Bức tranh tài chính tập đoàn xây dựng Coteccons thế nào?

Đây là quý đầu tiên mà Coteccons thay đổi niên độ tài chính kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào năm 2010. 

Qua đó, năm tài chính 2024 sẽ tính đầy đủ trên 12 tháng, từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024.
Kinh doanh thăng hoa
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 (niên độ tài chính mới từ 1/7/2023 và kết thúc vào 30/6/2024) vừa được công bố mới đây, Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 4.124 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Doanh thu chính chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng với hơn 4.116 tỳ đồng.
Cùng đó, giá vốn hàng bán có mức tăng nhẹ hơn nên sau khấu trừ, Coteccons báo lãi gộp 100 tỷ đồng, cao gấp 3 lần con số cùng kỳ niên độ trước (1/7 - 30/9/2022). Song song đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 22%, lên hơn 101 tỷ đồng. Nguồn thu tài chính tăng chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chậm thanh toán và lãi từ đầu tư chứng khoán.
Trong kỳ, Coteccons tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động; chi phí tài chính ghi nhận ở mức 32 tỷ đồng, giảm 27%, chủ yếu do giảm trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư. Do đó, kết thúc quý I/2024, “ông lớn” ngành xây dựng này thu về gần 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện mạnh so với khoản lỗ hơn 3,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Đây là quý có lãi cao nhất trong 11 quý (kể từ quý I/2021).
Buc tranh tai chinh tap doan xay dung Coteccons the nao?
Lỗ chứng khoán hơn 15 tỷ, bức tranh tài chính Coteccons thế nào? (ảnh minh họa: Internet). 
Giải trình biến động lợi nhuận, Coteccons cho biết doanh thu tăng tác động lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, do chính sách trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro mà ban lãnh đạo đã chủ động thực hiện từ năm trước, đã làm giảm nhẹ được tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ.
Coteccons vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào giữa tháng 10/2023. Kế hoạch niên độ tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với 17.793 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lãi sau thuế đạt 274 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cả năm, sau quý I/2024, Coteccons đã thực hiện được 23% chỉ tiêu về doanh thu và 24% chỉ tiêu lãi sau thuế.
Sở hữu 14,43% vốn tại Ricons hậu "đấu tố"
Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của Coteccons ghi nhận gần 20.551 tỷ đồng, giảm 4% (tương đương giảm 825 tỷ đồng) so với đầu năm. Hơn một nửa tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn, với gần 11.280 tỷ đồng, chủ yếu là từ khách hàng. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng nợ xấu 1.195 tỷ đồng.
Tương tự, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 15% về gần 1.854 tỷ đồng tại cuối tháng 9/2023, bao gồm hơn 1.632 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, gần 237 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Đáng chú ý, Coteccons nắm tới gần 2.225 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 18% so với hồi đầu năm. Trong đó, có 1.445 tỷ đồng là tiền gửi tại ngân hàng có thời hạn gốc không quá 3 tháng.
Mặt khác, Coteccons đang có hàng tồn kho ghi nhận ở mức 2.928 tỷ đồng, giảm 7%. Trong đó, chiếm phần lớn là chi phí các công trình dở dang gần 2.965 tỷ đồng, với dự án Ecopark CT21-22 hơn 306 tỷ đồng, còn lại là các dự án khác.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tại ngày 30/9/2023, Coteccons có khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn với hơn 49 tỷ đồng vào chứng chỉ quỹ ETF Kim Growth VN30, hơn 28 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty CP FPT (mã: FPT) và gần 7 tỷ đồng vào Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG). Ngoài ra, Coteccons có 152 tỷ đồng đầu tư vào các công ty khác. Với tổng đầu tư vào chứng khoán là 236,6 tỷ đồng, công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 15 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán hợp nhất, Coteccons còn hơn 12.212 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 7% so với đầu năm, bao gồm nợ vay tài chính chiếm 1.133 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn. Công ty có hơn 471 tỷ đồng vay nợ từ kênh trái phiếu và các khoản còn lại là vay ngân hàng. Về vốn chủ sở hữu, tổng vốn tính đến cuối tháng 9/2023 của Coteccons đạt hơn 8.338 tỷ đồng, trong đó có gần 455 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đặc biệt, Coteccons vẫn đang sở hữu 14,43% vốn tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons trong bối cảnh hai doanh nghiệp này đang có nhiều lùm xùm kiện tụng về việc đòi nợ. Tại ngày 30/9/2023, Coteccons có tổng cộng 1.913 nhân sự, giảm 72 người so với thời điểm ngày 30/6/2023.

Rà soát việc gia hạn giấy phép khai thác 3 mỏ đá Soklu 1, Soklu 2, Soklu 5

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường rà soát lại việc gia hạn giấy phép khai thác các mỏ đá Soklu 1, Soklu 2 và Soklu 5 (huyện Thống Nhất).
 
 

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận Thanh tra số 1896/KL-TTCP ngày 22/8 về việc cấp phép khai thác khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh khu vực phía Nam, cung cấp cho các dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Trong đó, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Tài nguyên Môi trường rà soát lại việc gia hạn giấy phép khai thác mỏ đá, gồm: Mỏ Soklu 1, Soklu 2 và Soklu 5 ở huyện Thống Nhất. Sau đó, tham mưu UBND tỉnh để có văn bản gửi Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét, hướng dẫn thực hiện.

Ra soat viec gia han giay phep khai thac 3 mo da Soklu 1, Soklu 2, Soklu 5
Công trường khai thác mỏ đá Soklu 2 

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai tiếp tục chủ trì phối hợp đơn vị có liên quan, rà soát hồ sơ, tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định. Tiến hành kiểm điểm tổ chức, cá nhân có liên quan đến những sai sót theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận Thanh tra số 1896/KL-TTCP chỉ ra những sai phạm về việc cấp phép khai thác mỏ đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai gia hạn giấy phép khai thác tại mỏ đá Soklu 1 (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) cho Công ty TNHH Quốc Phú Sơn Lâm với thời hạn 10 năm, tính từ 1/11/2017, trong khi công ty này chỉ được phép khai thác đến 18/12/2017.

UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh giấy phép khai thác mỏ đá Soklu 2 (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) từ Công ty TNHH MTV Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa qua Công ty Cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa, tăng thời hạn khai thác từ 6,2 năm lên hơn 12 năm, kể từ ngày 23/3/2011, trong khi giấy phép cấp trước đó đã hết thời hạn khai thác. 

Công ty TNHH Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được khai thác tại mỏ đá xây dựng Soklu 5 (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) với thời hạn tới 31/12/2016. Tuy nhiên, năm 2014 và năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành giấy phép khai thác mới thay thế quyết định trước đó, tăng diện tích khu vực hoạt động khoáng sản từ 23ha lên 30,5ha và tăng thời hạn khai thác lên 11 năm 6 tháng (đến 30/6/2026).

"Cả 3 trường hợp nêu trên đều không được UBND tỉnh xác định khai thác để cung cấp cho công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các công trình theo quy định tại Điều 22 Nghị định 158/2016 của Chính phủ", Thanh tra Chính phủ nhận định.

Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm do việc áp dụng quy định pháp luật của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai chưa chính xác.

Việc cấp phép đó đã dẫn đến một khối lượng đá được khai thác và cung ứng ra ngoài thị trường, mặc dù đơn vị khai thác đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí theo quy định nhưng vi phạm cần được xem xét, làm rõ để có biện pháp xử lý.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cùng các tổ chức, cá nhân liên quan.

Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xem xét, xử lý phù hợp với quy định đối với tập thể, cá nhân có khuyết điểm vi phạm trong việc gia hạn giấy phép khai thác đá tại các mỏ đá nêu trên.

"Qua quá trình kiểm điểm, xử lý, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét theo thẩm quyền", Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Đắk Lắk: Nhà thầu duy nhất vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu hơn 246 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Liên danh do công ty TNHH Xây dựng Sơn Tây đứng đầu là đơn vị duy nhất dự thầu, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với gói thầu hơn 246 tỷ đồng tại CDC Đắk Lắk.

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã mở gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị kèm xây lắp thuộc Dự án Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, với 1 nhà thầu dự thầu là Liên danh công ty TNHH Xây dựng Sơn Tây, công ty TNHH Xây dựng cầu đường Hoàng Nam và công ty TNHH Kinh doanh Thành Đạt.

Dak Lak: Nha thau duy nhat vuot qua vong ky thuat goi thau hon 246 ty dong
Liên danh công ty TNHH Xây dựng Sơn Tây, công ty TNHH Xây dựng cầu đường Hoàng Nam và công ty TNHH Kinh doanh Thành Đạt là đơn vị duy nhất dự thầu, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với gói thầu thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị kèm xây lắp tại CDC Đắk Lắk. 

Chủ đầu tư dự án Charm Resort Hồ Tràm bị phạt 320 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Công ty CP Thiên Bình Minh (thành viên Charm Group) - Chủ đầu tư dự án Charm Resort Hồ Tràm bị xử 320 triệu đồng vì xây dựng dự án nhưng không có giấy phép môi trường.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 2753/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Thiên Bình Minh, địa chỉ dự án tại ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Người đại diện theo pháp luật là ông Võ Tấn Khương, chức danh Tổng giám đốc.