Bí quyết luộc tôm đông lạnh thịt ngọt lại cực chắc

Luộc tôm đông lạnh đúng cách có thịt tươi, mềm, không có mùi tanh, đặc biệt thơm ngon.

Tôm rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon lại giàu protein, dồi dào vitamin B12 và các khoáng chất khác như canxi, omega 3,...rất tốt cho sức khỏe của trẻ, cũng như người lớn.
Do hạn chế thời gian, không phải lúc nào cũng mua được tôm tươi sống, nhiều người lựa chọn mua tôm đông lạnh. Thế nhưng, làm sao để luộc tôm đông lạnh ngon, không bị tanh, thịt lại ngọt, chắc?
Bi quyet luoc tom dong lanh thit ngot lai cuc chac
 Ảnh minh hoạ.
Đầu tiên, bạn phải rã đông tôm. Lưu ý là bạn không nên dùng nước mà để tôm được rã đông tự nhiên. Nếu dùng nước thì tôm sẽ bị nát, không còn tươi khi luộc.
Xong xuôi thì đem đi rửa lại bằng nước sạch rồi ướp thêm 10 phút với gừng và rượu.
Tiếp đó, đặt nồi nước lên bếp, thêm chút gừng, sả, hành lá... vào nồi. Nhớ là nước không cần nhiều vì tôm cũng tiết ra nước lúc luộc. Đun đến khi đầy nồi sôi lăn tăn thì thả tôm vào.
Thả tôm vào thì thêm một chút dầu ăn để giúp tôm tươi sáng, bóng bẩy hơn. Bỏ một chút muối để tôm mềm và không bị bở.
Bi quyet luoc tom dong lanh thit ngot lai cuc chac-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
Sau khi cho tôm vào nồi, quan sát thấy vỏ tôm chuyển sang màu đỏ hồng đồng đều thì có thể vớt ra ngay. Tôm nhỏ thì luộc 2-3 phút, tôm to có thể luộc 5 phút.
Khi tôm chín thì vớt ra ngay. Không nên để tôm trong nồi quá lâu. Luộc tôm chín quá sẽ không ngon. Tôm được chế biến theo cách này có thịt tươi, mềm, vị ngon, không có mùi tanh, đặc biệt thơm ngon.
Tôm nên ăn nóng để không bị tanh. Tôm luộc có thể chấm với tương ớt, muối chanh, nước tương mù tạt hoặc bất cứ loại gia vị nào mà bạn thích.

Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn video: THĐT)

Lời khuyên của người phụ nữ trả hết khoản nợ 300.000 đô trong 3 năm và trở thành triệu phú

Bernadette Joy đã trả xong khoản nợ 300.000 USD và hiện có tài sản trị giá 1 triệu USD.

Khi nói đến các ưu tiên tài chính, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, tiết kiệm tiền và tạo lập quỹ khẩn cấp trước khi tập trung đầu tư là điều khôn ngoan.

Tuy nhiên, theo Bernadette Joy, huấn luyện viên tài chính và nhà sáng lập Crush Your Money Goals, điều đó không có nghĩa là tiết kiệm quá mức. Joy, đã trả xong khoản nợ 300.000 USD trong 3 năm và hiện có tài sản ròng là 1 triệu USD, cho biết một số khách hàng của bà đã tiết kiệm nhiều hơn mức cần thiết.

Giám đốc về hưu của JPMorgan Asset Management: Đừng mắc 6 sai lầm về tiền bạc này ở độ tuổi 30

Anne Lester - cựu Trưởng bộ phận Giải pháp Hưu trí của nhóm Giải pháp Quản lý Tài sản JPMorgan, đã đưa ra 6 lời khuyên về tiền bạc dưới đây.

Là cựu giám đốc về hưu của JPMorgan Asset Management, tôi thấy được có nhiều con đường dẫn đến việc nghỉ hưu và kể cả những bước quan trọng hay những bước đi sai lầm mà mọi người đã thực hiện ở mỗi giai đoạn trong hành trình đầu tư của họ.

Dưới đây là 6 sai lầm tài chính mà tôi thấy những người ở độ tuổi 30 gặp phải và vì sao bạn nên tránh mắc phải:

Cảnh báo sớm về các giai đoạn ô nhiễm không khí nguy hiểm

Dự báo bụi mịn không khí PM2.5 theo giờ và trong 24 giờ có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra cảnh báo sớm về các giai đoạn ô nhiễm không khí nguy hiểm.

Chiều 8/6, ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với ĐH Dublin (Ireland) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Mô hình hóa tác động của không khí ô nhiễm và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM (HealthyAIR 2022)”.
Canh bao som ve cac giai doan o nhiem khong khi nguy hiem
PGS.TS. Hồ Quốc Bằng (ĐHQG-HCM, đồng giám đốc dự án HealthyAIR) trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và khí nhà kính tại TP HCM. 

Báo cáo về dự án Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí HealthyAIR, TS. Ricardo Simon Carbajo - Giám đốc Trung tâm Đổi mới và phát triển, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ĐH Dublin cho biết, ứng dụng này có thể đo được nhiều chất gây ô nhiễm không khí như PM2.5, CO, O3, NO2, SO2…

Dựa trên số liệu đo liên tục từ 6 trạm quan trắc không khí tự động tại 6 quận, HealthyAIR đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo về chất lượng không khí cho các nhóm đối tượng có các bệnh như: hen suyễn, viêm xoang, hô hấp…
Còn theo PGS.TS. Hồ Quốc Bằng (ĐHQG-HCM, đồng giám đốc dự án HealthyAIR), xe máy chiếm ưu thế trong các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ông Bằng đề xuất TP HCM nên kiểm soát ngay khí thải xe máy bằng cách loại bỏ những xe gắn máy cũ nát; phải thực hiện ngay việc kiểm tra khí thải xe gắn máy, nếu không đạt chuẩn khí thải phải loại bỏ hoặc yêu cầu người dân duy tu, bảo dưỡng. Về chiến lược, TP HCM cần xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2030 theo yêu cầu của Bộ TN-MT.