Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng sách giáo khoa

(Kiến Thức) - Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ SGK và cũng để trong tài khoản của World Bank, không sử dụng.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 6/11 nóng lên khi đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đặt câu hỏi, Bộ GD&ĐT tham mưu khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục là 462 tỷ đồng. Vậy hiện trong thực tế, chúng ta đã chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia và vay Ngân hàng thế giới (WB) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn bộ SGK và tài liệu, tổ chức tập huấn?
Bo GD&DT da tra lai 16,5 trieu USD xay dung sach giao khoa
 Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu USD là vay ODA, còn 3 triệu USD là vốn đối ứng.
"Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Do vậy, Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ sách giáo khoa và cũng để trong tài khoản của World Bank, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử dụng" – ông Nhạ nói.
Số tiền còn lại, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học, đến tháng 12 năm nay, cố gắng phấn đấu tiêu được 12 triệu USD.
"Như vậy, cũng hơn 200 tỷ đồng và số tiền còn lại, sau khi rà soát tất cả chi phí mà không thiết thực, hiệu quả (liên quan đến tập huấn...).Vừa rồi chúng tôi xin trả lại Chính phủ và tổng số tiền trả lại là 29,7 triệu USD. Có nghĩa, số tiền tiết kiệm sẽ trả lại, chúng tôi chi vào cái khoản thực thi” - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Hướng tới để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa sách giáo khoa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sách giáo khoa và vẫn thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Do vậy, tiết kiệm tiền chi ngân sách cho biên soạn sách giáo khoa, trừ trường hợp không có bộ sách nào, không có cuốn sách nào mà các nhà xuất bản trình thì lúc ấy Bộ sẽ phải làm theo đúng Nghị quyết 122 của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng sách giáo khoa

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

SGK Tiếng Việt lớp 1 30 năm trước có gì khiến 8X, 9X bồi hồi?

(Kiến Thức) - Những trang sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 xưa được phát hành vào năm 1990 đã in dấu ấn đậm sâu trong ký ức của thế hệ 8X, 9X nay được cư dân mạng tìm lại.

SGK Tieng Viet lop 1 30 nam truoc co gi khien 8X, 9X boi hoi?
Năm học mới chỉ mới bắt đầu được khoảng 1 tháng nay, tuy nhiên trên MXH đã xuất hiện khá nhiều bài tranh luận về những trang sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 cải cách của thế hệ hiện tại. 

7 Công an phường ở TP HCM bị bắt giam vì "ăn tiền"

(Kiến Thức) - 7 cán bộ Công an phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú bị khởi tố bắt tạm giam về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Ngày 6/11, Công an TPHCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc của 7 bị can nguyên là cán bộ, chiến sĩ Công an phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú.

7 bị can gồm: Phạm Thanh Tuấn (thiếu tá, trưởng công an phường), Lê Văn Quý (trung tá, phó trưởng công an phường), Lê Văn Hòa (trung tá, phó trưởng công an phường), Nguyễn Đăng Chiến (thượng úy), Nguyễn Đức Hiền (đại úy), Võ Quang Kế (đại úy), Phạm Ngọc Vy (thượng úy).