Bộ Y tế: Giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa có Công điện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Theo đó, Công điện do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành nêu rõ, tình hình dịch COVID-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao, lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
Trong thời gian qua, 23 tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch nhất là vấn đề xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Bo Y te: Gian cach xa hoi theo nguyen tac o pham vi nho nhat, hep nhat
Ảnh minh họa. 
Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tại công điện này Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ và tập trung một số nội dung.
Giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất
Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Xác định mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc giãn cách; Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, đồng thời tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Vùng đỏ, vùng cam phải xét nghiệm 3 lần trong 7 ngày
Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần.
Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn. Đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân. Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.
Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.
Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021; Quyết định 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Bộ Y tế nhấn mạnh, thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Sa Đéc:

Nguồn: THĐT1

Mô hình hoạt động của Tổ COVID cộng đồng hoạt động hiệu quả ở Bắc Giang

Theo Ban Dân vận Trung ương, thời gian qua, Tỉnh ủy Bắc Giang đã có những chủ trương, việc làm đúng đắn, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 thành công tại cộng đồng trên địa bàn.

Ngày 15/9, Ban Dân vận Trung ương đã ban hành Công văn số 348a-CV/BDVTW về việc giới thiệu mô hình hoạt động của Tổ phòng, chống COVID cộng đồng, gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Tiểu ban Truyền thông, thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Phố lồng đèn lớn nhất TPHCM đìu hiu trước Trung thu

Khác với không khí nhộn nhịp mọi năm, những ngày trước Tết Trung thu năm nay ở TPHCM không khí khá đìu hiu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Pho long den lon nhat TPHCM diu hiu truoc Trung thu

TPHCM đang trải qua những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, các cửa hàng không thiết yếu được yêu cầu tiếp tục đóng cửa. Vì vậy, những cửa hàng bán lồng đèn, đồ trang trí Trung thu vốn sầm uất trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) nay trở nên im lìm.

Nhiều trường học tại Thanh Hóa bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm

Hiện tại, nhiều trường học ở các huyện của tỉnh Thanh Hóa bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, gây lãng phí và mất mỹ quan. Theo lãnh đạo một số huyện, dù địa phương rất muốn giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, trong thời gian ngắn là không thể, vì phải trải qua rất nhiều quy trình, thủ tục.

Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum
 Theo ghi nhận của Lao Động, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khá nhiều trường học bị bỏ hoang nhiều năm, nay đã xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm, trông nhếch nhác và lãng phí.
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-2
Cụ thể, tại thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), Trường THPT Đinh Chương Dương, nằm ngay mặt đường lớn của thị trấn này, nhưng hơn 3 năm nay, ngôi trường này trong tình trạng bỏ hoang, không có người quản lý. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-3
Cụ thể, tại thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), Trường THPT Đinh Chương Dương, nằm ngay mặt đường lớn của thị trấn này, nhưng hơn 3 năm nay, ngôi trường này trong tình trạng bỏ hoang, không có người trông coi. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-4
Bên trong khuôn viên cỏ dại mọc kín sân trường. Nhưng mái tôn của dãy nhà tầng và cấp 4 đều bị lấy trộm đi.
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-5
Không chỉ Trường THPT Đinh Chương Dương, Trường Mầm non thị trấn Hậu Lộc (cách đó vài trăm mét) cũng trong tình trạng bỏ hoang, cỏ dại bủa vây. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-6
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND thị trấn Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho biết, đúng là trên địa bàn có 2 ngôi trường nhiều năm nay để hoang. Nguyên nhân là do thực hiện đề án “Sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”, Trường THPT Đinh Chương Dương thuộc diện trường bán công nên dôi dư. Các học sinh ở trường này được chuyển đến học ở các trường công lập khác trên địa bàn huyện. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-7
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND thị trấn Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho biết, đúng là trên địa bàn có 2 ngôi trường nhiều năm bị bỏ hoang, hiện tại địa phương đã làm thủ tục trình huyện để hoàn thiện kế hoặch, nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất các trường này sang việc khác. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-8
"Riêng đối với Trường Mầm non thị trấn Hậu Lộc, do cơ sở vật chất xuống cấp, nên địa phương đã chuyển học sinh đến một điểm trường khác, cơ sở tốt hơn. Hiện tại, cả 2 trường cấp 3 và mầm non bỏ hoang trên địa bàn, thị trấn đã làm thủ tục trình huyện để hoàn thiện kế hoạch, nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất các trường này sang việc khác. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-9
Ông Nguyễn Minh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho hay, sau khi triển khai đề án sáp nhập trường của tỉnh, các trường này trở nên dôi dư. Tuy nhiên, đây là tài sản công, nên huyện đang rà soát để đưa vào kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và cần phải trải qua nhiều quy trình, thủ tục. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-10
“Trước đó, do thị trấn Hậu Lộc quản lý kém nên xảy ra mất một số tài sản trong trường, đặc biết là Trường TPPT Đinh Chương Dương. Đây là tài Nhà nước, còn giá trị và huyện cũng rất mong muôn giải quyết sớm vẫn đề này, tuy nhiên, phải trải qua rất nhiều quy trình, thủ tục” - ông Hoàng cho biết. 
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-11
Nhiều người dân tại thị trấn Hậu Lộc cũng cho biết thêm, Trường THPT Đinh Chương Dương đã có cách đây hơn 20 năm, hàng chục nghìn học sinh trưởng thành từ ngôi trường này. Tuy nhiên, hơn 3 năm nay trường bỏ hoang, bục giảng trơ trọi, phòng ốc toang hoang, trông xót xa và lãng phí.
Nhieu truong hoc tai Thanh Hoa bi bo hoang, co moc um tum-Hinh-12
Theo UBND huyện Hoằng Hóa cho hay, sau khi triển khai đề án “Sắp xếp các trường THPT công lập hiện có của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”, địa phương đã dôi dư 2 trường là Trường THPT Lưu Đình Chất và Trường THPT Lê Viết Tạo. Hiện tại, huyện đang làm kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 2 ngôi trường này, tránh tình trạng để lâu công trình xuống cấp, gây lãng phí tài sản công.