Bộ Công an: Chưa có căn cứ xác định Asanzo lừa dối khách hàng

(Kiến Thức) - C03 cho rằng, chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ “Trung Quốc” đội lốt hàng hóa có xuất xứ “Việt Nam” tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Cty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có thông báo kết quả điều tra vụ việc liên quan Công ty CP Tập đoàn Asanzo do ông Phạm Văn Tam làm Chủ tịch HĐQT.
Trước đó, các dấu hiệu sai phạm của công ty này được C03 điều tra gồm: “sản xuất, buôn bán hàng giả”, “lừa dối khách hàng” trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc, nhưng về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn “Asanzo” có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 và có hay không dấu hiệu “buôn lậu”, “trốn thuế”.
Bo Cong an: Chua co can cu xac dinh Asanzo lua doi khach hang
 Theo C03,  chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng.
Theo kết quả điều tra C03, về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, theo C03, do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” nên việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam” hoặc “Sản xuất bởi Việt Nam” là phù hợp quy định.
C03 cho rằng, về việc sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cho một số sản phẩm và trên các thông tin quảng cáo để xác định có hay không hành vi lừa dối khách hàng, theo kết quả điều tra, mặc dù Tập đoàn Sharp xác định không có việc Công ty Sharp - Roxy ký hợp đồng dịch vụ với Asanzo vào ngày 24/1/2017 và càng không có việc Công ty Sharp - Roxy ký thư xác nhận hợp tác với Công ty Asanzo như công ty này công bố trong buổi họp báo vào tháng 9/2019.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được bất cứ đơn tố cáo hay tố giác Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo.
Đồng thời, các công ty là đại lý, nhà phân phối, tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu "Asanzo” đều xác nhận họ căn cứ vào chất lượng và giá cả của các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo để bán hàng, chứ không vì câu slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" và nhãn hàng hóa “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Việc Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty Việt Tài nhập khẩu 14 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và có xuất xứ Trung Quốc như trên thuộc diện hàng hóa được phép nhập khẩu, được 2 công ty này kê khai thuế đầy đủ.
Bản thân Công ty Asanzo vừa mua hàng hóa nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo từ các công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Trung Quốc hoặc lắp ráp linh kiện thành sản phẩm nguyên chiếc, vừa mua linh kiện để lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo để bán, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước và cũng chưa có quy định, tiêu chí để hàng hóa được ghi nhận “Sản xuất tại Việt Nam”.
C03 cho rằng, chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ “Trung Quốc” đội lốt hàng hóa có xuất xứ “Việt Nam” tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.
C03 đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện việc kiểm tra sau thông quan đối với Công ty Asanzo và các công ty liên quan nhập khẩu các lô hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và linh phụ kiện hàng hóa để sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo. Nếu có dấu hiệu tội phạm “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”, chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (PC03) để điều tra theo thẩm quyền.
Cũng theo C03, đối với hành vi có dấu hiệu buôn lậu và trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của Asanzo, C03 đã chuyển hồ sơ cho PC03 để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.
Liên quan đến công văn Tổng cục Hải quan gửi Bộ Công an về việc đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật liên quan đến việc kiểm tra, tạm giữ 18 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo tại Cảng Hải Phòng và Cảng Cát Lái theo thủ tục hành chính, sang cho C03 để tiếp tục điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc có ý kiến để Tổng cục Hải quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với 18 container, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Tổng cục Hải quan quyết định và xử lý theo quy định.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bản tin chống buôn lậu hàng giả: Thu Giữ Hàng Trăm Bộ Đồ Chơi Trẻ Em Tại Cửa Khẩu Lạng Sơn

Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Người phụ nữ kéo cờ trong lễ Độc lập năm 1945 qua đời

Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ trong ngày Độc lập cách đây 75 năm, qua đời ở tuổi 95.

Thông tin từ gia đình giáo sư Lê Thi cho biết bà đã qua đời vào sáng 28/8 vì tuổi cao sức yếu. Bà hưởng thọ 95 tuổi.

Bà Lê Thi (tên thật là Dương Thị Thoa) sinh năm 1926, trong gia đình nho học. Bố bà là cố giáo sư Dương Quảng Hàm, một trí thức nổi tiếng dạy văn và sử ở trường Bưởi (trường Chu Văn An ngày nay). Trước ngày theo Cách mạng, bà từng là nữ sinh trường Đồng Khánh. 

Nguoi phu nu keo co trong le Doc lap nam 1945 qua doi

Bà Lê Thi (trái) và bà Đàm Thị Loan, hai người phụ nữ cùng nhau kéo cờ trong lễ độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)

Vào ngày 2/9/1945, bà Lê Thi là một trong hai người phụ nữ tham gia kéo cờ Tổ quốc tại quảng trường Ba Đình, trong lúc quốc dân đồng bào hát Tiến quân ca.
9h ngày 2/9/1945, bà Thi cùng gần 100 chị em phụ nữ tập trung tại Hàng Bông. Họ đi bộ qua Cửa Nam xuống đường Điện Biên Phủ rồi tiến vào Quảng trường Ba Đình.
Chiều cùng ngày, khi Quảng trường Ba Đình đã không còn một chỗ trống, bà Thi cùng một người phụ nữ khác là bà Đàm Thị Loan được lựa chọn làm người kéo cờ Tổ quốc.
"Khi thấy lá cờ Tổ quốc đã được kéo lên trên đỉnh cột cờ, bay phất phới trong gió, lúc đó nước mắt tôi bỗng ứa ra vì xúc động, xen lẫn niềm tự hào. Trên lễ đài, tôi được nhìn thấy Bác Hồ rõ hơn trong bộ kaki giản dị, đi dép cao su, khác hẳn với những vị lãnh tụ mà tôi đã được học trong sách vở", cựu nữ sinh Đồng Khánh từng chia sẻ.
Sau ngày Độc lập, bà Lê Thi hăng hái tham gia cách mạng và tiếp tục con đường học vấn. Năm 1956, bà được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên.
Bà được phong giáo sư triết học, sau đó làm Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam. Khi về hưu, bà cùng một số người sáng lập trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, sau này chuyển thành Viện Gia đình và Giới.

Tại sao TAND quận 11, chưa thụ lý Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ?

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc Công ty Asanzo kiện Báo Tuổi Trẻ, ngày 5/8, TAND quận 11, TP.HCM vẫn chưa thụ lý vụ án và yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo bổ sung nội dung khởi kiện.

Trưa nay (5/8), TAND quận 11, TP.HCM đã ra văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo bổ sung nội dung khởi kiện báo Tuổi Trẻ. Theo đó, việc bổ sung này có thời hạn trong 30 ngày, sau đó tòa sẽ tiến hành xem xét thụ lý hay không vụ kiện này. Được biết nội dung tòa án yêu cầu bên khởi kiện bổ sung bồi thường thiệt hại gì để làm căn cứ xem xét...
Tai sao TAND quan 11, chua thu ly Asanzo kien bao Tuoi Tre?
Tòa án quận 11, TP HCM vẫn chưa thụ lý hồ sơ vụ Asanzo kiện báo Tuổi trẻ và yêu cầu bổ sung hồ sơ để xem xét. 
Trước đó, ngày 25/7, Công ty Asanzo đã nộp đơn khởi kiện báo Tuổi Trẻ yêu cầu được cải chính thông tin, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại.
Asanzo chọn nơi khởi kiện là TAND quận 11, quận này cũng là nơi đặt trụ sở của công ty, thay vì khởi kiện đến TAND quận Phú Nhuận, nơi báo Tuổi Trẻ đặt trụ sở.
Theo đơn khởi kiện của Asanzo, việc báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Điều tra lật tẩy Asanzo” với nhiều cáo buộc gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp này.
Cụ thể, các tội danh mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho Asanzo như “thay đổi xuất xứ hàng hóa”, “lừa người tiêu dùng”, “qua mặt cơ quan quản lý”, “lập công ty ma”…là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền hay bản án có hiệu lực pháp luật.
Asanzo khẳng định: "tội danh giả xuất xứ hàng hóa mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho chúng tôi và mô tả quy trình sản xuất TV cắt xén nhiều khâu một cách có chủ ý, khiến người đọc hiểu sai về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty chúng tôi là 2 quy kết nguy hại nhất, là 2 nguyên nhân chính gây nên tổn thất cho việc kinh doanh của công ty chúng tôi”.
Asanzo khởi kiện yêu cầu báo Tuổi Trẻ cải chính thông tin, công khai xin lỗi, đồng thời giải quyết bồi thường thiệt hại (bao gồm không chỉ giới hạn ở tổn thất doanh thu, tổn thất về hình ảnh, chi phí luật sư suốt quá trình tố tụng)...
Mời quý vị xem video: Tranh cãi xuất xứ tivi của Asanzo

Nguồn VTC

Trước đó, báo Tuổi Trẻ có loạt bài “Điều tra lật tẩy Asanzo”, nêu những sai phạm của Asanzo trong việc nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "Made in China" và dán nhãn ghi xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường.
Mới đây, tại cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu “xử lý sớm sai phạm, sớm kết luận đúng sai cho rõ ràng vụ Asanzo. Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ rồi, phải xử lý nghiêm một số trường hợp gian lận xuất xứ hàng hóa".