Cá hồi Sapa rẻ không thể tin được

Cá hồi Sapa hiện đang được thương lái gom mua với giá chỉ khoảng 200.000 đồng/kg, thậm chí có nơi địa hình xa xôi hơn một tý thì giá còn rớt xuống 150.000 đồng/kg.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách du lịch lên Sa Pa, Lào Cai giảm mạnh, hoạt động của các nhà hàng, khách sạn khó khăn khiến cho các trang trại nuôi cá hồi điêu đứng bởi không có nơi tiêu thụ dù đang vào mùa thu hoạch.

Không có khách du lịch cũng đồng nghĩa với việc không có người ăn cá hồi trong khi tiêu thụ tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn.

Trong khi, cá lớn dần mà người dân thì vẫn phải duy trì thức ăn hằng ngày cho cá. Mỗi ngày, mỗi hộ nuôi chi tiền thức ăn cho cá cũng lên tới cả triệu đồng vì đây là thức ăn nhập khẩu.

Ca hoi Sapa re khong the tin duoc

Sa Pa không bóng du khách, nhà hàng, khách sạn đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. Hệ luỵ là các hộ dân nuôi cá hồi có nguy cơ vỡ nợ vì không bán được cá.Ảnh: VnExpress

Ông Nguyễn Văn Lũy ở thôn Can Hồ (xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa) cho biết trên báo Nông nghiệp, cá hồi đã đến ngày xuất bán để thu hồi vốn thế nên giữ cá lại ngày nào thì lỗ ngày ấy vì tiền thức ăn cho cá rất tốn kém.

Với 20 tấn cá hồi còn tồn như của nhà ông Luỹ thì chỉ riêng tiền thức ăn cũng lên tới cả chục triệu đồng mỗi ngày. Trong khi, giá cá hồi đã xuống quá thấp chỉ còn khoảng 160 nghìn đồng/kg.

Cùng tâm trạng với ông Lũy, chị Hoa cũng ở Sa Pa đang có 10 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Nếu chi dè sẻn, mỗi tháng gia đình chị mất khoảng 220 triệu đồng tiền thức ăn nuôi cá, giờ cá đến lứa bán không biết bán cho ai. Còn nếu để lại, chi phí đội lên cao, có thể mất trắng cả tỷ đồng.

Hiện tại, chị Hoa đang bán sỉ với giá 180.000 đồng một kg nếu mua từ 70 kg. Với mức giá này chị cho biết lỗ khoảng 30.000 đồng.

Ca hoi Sapa re khong the tin duoc-Hinh-2

Khu vực nuôi cá hồi của người dân thôn Kim Ngan, xã Ngũ Chỉ Sơn. Ảnh: Báo Lào Cai

Có những nơi xa xôi, đường vào khó khăn hơn giá cá hồi bán sỉ thậm chí còn rớt xuống 150.000 đồng/kg, chẳng hạn như ở thôn Kim Ngan, xã Ngũ Chỉ Sơn - nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi cá hồi ở Sa Pa. Các trang trại nuôi cá hồi ở đây cũng đang tồn trung bình 1 - 2 tấn cá thương phẩm, cá biệt có trang tại tồn đến 5 tấn, trong khi đó tiền mua thức ăn hàng ngày cho cá hết hơn 1 triệu đồng.

Trên các hội nhóm online, có thể thấy nhiều người đang kêu gọi giải cứu cá hồi với mức giá khá rẻ, chỉ từ 200.000 đồng cho tới chưa đầy 300.000 đồng/kg. Cá có thể còn nguyên con hoặc đã được hỗ trợ làm sạch, đóng túi hút chân không.

Ca hoi Sapa re khong the tin duoc-Hinh-3

Cá hồi Sapa được nhiều bà nội trợ gom hàng mua về bán.

Nhiều năm qua, các cơ sở nuôi cá nước lạnh Sa Pa phần lớn phục vụ nhu cầu khách du lịch, giá bán cũng tương đối cao nên thị trường bình dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giá đã xuống thấp nhiều người đã tranh thủ mua để gia đình được thưởng thức món cá bổ dưỡng này.

Dù giá cá hồi Sa Pa đang xuống thấp hơn nhiều so với cá hồi nhập khẩu, nhưng không ít ý kiến cho rằng cá được nuôi theo kiểu công nghiệp nên trọng lượng nhỏ, màu sắc nhạt hơn, mùi vị cũng kém hấp dẫn hơn. Vì vậy, cá hồi Sa Pa phù hợp với hình thức tẩm ướp, chế biến thay vì ăn sống trực tiếp.

Thịt lợn tăng chóng mặt, dân chuyển sang món này, vừa ngon vừa rẻ

Hai vlogger Trung Quốc đã tìm ra giải pháp hoàn hảo giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung thịt đỏ cho các bữa ăn cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề thịt lợn tăng giá quá cao tại Trung Quốc.
 

Nằm ở rìa của những ngọn núi được bao phủ bởi rừng tre ở Ganzhou, tỉnh Giang Tây là một làng nhỏ, nơi có thể là chìa khóa giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung thịt đỏ cho người dân cũng như hạn chế đà tăng giá liên tục của thịt lợn. Nơi đây nuôi một loài động vật ít được biết đến trong các bữa ăn: chuột tre.
Thit lon tang chong mat, dan chuyen sang mon nay, vua ngon vua re
Chuột tre có thể là chìa khóa cho vấn đề thiếu thịt của Trung Quốc (nguồn: CNA)
Thường được mọi người nuôi như thú cưng trong gia đình, loài gặm nhấm có tốc độ di chuyển siêu chậm này trông giống như những con chuột lang dễ thương, tuy nhiên hai vlogger tại Trung Quốc trong trang trại này đang nuôi chúng với vai trò là nguồn cung thực phẩm cho rất nhiều tỉnh tại Trung Quốc.

Tưởng vớ được “kho báu” trong bụng lợn đáng giá cả trăm triệu, ai ngờ

(Kiến Thức) - Tưởng rằng đây là "Trư bảo" - kho báu trong bụng lợn, một vị thuốc Đông y quý hiếm, người đàn ông vô cùng sung sướng, vội vã mang tới cho chuyên gia giám định, hy vọng sẽ giàu lên nhanh chóng, một đêm đổi đời.