Bộ Tài chính lên tiếng về giá nước sông Đuống "cõng" lãi vay

Về việc định giá nước, văn bản của Bộ Tài chính cho biết, do dự án chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định mức chi phí cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc xác định mức giá là tạm tính. Nhưng riêng đối với chi phí lãi vay, Bộ Tài chính yêu cầu cần loại trừ các khoản vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.

Bo Tai chinh len tieng ve gia nuoc song Duong
 
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ vừa có công văn trả lời UBND thành phố Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống ở mức tạm tính 10.246 đồng/m3.
Về việc định giá nước, văn bản của Bộ Tài chính cho biết, do dự án chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định mức chi phí cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc xác định mức giá là tạm tính. Nhưng riêng đối với chi phí lãi vay, Bộ Tài chính yêu cầu cần loại trừ các khoản vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.
Về viện dẫn cụ thể điều khoản chi tiết tại Luật ngân sách Nhà nước để thực hiện và chi phí lãi vay, Bộ Tài chính cho biết: Thẩm quyền quyết định chi ngân sách cho cấp bù giá nước sạch đề nghị thành phố Hà Nội căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Trước đó, ngày 18/4, Bộ Tài chính đã có văn bản số 4581/BTC-QLG về vướng mắc trong xây dựng phương án giá đối với nhà máy nước mặt sông Đuống.
Trong đó, Bộ Tài chính nhất trí với nguyên tắc xác định mức giá tạm tính UBND Thành phố Hà Nội đề xuất. Riêng với chi phí lãi vay, cần loại trừ các khoản vốn hóa vào giá trị tài sản theo quy định.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo phân kỳ 2 của dự án nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu nước sạch và cân đối tài chính của các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố.
Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào ngày 12/11, ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết nhà đầu tư dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống hiện vay 80% tổng vốn đầu tư, tương ứng số cụ thể là khoảng 3.995 tỷ đồng. Khi dự án này hoàn thành, đi vào sử dụng tính giá nước thì chi phí lãi vay sẽ phải được tính vào trong giá nước.
Theo ông Hà, chi phí lãi vay có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chi phí lãi vay trong quá trình thực hiện dự án, được tính vào trong giá thành đầu tư dự án và được vốn hóa vào tổng chi phí dự án. Còn sau khi nhà máy đi vào hoạt động, phần vốn vay Cty phải trả hằng năm, lãi vay ấy được tính vào trong giá thành.
“Theo báo cáo của công ty thì riêng phần chi phí lãi vay ở đây khoảng 20%, tức rơi vào khoảng hơn 2.003 đồng trong mức giá tạm tính 10.246 đồng/m3”, ông Hà nói.

Facebook Shark Liên chia sẻ câu nói dậy sóng: Là do nhóm chủ Page đăng?

Một đại diện phía Công ty CP nước mặt Sông Đuống (phía Shark Liên) khẳng định, dòng chia sẻ trích dẫn câu nói gây tranh cãi là do nhóm Admin của fanpage gồm mời mấy người làm.

Facebook Shark Lien chia se cau noi day song: La do nhom chu Page dang?
 Fanpage Madam Liên của Shark Liên do một nhóm người điều hành chia sẻ nhiều câu nói nổi tiếng?
Sáng 17/11, trao đổi với PV liên quan đến những tranh cãi sau việc Facebook có tên Madam Liên được cho là của bà Đỗ Kim Liên (còn gọi là Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống chia sẻ câu nói gây tranh cãi giữa ồn ào giá nước Sông Đuống.

Tuyên bố “máu mặt” của cá mập Shark Liên nhà máy nước sông Đuống

(Kiến Thức) - Nói về dự án nhà máy nước sông Đuống, Shark Liên khẳng định nhà máy sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi.

Không chỉ là nhà sáng lập của ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN, vị nữ cá mập chính của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 - Shark Đỗ Liên (tên đầy đủ Đô Thị Kim Liên) còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống.

Doanh nghiệp đại gia Đặng Thành Tâm đối mặt với nhiều rủi ro trì hoãn triển khai dự án

(Kiến Thức) - CTCP Chứng khoán Bản Việt dự báo doanh thu của Đô thị Kinh Bắc đạt 3,3 ngàn tỷ đồng và lãi ròng đạt 842 tỷ đồng trong năm 2020.
 

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo trong năm 2019, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) sẽ mang về doanh thu 3,6 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 44% và lãi ròng đạt 782 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2018.

Biên lợi nhuận gộp của Công ty sẽ phục hồi lại mức cao trên 50% khi Khu công nghiệp Quang Châu và Quế Võ đem lại biên lợi nhuận gộp khoảng 50-60%.