Bức xạ vũ trụ có liên quan đến bệnh ung thư của phi hành gia?

Không gian ngoài vũ trụ là môi trường khắc nghiệt, khiến các phi hành gia phải tiếp xúc với phóng xạ ở mức độ cao. Tiếp xúc nhiều với phóng xạ có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư và bệnh tim ở người.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Vì sao phi hành gia thường mặc đồ trắng". Nguồn Youtube:
 
Nhưng một nghiên cứu mới đã đem lại những tin tốt: Bức xạ vũ trụ dường như không làm tăng nguy cơ tử vong bởi ung thư hay bệnh tim, ít nhất là không phải với mức độ phóng xạ mà họ phải trải qua trong các nhiệm vụ trước đây. Tuy nhiên, các nhiệm vụ lâu dài hơn - chẳng hạn như đi đến sao Hỏa - có thể sẽ đi kèm với mức độ phơi nhiễm phóng xạ lớn hơn nhiều và rủi ro tới sức khỏe cao hơn, theo các nhà nghiên cứu.
Buc xa vu tru co lien quan den benh ung thu cua phi hanh gia?
 Phi hành gia người Mỹ làm việc bên ngoài không gian vũ trụ.
Cơ thể của các phi hành gia phải chịu đựng mức độ bức xạ ion hóa cao hơn trong vũ trụ so với người thường trên Trái đất. Và ở nồng độ cao, bức xạ đó không chỉ liên quan đến ung thư và bệnh tim mà còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.
Các nghiên cứu trước đây không tìm thấy mối liên hệ giữa du hành vũ trụ và nguy cơ tử vong do ung thư hay bệnh tim; nhưng vì có khá ít người từng du hành vào vũ trụ, những nghiên cứu này có thể chưa đủ lớn để tìm ra mối liên kết đó, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu mới đã phân tích thông tin từ 418 nhà du hành vũ trụ, bao gồm 301 phi hành gia của NASA từng du hành vào vũ trụ ít nhất một lần kể từ năm 1959 cho đến nay và 117 phi hành gia người Nga hoặc Liên Xô cũ từng du hành vào vũ trụ ít nhất một lần kể từ năm 1961. Trung bình những người này được theo dõi trong khoảng thời gian là 25 năm.
Trong khoảng thời gian này, 89 người trong số họ đã chết. Trong số 53 phi hành gia của NASA đã qua đời, 30% chết vì ung thư và 15% vì bệnh tim; và trong số 36 nhà du hành vũ trụ người Nga hoặc Liên Xô đã qua đời, 50% chết vì bệnh tim và 28% vì ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật thống kê đặc biệt để xác định xem liệu tử vong do ung thư và bệnh tim có thể có một nguyên nhân chung hay không - trong trường hợp này, nguyên nhân chung sẽ là do bức xạ vũ trụ. Nhưng kết quả của họ không chỉ ra nguyên nhân tử vong chung.
“Nếu bức xạ ion hóa thực sự có ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do ung thư và bệnh tim mạch, thì tác động này cũng không đáng kể”, các nhà nghiên cứu viết lại trên báo cáo được công bố vào ngày 4/7 trên tạp chí Science Reports.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể xác định liệu các nhiệm vụ lâu dài hơn có dẫn đến các rủi ro khác hay không.
“Điều quan trọng cần lưu ý là các nhiệm vụ thám hiểm không gian sâu hơn trong tương lai có thể sẽ khiến phi hành gia bị phơi nhiễm trong mức độ phóng xạ vũ trụ cao hơn bất cứ lần nào trong lịch sử, điều này sẽ dẫn đến một số rủi ro khác cho các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trong tương lai”, các nhà nghiên cứu ghi nhận. Các nghiên cứu thực hiện trong tương lai nên tiếp tục theo dõi các phi hành gia “về các tác động có hại tiềm ẩn trong việc tiếp xúc với bức xạ không gian”, họ kết luận.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.

Khám phá quần đảo bí ẩn, có cây máu rồng cực dị

(Kiến Thức) - Quần đảo bí ẩn Socotra có diện tích 3650km2, bao gồm bốn hòn đảo Socotra, Abduluri, Samha và Delsey, được tách ra khỏi các lục địa khác vào khoảng 18 triệu năm trước. Do đó, nó tự tạo thành một địa hình và độc đáo, không nơi nào có được.

Khám phá không gian luôn là mục tiêu theo đuổi của con người, nhưng bạn có tin không? Thực sự có một nơi trên trái đất giống như tồn tại ở hành tinh khác. Đó là quần đảo Socotra, một quần đảo bí ẩn ở phía tây của Ấn Độ Dương.
Theo thông tin đăng tải, quần đảo Socotra có diện tích 3650km2, bao gồm bốn hòn đảo Socotra, Abduluri, Samha và Delsey, được tách ra khỏi các lục địa khác vào khoảng 18 triệu năm trước. Do đó, nó tự tạo thành một địa hình và độc đáo, không nơi nào có được.
Kham pha quan dao bi an, co cay mau rong cuc di
 
Nhờ tính chất đặc biệt, nơi này còn được gọi là "nơi giống phong cảnh giống như ngoài trái đất nhất", được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 2008.
Đảo Socotra nằm ở ngã ba của Biển Ả Rập và Vịnh Aden. Nó thuộc tỉnh Yemen Socotra. Có hàng ngàn loài động vật, thực vật quý hiếm trên đảo. Trong số đó, cây "Cinnabari" là loài cây nổi tiếng nhất, với tuổi thọ trung bình là 8 nghìn năm.
Kham pha quan dao bi an, co cay mau rong cuc di-Hinh-2
 
Có hình dạng giống như một cây nấm khổng lồ hoặc một con tàu vũ trụ dạng đĩa bay lơ lửng, cây Cinnabari còn có cái tên cực kêu là "Cây máu rồng". Sở dĩ được gọi như thế bởi khi vỏ của cây bị cứa vào, cắt đi, thân cây sẽ chảy ra một thứ nhựa màu đỏ như máu. Thứ "máu rồng" này cũng có giá trị quan trọng.
Người dân địa phương tin rằng "máu rồng" có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi có người bị bệnh hoặc bị thương, họ sẽ xin cây máu rồng giúp đỡ. Họ tin rằng, thứ "máu rồng" có thể dùng trong một số nghi thức ma thuật và thuật giả kim.

Mời quý vị xem video: Hòn đảo bí ẩn bị cô lập, nơi có loài cây máu rồng cực dị. 

Hiện tại, "máu rồng" được biết đến là nhựa cây, trong lưu vực Địa Trung Hải, loại nhựa này không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh, còn được sử dụng làm thuốc nhuộm, keo sứ và son môi.
Ngoài cây máu rồng, trên đảo còn có một loại hoa hồng đặc thù được gọi là "hoa hồng sa mạc". Loài cây này có thân dày, nhiều thịt, rất thích hợp với thời tiết trên đảo.
Các loài chim trên đảo cũng phong phú, gồm 140 loài chim, 10 loài trong số đó chỉ được tìm thấy trên đảo, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Ngày nay, có hơn 50.000 người sống trên đảo, chủ yếu là người Ả Rập, một phần nhỏ đến từ Somalia và Ấn Độ, ngôn ngữ địa phương là ngôn ngữ Socotra. Kinh tế của họ dựa vào việc trồng cây chà là, thuốc lá, chăn nuôi và thủy sản. Người dân trên đảo thậm chí còn có một haplotype J - một haplogroup DNA nhiễm sắc thể Y rất hiếm của con người.

Phi hành gia cao thêm 9cm sau 3 tuần sống trên trạm vũ trụ

Một phi hành gia Nhật Bản vừa cho biết, ông đã cao thêm 9cm kể từ khi sống trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) 3 tuần trước.

Phi hành gia Norishige Kanai đã viết trên mạng xã hội rằng, ông lo ngại sẽ không ngồi vừa ghế của tàu con thoi Soyuz để trở về trái đất vào tháng 6 này sau khi đã tăng chiều cao thêm 9cm sau 3 tuần.

“Chào buổi sáng, tôi có điều muốn tuyên bố vào hôm nay: Tôi đã cao thêm tới 9cm kể từ khi làm việc trên không gian vũ trụ. Tôi phát triển như một cái cây trong 3 tuần qua. Điều này chưa từng diễn ra từ khi tôi học phổ thông và hơi lo ngại mình sẽ không ngồi vừa ghế trên tàu Soyuz”, ông Kanai cho hay.