả năng các trường hợp xét nghiệm tái dương chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích thêm, virus SARS-CoV-2 muốn lây được sang cho người khác cần có 3 yếu tố: Thứ nhất, virus phải khoẻ; thứ hai, phải nhân lên và có nồng độ nhất định; thứ ba, lây cho người yếu, vì nếu người khoẻ, khi virus vào cơ thể sẽ bị đánh bật và bị tiêu diệt luôn.

Tuy nhiên kết quả nuôi cấy virus từ các ca dương tính trong suốt 1 tuần không thấy nhân lên, không đủ nồng độ lây nhiễm cho tế bào hay khuyếch đại lên tế bào nên không có khả năng lây cho người khác.

Để hạn chế các trường hợp tái dương tính, trong bản cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất, Bộ Y tế đã nâng tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh của bệnh nhân, yêu cầu xét nghiệm liên tiếp 3 lần âm tính thay vì 2 lần như trước đây.

Điểm danh 3 kim loại độc hại có trong thực phẩm

(Kiến Thức) - Asen, chì và thủy ngân là 3 kim loại nặng độc hại có thể ẩn chứa trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Những kim loại này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
 

Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham
 Asen là một trong những yếu tố độc hại nhất có thể được tìm thấy. Con người có thể tiếp xúc với nó thông qua thực phẩm, nước và không khí. Ảnh: wikimedia.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-2
 Liều lượng tối đa asen có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05 mg/kg thể trọng. Ảnh: moitruongcasa.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-3
 Người bị ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài có các triệu chứng như mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai,...Ảnh: moitruong.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-4
 Chì cũng là một kim loại nặng có khả năng gây độc đối với tất cả các cơ quan của cơ thể người. Ảnh: jes.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-5
 Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng. Ảnh: vinmec.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-6
 Khi bị hít hay nuốt phải, sự nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan của cơ thể như hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản, phát triển và xương khớp. Ảnh: dantri.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-7
 Bên cạnh asen và chì, thủy ngân là kim loại nặng xuất hiện nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá kiếm,...Ảnh: vinmec.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-8
 Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Ảnh: vinmec.
Diem danh 3 kim loai doc hai co trong thuc pham-Hinh-9
 Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ảnh: miro.

Sáng 25/8, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc

(Kiến Thức) - Bản tin 6h sáng ngày 25/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đây là sáng thứ 5 liên tiếp không có ca bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 146 ca âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2

Số ca mắc ở Việt Nam: