Phi hành gia cao thêm 9cm sau 3 tuần sống trên trạm vũ trụ

Một phi hành gia Nhật Bản vừa cho biết, ông đã cao thêm 9cm kể từ khi sống trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) 3 tuần trước.

Phi hành gia Norishige Kanai đã viết trên mạng xã hội rằng, ông lo ngại sẽ không ngồi vừa ghế của tàu con thoi Soyuz để trở về trái đất vào tháng 6 này sau khi đã tăng chiều cao thêm 9cm sau 3 tuần.
“Chào buổi sáng, tôi có điều muốn tuyên bố vào hôm nay: Tôi đã cao thêm tới 9cm kể từ khi làm việc trên không gian vũ trụ. Tôi phát triển như một cái cây trong 3 tuần qua. Điều này chưa từng diễn ra từ khi tôi học phổ thông và hơi lo ngại mình sẽ không ngồi vừa ghế trên tàu Soyuz”, ông Kanai cho hay.
Phi hành gia Norishige Kanai, 41 tuổi (ngoài cùng bên trái)
 Phi hành gia Norishige Kanai, 41 tuổi (ngoài cùng bên trái)
Bình thường các phi hành gia có chiều cao tăng 2 đến 5cm khi sống trên vũ trụ do việc thiếu đi trọng lực khiến các khớp xương cột sống dãn ra. Chiều cao của phi hành gia đôi khi lại trở về bình thường sau khi trở về sống tại trái đất.
Tàu con thoi Soyuz hiện nay có ghế ngồi vừa cho người cao 190cm và nặng 95kg, phiên bản cũ của loại tàu này chỉ giới hạn cho các phi hành gia cao 182cm và nặng 85kg.
Đây là sứ mệnh trên trạm ISS đầu tiên của ông Kanai. Ông đã đến đây từ tháng 12/2017, cùng với phi hành gia người Mỹ Scott Tingle và Anton Shkaprerov đến từ Nga.

Ảnh thiên văn ấn tượng: Cuộc "nổi loạn" về màu sắc và ánh sáng

(Kiến Thức) - Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng bộ ảnh thiên văn ấn tượng nhất mà giới khoa học vừa công bố.

Hình ảnh thiên văn ấn tượng chụp diện mạo của đám mây Rho Ophiuchi, được chụp bởi nhà thiên văn học Miguel Claro từ Đài quan sát Cumeada, trụ sở của Khu dự trữ Dark Sky Alqueva ở Reguengos de Monsaraz, Bồ Đào Nha. Nằm cách Trái đất khoảng 460 năm ánh sáng, đám mây khí và bụi liên sao này có chứa các huyệt huỳnh quang phát ra nhiều màu đỏ, khí hiđrô phát sáng và những bóng đèn phản chiếu ánh sáng màu xanh ra môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Space.
 Hình ảnh thiên văn ấn tượng chụp diện mạo của đám mây Rho Ophiuchi, được chụp bởi nhà thiên văn học Miguel Claro từ Đài quan sát Cumeada, trụ sở của Khu dự trữ Dark Sky Alqueva ở Reguengos de Monsaraz, Bồ Đào Nha. Nằm cách Trái đất khoảng 460 năm ánh sáng, đám mây khí và bụi liên sao này có chứa các huyệt huỳnh quang phát ra nhiều màu đỏ, khí hiđrô phát sáng và những bóng đèn phản chiếu ánh sáng màu xanh ra môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Space.

Hóa ra cây cối cũng có cảm xúc, ăn chay vẫn là tàn nhẫn

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, người ăn chay hóa ra cũng "tàn nhẫn" chẳng kém gì những người có chế độ ăn đầy đủ rau, thịt... vì cây cối có cảm xúc. 

Nhiều người ăn chay không muốn ăn thịt vì họ cho rằng ăn thịt quá tàn nhẫn đối với các loài động vật. Thế nhưng, mới đây, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Missouri phát hiện, ăn chay thực tế còn độc ác và tàn nhẫn hơn, bởi vì cây cối có cảm xúc, thực vật có thể "nghe" được âm thanh con người ăn và chống lại nó.
Thực tế, nhiều người đam mê làm vườn luôn cho rằng để cây cối nghe nhạc sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn. Ngay cả hoàng tử Charles xứ Wales, người thích thú với việc trồng hoa và cây cối cũng nói rằng: "Tôi đã nói chuyện với các loài cây. Điều đó thực sự rất quan trọng. Và khi tôi nói chuyện với chúng, chúng đã phản ứng lại".