Bộ Y tế yêu cầu bác sĩ, dược sĩ... không được tham gia quảng cáo TPCN

Trước tình trạng một số quảng cáo gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, Bộ Y tế yêu cầu bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm". Như vậy, việc làm trên là vi phạm quy định của pháp luật.

Bo Y te yeu cau bac si, duoc si... khong duoc tham gia quang cao TPCN

Một bác sĩ từng công tác tại Viện Dinh dưỡng quốc gia tham gia quảng cáo cho hãng sữa đang bị điều tra làm giả

Để hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến với người tiêu dùng, Bộ Y tế đã ban hành công văn đề nghị các bác sĩ, nhân viên y tế không tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của đơn vị đã nghỉ công tác) về tình trạng trên.

Đồng thời Bộ Y tế cũng đề nghị rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm. 

Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh 'phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Sản phẩm Man Plus Gold chứa chất cấm: Trách nhiệm của nhà sản xuất?

Loạt sản phẩm Man Plus Gold chứa sildenafil và tadalafil, dược chất bị cấm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe khiến nhiều người lo ngại về trách nhiệm của doanh nghiệp.

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã đưa tin, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát hiện sản phẩm Man Plus Gold chứa sildenafil và tadalafil, dược chất bị cấm sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kết quả kiểm nghiệm công bố ngày 2/4 cho thấy sản phẩm sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Gia Hòa Bình (Hòa Bình), đã vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Cụ thể, hai lô sản phẩm bị phát hiện chứa chất cấm, gồm lô số 040325, sản xuất ngày 4/3/2025, hạn sử dụng 4/3/2028, với hàm lượng sildenafil 0,51 mg/kg và tadalafil 0,22 mg/kg; lô số 022024, sản xuất ngày 2/12/2024, hạn sử dụng 2/12/2027, có nồng độ sildenafil lên tới 58,8 mg/g và tadalafil đạt 15,0 mg/g.