Bước tiến mới trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến

(Kiến Thức) - Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh hay gặp ở nam giới. Trên thế giới, các bác sỹ đã nghiên cứu ra những biện pháp mới để chữa căn bệnh này.

Tiến sỹ, bác sỹ David Samadi - Trưởng khoa phẫu thuật và Chủ tịch hội tiết niệu tại bệnh viện Lenox Hill (New York) đã có nhiều nghiên cứu về bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Mới đây ông đã đưa ra những cách thức điều trị mới cho căn bệnh này, đây được coi là bước tiến lớn trong y học.
Một bác sỹ đã từng thành công trong việc điều trị hàng nghìn ca ung thư tiền liệt tuyến này đã đưa ra ý tưởng điều trị bệnh này bằng cách thay thế mô sinh học, và nó là cách hấp dẫn và được đánh giá cao.
Ung thư tuyến tiền liệt là nối khổ của nam giới.
Ung thư tuyến tiền liệt là nối khổ của nam giới.

Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 11/2 vừa qua, David Samadi và các nhà khoa học của đại học York đã có thêm những thông tin chi tiết về các phát hiện mới của họ khi chữa trị ung thư tuyến tiền liệt. Các phát hiện đó được gọi là các “tín hiệu đường”, một tập hợp các tín hiệu của protein trong tế bào gốc. Cách điều trị mới mẻ này sẽ nghiên cứu xem các “tín hiệu đường” này khi nào thì phát triển thành các tế bào mô tuyến tiền liệt để thay thế chúng vào các tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra kết quả rằng có 80 gen liên quan tới quá trình điều trị này. Các “tín hiệu đường” sẽ đóng vai trò kích thích tuyến tiền liệt sản sinh ra acid retinoic, hormone giới tính nam và giúp cân bằng hai yếu tố này. Bởi khi một bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến thì việc sản sinh ra 2 chất này bị gián đoạn.
Ung thư tiền liệt tuyến sẽ được chữa trị dễ dàng hơn.
Ung thư tiền liệt tuyến sẽ được chữa trị dễ dàng hơn.
Việc nghiên cứu 80 gen và các cơ chế cần thiết cho tuyến tiền liệt phát triển các “tín hiệu đường” là chìa khóa để các nhà nghiên cứu lập bản đồ di truyền của các khối u tuyến tiền liệt. Thay vì loại bỏ ung thư bằng cách sử dụng bức xạ hay phẫ thuật, các bác sỹ sẽ can thiệp vào các khối u theo mô hình gen và tập hợp các “tín hiệu đường”.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn điều trị căn bệnh này bằng việc điều trị nội tiết để giảm mức testosterone của nam giới để làm chậm bệnh. Nhưng cách này có chi phí lớn và gây ra các tác dụng phụ như rối loạn chức năng sinh dục và mệt mỏi.
Nhưng trước khi đưa những cách điều trị mới này vào thực tế thì các bác sỹ cần phải mất nhiều năm thí nghiệm trên robot hoặc trên động vật. Trong tương lai, những người mắc bệnh này sẽ có nhiều hy vọng hơn.
livescience

Sống sót nhờ... dây rốn của trẻ sơ sinh

(Kiến Thức) - Bệnh nhân ung thư máu cần thay thế tế bào bị hư hỏng và các tế bào lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh có thể được sử dụng để cấy ghép tủy xương.

David Pyne (60 tuổi và vợ, Susan), chỉ còn sống được 18 tháng vì bệnh bạch cầu, đã trải qua cấy ghép tế bào gốc bằng cách sử dụng máu dây rốn (được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh) khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều vô hiệu.
David Pyne (60 tuổi và vợ, Susan), chỉ còn sống được 18 tháng vì bệnh bạch cầu, đã trải qua cấy ghép tế bào gốc bằng cách sử dụng máu dây rốn (được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh) khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều vô hiệu.

Chết tức tưởi vì 5 lần khám không ra bệnh

(Kiến Thức) - Một cặp vợ chồng đau khổ nói rằng, con gái của họ vẫn còn sống ngày hôm nay nếu bác sĩ không nhiều lần bác bỏ triệu chứng của cô.

Victoria Liggatt, 42 tuổi, chết sau khi các bác sĩ không phát hiện ra cô bị ung thư và nó đã lan rộng khắp cơ thể. Cô đã tìm đến 5 bác sĩ khác nhau nhưng không ai yêu cầu cô chụp MRI mặc dù cô có triệu chứng ho dai dẳng và khó thở.
Victoria Liggatt, 42 tuổi, chết sau khi các bác sĩ không phát hiện ra cô bị ung thư và nó đã lan rộng khắp cơ thể. Cô đã tìm đến 5 bác sĩ khác nhau nhưng không ai yêu cầu cô chụp MRI mặc dù cô có triệu chứng ho dai dẳng và khó thở.