Câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị giật mình đánh rơi đũa

Tào Tháo chỉ buông một câu “luận anh hùng”, Lưu Bị lập tức biến sắc mặt, rơi đũa giữa bàn tiệc – vì sao chỉ vài chữ lại khiến ông hoảng hốt?

Trong dòng chảy đầy toan tính của thời Tam Quốc, một câu nói tưởng như “tán dương” trong bữa rượu lại trở thành bước ngoặt lịch sử. Đó là lúc Tào Tháo, bậc kỳ tài chính trị và quân sự, ngồi đối ẩm cùng Lưu Bị – người anh hùng lưu lạc, từng trải qua vô số lần nương tựa các thế lực khác nhau. Khi Tào Tháo buông câu: “Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có Huyền Đức và Tháo ta. Những kẻ như Bản Sơ không đáng nhắc đến”, ông không hề có ý tán thưởng, mà thực chất là một lời cảnh cáo sắc lạnh.

Câu nói ấy khiến Lưu Bị – người được nhắc đến – lập tức buông bát, rơi đũa, mồ hôi lạnh túa ra như mưa. Khoảnh khắc ấy không chỉ trở thành một điển cố nổi tiếng của Trung Hoa, mà còn là biểu hiện sống động nhất của nghệ thuật chính trị đỉnh cao: vừa đánh vừa xoa, vừa khen vừa dọa.

Một câu nói đã khiến Lưu Bị run sợ tới mức rơi bát, rơi đũa, sẵn sàng lực lượng tạo phản... Ảnh: Sohu.
Một câu nói đã khiến Lưu Bị run sợ tới mức rơi bát, rơi đũa, sẵn sàng lực lượng tạo phản... Ảnh: Sohu.

“Tán dương” hay cảnh cáo?

Bối cảnh của cuộc trò chuyện là khi Lưu Bị đang tạm thời nương nhờ dưới trướng Tào Tháo, sau nhiều phen thất bại và lưu lạc. Theo Tam Quốc Chí – Tiên chủ truyện, Tào Tháo đối đãi với Lưu Bị rất trọng thị: phong làm Tả tướng quân, cùng đi cùng về, ăn cùng mâm. Tuy nhiên, trong con mắt đầy nghi kỵ của Tào Tháo, Lưu Bị chưa bao giờ là một kẻ dễ kiểm soát.

Tào Tháo nổi tiếng là người giỏi nhìn người, càng giỏi thao túng tâm lý. Việc ông bất ngờ đặt Lưu Bị ngang hàng với chính mình – trong khi hạ thấp Viên Thiệu – là điều hoàn toàn bất thường. Viên Thiệu khi ấy đang là một trong những thế lực mạnh nhất phương Bắc, quân đông, đất rộng, danh vọng cao. Lưu Bị thì chỉ là một kẻ phiêu bạt, binh ít tướng nghèo, lại vừa thất bại thảm hại dưới tay Lữ Bố.

Tào Tháo không vô cớ mà làm vậy. Câu nói “Huyền Đức và Tháo ta mới là anh hùng” là một nhát dao giấu trong lớp vỏ ngôn từ ngọt ngào, nhằm cảnh báo Lưu Bị rằng: “Ta biết rõ ngươi là ai – và ngươi nguy hiểm.”

Để hiểu lý do khiến Tào Tháo cảnh giác, cần nhìn lại quá khứ "nhiều bến đỗ" của Lưu Bị. Bắt đầu sự nghiệp bằng tấm mác “hậu duệ nhà Hán”, nhưng thực chất Lưu Bị gần như không có cơ sở chính trị hay quân sự vững vàng. Ông không thể tự xây dựng thế lực riêng nên buộc phải nương nhờ hết người này đến người khác để tồn tại và phát triển.

Từ Công Tôn Toản – người đầu tiên giúp Lưu Bị bước chân vào chính trường – đến Đào Khiêm, rồi Lữ Bố, cuối cùng là Tào Tháo. Trong tất cả các mối quan hệ ấy, Lưu Bị đều để lại dấu ấn là người sẵn sàng trở mặt, đổi phe nếu có lợi cho sự nghiệp.

* Nhận quân của Điền Khải đi cứu Đào Khiêm, nhưng vừa được Đào Khiêm cho quân thì quay lưng với Điền Khải.

* Nhận Từ Châu từ tay Đào Khiêm rồi đánh nhau với Lữ Bố, sau lại quay sang cầu hòa để củng cố lực lượng.

* Từng hợp tác chặt chẽ với Tào Tháo tiêu diệt Lữ Bố ở Hạ Bì, nhưng rồi lại âm mưu sát hại Tào Tháo không lâu sau đó.

Tào Tháo không thể không biết điều đó. Trong mắt Tào Tháo, Lưu Bị không đơn thuần là “kẻ bại trận” đến cầu viện, mà là một con sói ẩn mình chờ thời.

Khi “luận anh hùng” trở thành đòn tâm lý

Tào Tháo rất hiểu rằng, kẻ như Lưu Bị không thể kiểm soát lâu dài bằng ân huệ. Muốn khống chế ông, phải đánh đòn tâm lý. Vì thế, Tháo Tào bày ra màn kịch “uống rượu luận anh hùng”, giả vờ bàn chuyện thời cuộc, rồi bất ngờ chỉ đích danh Lưu Bị là anh hùng ngang hàng với mình.

Đây không phải một lời khen – mà là một cú “đả thảo kinh xà” chính hiệu. Câu nói đó chính là cái bẫy tâm lý, khiến Lưu Bị hiểu rằng: “Tào Tháo đã nhận ra ta là mối đe dọa”.

Phản ứng của Lưu Bị – rơi đũa, rơi bát – không chỉ thể hiện nỗi sợ bị lộ mà còn đánh dấu bước ngoặt trong nội tâm: ông không thể nấn ná trong doanh trại Tào Tháo thêm nữa. Nếu ở lại, sớm muộn gì cũng bị trừ khử.

Khi khen để ép: Lưu Bị bắt buộc phải phản

Từ thời điểm đó, Lưu Bị âm thầm thúc đẩy kế hoạch đào thoát. Trong nội bộ triều đình Tào Tháo, Đổng Thừa – một quan trung thành với nhà Hán – từng liên hệ với Lưu Bị mưu sát Tào Tháo. Ban đầu, Lưu Bị còn do dự, nhưng sau màn “luận anh hùng”, ông càng cảm thấy nguy cơ bị thanh trừng là không thể tránh khỏi.

Khi mưu kế bị bại lộ, Đổng Thừa bị diệt cả tộc. Lưu Bị dù chưa bị vạch mặt, nhưng hiểu rằng thời gian không còn nhiều. Cơ hội đến khi Viên Thuật định quay về nương tựa Viên Thiệu, buộc phải đi qua Hạ Bì – khu vực do quân Tào kiểm soát. Tào Tháo – lúc này đang dồn lực đánh Viên Thiệu ở Quan Độ – cử Lưu Bị, Chu Linh, Lộ Chiêu đi chặn Thuật.

Đó là sai lầm chí tử của Tào Tháo. Khi các mưu sĩ như. Quách Gia, Trình Dục nhận ra thì đã muộn. Lưu Bị nhân cơ hội rời khỏi đại doanh, dứt áo ra đi, một đi không trở lại.

Kết

Sự kiện “uống rượu luận anh hùng” là điển hình cho nghệ thuật chính trị Tam Quốc – nơi lời nói là vũ khí, và một câu khen cũng có thể mang tính sát thương như đao kiếm. Tào Tháo – với trí tuệ hơn người – đã nhìn thấu bản chất Lưu Bị, nhưng lại quá tin vào khả năng kiểm soát của mình.

Câu nói tưởng như tâng bốc lại chính là đòn “dằn mặt”, nhưng cuối cùng lại kích hoạt phản ứng sớm từ đối phương, dẫn đến việc để sổng một con hổ vốn đang bị nhốt trong chuồng.

Tam Quốc là thế – không có chỗ cho sự lơi lỏng, và ngay cả một bữa rượu cũng có thể là nơi quyết định vận mệnh của thiên hạ.

Nếu nghe lời ai, Tào Tháo đã không thua trận Xích Bích?

Nếu như Tào Tháo chịu nghe lời khuyên can của Giả Hủ thì trận Xích Bích sẽ không bao giờ xảy ra và có lẽ lịch sử Trung Quốc đã đi theo hướng rất khác.

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Nếu không vì chủ quan dẫn đến thất bại trong trận Xích Bích có lẽ Tào Tháo đã thống nhất được thiên hạ.

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam quốc. Từ lá thư Tào gửi cho phe Đông Ngô khi đó cũng có thể nhận thấy, bản thân ông tin chắc lần này mình có thể thâu tóm vùng Giang Đông.

Vì sao Tào Tháo không do dự sai chém đầu 3 cung nữ?

Trong lịch sử, Tào Tháo được đánh giá là một anh hùng mạnh mẽ và tài năng, nhưng một số người cho rằng bản chất của ông là một gian hùng, đa nghi và độc ác.

Người đời biết rằng Tào Tháo bản tính đa nghi, không hoàn toàn tin tưởng vào những người xung quanh. Ngoài ra, Tào Tháo chinh chiến nhiều năm, khắp nơi nên luôn duy trì tinh thần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chính mình.

Tào Tháo dùng kế gì để chia rẽ Lã Bố với Lưu Bị?

Lưu Bị và Lã Bố vốn có mối quan hệ khăng khít. Thế nhưng, Tào Tháo đã thành công dùng mưu kế để chia rẽ Lã Bố với Lưu Bị.

ataothao-10.jpg
Tào Tháo (155 - 220) là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Ông là người đặt nền móng vững chắc cho con trai Tào Phi xây dựng nên nhà Tào Ngụy.
ataothao-2.jpg
Là người lắm mưu nhiều kế, đa nghi và gian xảo, Tào Tháo rất khéo léo trong việc chia rẽ, ly gián đối thủ. Nhờ đó, Tào Tháo hưởng lợi lớn.