Người phụ nữ kéo cờ trong lễ Độc lập năm 1945 qua đời

Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ trong ngày Độc lập cách đây 75 năm, qua đời ở tuổi 95.

Thông tin từ gia đình giáo sư Lê Thi cho biết bà đã qua đời vào sáng 28/8 vì tuổi cao sức yếu. Bà hưởng thọ 95 tuổi.
Bà Lê Thi (tên thật là Dương Thị Thoa) sinh năm 1926, trong gia đình nho học. Bố bà là cố giáo sư Dương Quảng Hàm, một trí thức nổi tiếng dạy văn và sử ở trường Bưởi (trường Chu Văn An ngày nay). Trước ngày theo Cách mạng, bà từng là nữ sinh trường Đồng Khánh. 
Nguoi phu nu keo co trong le Doc lap nam 1945 qua doi
Bà Lê Thi (trái) và bà Đàm Thị Loan, hai người phụ nữ cùng nhau kéo cờ trong lễ độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)
Vào ngày 2/9/1945, bà Lê Thi là một trong hai người phụ nữ tham gia kéo cờ Tổ quốc tại quảng trường Ba Đình, trong lúc quốc dân đồng bào hát Tiến quân ca.
9h ngày 2/9/1945, bà Thi cùng gần 100 chị em phụ nữ tập trung tại Hàng Bông. Họ đi bộ qua Cửa Nam xuống đường Điện Biên Phủ rồi tiến vào Quảng trường Ba Đình.
Chiều cùng ngày, khi Quảng trường Ba Đình đã không còn một chỗ trống, bà Thi cùng một người phụ nữ khác là bà Đàm Thị Loan được lựa chọn làm người kéo cờ Tổ quốc.
"Khi thấy lá cờ Tổ quốc đã được kéo lên trên đỉnh cột cờ, bay phất phới trong gió, lúc đó nước mắt tôi bỗng ứa ra vì xúc động, xen lẫn niềm tự hào. Trên lễ đài, tôi được nhìn thấy Bác Hồ rõ hơn trong bộ kaki giản dị, đi dép cao su, khác hẳn với những vị lãnh tụ mà tôi đã được học trong sách vở", cựu nữ sinh Đồng Khánh từng chia sẻ.
Sau ngày Độc lập, bà Lê Thi hăng hái tham gia cách mạng và tiếp tục con đường học vấn. Năm 1956, bà được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên.
Bà được phong giáo sư triết học, sau đó làm Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam. Khi về hưu, bà cùng một số người sáng lập trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, sau này chuyển thành Viện Gia đình và Giới.

Sự thật ngỡ ngàng về vị vua không chính thống triều Lê Sơ

(Kiến Thức) - Triều Lê Sơ giai đoạn cuối lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Chính trong bối cảnh suy vong ấy đã có những người mang dòng máu hoàng tộc được đưa lên ngai vàng nhưng lại không được công nhận là vị vua chính thống.

Nhà Hậu Lê được chia làm hai giai thoại là Lê sơ (1428 -1527) và Lê Trung hưng (1533 - 1789). Triều Lê sơ được thành lập trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh xâm lược (tính từ khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ngày 07.02.1418 đến ngày 29.4.1428 khi ông lên ngôi hoàng đế). Đây là triều đại từ tay trắng dựng lên nghiệp lớn, “mở triều đình ở nơi rừng rậm, phá quân giặc bằng gậy tầm vông” (Chí Linh sơn phú).

Vì sao đế chế Byzantine hùng mạnh sụp đổ trong phút chốc?

(Kiến Thức) - Nếu đế chế Byzantine cầm chân địch được lâu hơn, sự cứu viện từ các đồng minh châu Âu có thể đã đảo ngược tình thế của trận đánh. Nhưng nỗ lực của người Byzantine đã tan thành mây khói bởi một sai sót vô cùng tai hại.

Vi sao de che Byzantine hung manh sup do trong phut choc?
Sự sụp đổ của thành Constantinople, thủ đô của đế chế Byzantine, năm 1453 là một sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đặc biệt đến thế giới phương Tây. Theo các sử gia, một sai lầm hết sức ngớ ngẩn đã góp phần dẫn đến sự kiện này.
Vi sao de che Byzantine hung manh sup do trong phut choc?-Hinh-2
Theo đó, trong cuộc vây thành Constantinople, người Byzantine đã đứng trước cơ hội rất lớn để chiến thắng. Mặc dù quân Ottoman có lợi thế về quân số với súng đại bác lớn nhưng các bức tường cao dày xung quanh Constantinople đã khiến họ gặp khó khăn chiếm được thành phố này.