Bộ tộc 6 vạn năm, nơi người già săn cá sấu bằng tay không

Nơi đây có những ông già bà cả cầm giáo bịt sắt ra đầm lầy săn cá sấu chúa chỉ bằng hai bàn tay!
 
 

Giữa thế giới hiện đại vẫn tồn tại những tộc người nguyên thủy sống trong những cánh rừng rậm rạp. Họ sinh sống trong một quần thể đặc biệt, họ có những tập tục khiến nhiều người khiếp sợ.
Chúng ta đang nói đến tộc người Yolngu ở Phía Bắc Australia đã tồn tại gần 60.000 năm như thế với nghề nguy hiểm nhất thế giới: Săn cá sấu đầm lầy.
Dân số người Yolngu vào khoảng 16.000 người trên vùng đất rộng 97.000 m2. Họ là những người bản địa đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ châu Úc trong khoảng 40.000 tới 60.000 năm trước.
Bo toc 6 van nam, noi nguoi gia san ca sau bang tay khong
 Người Yolngu trong một buổi tế lễ.
Ban đầu họ cùng chung sống với hàng trăm tộc người khác nhau, với tổng cộng 250 loại ngôn ngữ thổ dân bản địa.
Tuy nhiên, kể từ sau khi James Cook (người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Úc) tới đây năm 1770, các bộ tộc ở đây trải qua hơn 200 năm đen tối với thảm sát, bệnh tật, xâm chiếm…
Theo truyền thuyết của người Yolngu, Trái Đất ban đầu là một vũng lớn toàn bùn và đất sét. Sau đó, các đấng tổ tiên nổi lên từ lòng đất hoặc xuất hiện từ bầu trời. Các đấng tổ tiên đã khai sinh ra tất cả mọi thứ, từ sinh vật, con người cho tới trí tuệ, hy vọng và niềm vui. Họ là đấng tối thượng và mọi chỉ dẫn của họ cho con cháu đời sau đều cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc.
Cuộc sống của người dân nơi đây dường như không có nhiều thay đổi trong suốt hàng vạn năm qua, họ sống hòa mình giữa thiên nhiên từ lúc sinh ra cho tới khi về với đất.
Trải qua hàng chục ngàn năm nhưng phương thức sống của bộ tộc người Yolngu gần như không đổi. Họ vẫn sống như người nguyên thủy với hình thức săn bắt và hái lượm.
Rừng cho họ những vỏ cây lớn để dùng làm đệm giường cũng như những kỹ năng sinh tồn quan trọng. Những người phụ nữ trong tộc thường bóc tách vỏ cây Paperbark dùng để trang trí chiếc giường của họ.
Bo toc 6 van nam, noi nguoi gia san ca sau bang tay khong-Hinh-2
 

Bo toc 6 van nam, noi nguoi gia san ca sau bang tay khong-Hinh-3
 

Dĩ nhiên không thể không nhắc đến một trong những nghề chính của họ là săn bắt cá sấu. Đây là công việc của những người đàn ông trong bộ tộc.
Với người Yolngu, thịt cá sấu với họ mới là điều quan trọng, còn bộ da trị giá hàng nghìn, thậm chí cả vài chục nghìn USD kia không phải là điều đáng bận tậm!
Mỗi lần đi săn, họ không mang theo lương thực khi đi săn, khu rừng sẽ cung cấp hầu hết các nhu yếu phẩm trong suốt chuyến đi có thể kéo dài ngày này sang ngày khác.
Điều đặc biệt là những người cao tuổi lại có kĩ năng và độ tinh nhạy gấp nhiều lần các trai tráng.
Điều nguy hiểm, đó chính là người Yolngu bắt cá sấu bằng cả những phương pháp truyền thống. Chủ yếu họ săn bắt cá sấu nước ngọt có kích thước lớn rất hung dữ và nhanh nhạy. Thịt cá sấu là nguồn thực phẩm chính nuôi sống bao đời thế hệ người Yolngu.
Cuộc sống hiện đại ảnh hưởng không nhiều tới sinh hoạt của người Yolngu. Ở đây, hầu như trẻ em chỉ thích học làm thợ săn rùa, cá đuối.
Thứ duy nhất xâm nhập vào nhận thức của người Yolngu chính là thuốc lá trong khi một chất kích thích khác là rượu lại bị cấm tiệt ở làng Matamata.

Thực hư tác dụng của mũ phòng hộ chống Covid-19 ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, một món đồ được người dân tìm mua nhiều là chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, sản phẩm này còn “cháy hàng”.

Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam
 Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên kinh doanh mũ, thời trang, chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19 này còn được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hay được bán cả trên một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Chợ tốt,…
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-2
 Qua quảng cáo của người bán, mặc dù loại mũ này xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không thể thay thế khẩu trang, nhưng có tác dụng giảm thiểu được sự lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc hoặc đến chỗ đông người, nhất là khi nói chuyện trực tiếp.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-3
 Sở dĩ có thể “cản” được tiếp xúc từ các giọt bắn khi giao tiếp bởi "mũ chống dịch" không đơn thuần có hình dáng, mẫu mã đa dạng như các loại nón thông thường. Phía trước mũ có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa trong suốt hướng xuống dưới, giúp che toàn bộ mặt người dùng.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-4
 Trong quá trình sử dụng chiếc mũ này có thể giặt sạch, còn tấm nhựa gắn phía trước chỉ cần sử dụng cồn hoặc nước rửa tay thông thường là có thể vệ sinh sạch sẽ. Mũ phòng hộ chống Covid-19 có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, các loại cho người lớn và trẻ nhỏ, cho người dùng thoải mái chọn lựa.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-5
 Hiện tại, loại mũ này được chào bán với mức giá 200 - 250 nghìn đồng/chiếc, có nơi bán online chỉ với mức giá từ 80.000-100.000 đồng/chiếc. Trong khi, tại Hàn Quốc, sản phẩm này được bán với giá rẻ nhất là 16.000 won (tương 320 nghìn đồng).
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-6
 Với giá cả phải chăng, lại được đồn đoán giúp phòng chống Covid-19, trung bình có cửa hàng bán được cả trăm chiếc mỗi ngày. Vậy chiếc mũ này có thực sự chống được virus corona như lời đồn?
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-7
 Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, loại mũ này chỉ tăng cường lớp bảo vệ chứ không hoàn toàn thay thế được khẩu trang. Covid-19 chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn khi tiếp xúc, trong khi mũ có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-8
 Những chiếc mũ có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Điều đó tức là, khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người khác, người dùng vẫn nên đeo khẩu trang, kết hợp với đội mũ để tránh lây nhiễm Covid-19.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-9
 Không nên cho rằng đội mũ này là an toàn và lạm dụng chúng, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ngoài ra trong quá trình sử dụng mũ phòng hộ chống Covid-19 nên thường xuyên tháo rời để giặt, vệ sinh tấm nhựa bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-10
Người dân hoàn toàn có thể tự chế mũ chống Covid-19 cực kỳ tiết kiệm tại nhà bằng tấm nhựa mica trong suốt loại cứng. Dùng một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở. 

Hãi hùng vây bắt cá sấu khổng lồ lạc vào trường học

(Kiến Thức) - Mọi người vô cùng sợ hãi phát hiện cá sấu khổng lồ dài gần 3m lạc vào một trường tư thục ở bang Florida, Mỹ.

Hai hung vay bat ca sau khong lo lac vao truong hoc
 Con cá sấu khổng lồ dài gần 3m lạc vào trường tư thục Geneva ở thành phố Lakeland, bang Florida, Mỹ. (Nguồn: Daily Mail)