Cảnh báo sớm về các giai đoạn ô nhiễm không khí nguy hiểm

Dự báo bụi mịn không khí PM2.5 theo giờ và trong 24 giờ có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra cảnh báo sớm về các giai đoạn ô nhiễm không khí nguy hiểm.

Chiều 8/6, ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với ĐH Dublin (Ireland) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Mô hình hóa tác động của không khí ô nhiễm và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM (HealthyAIR 2022)”.
Canh bao som ve cac giai doan o nhiem khong khi nguy hiem
PGS.TS. Hồ Quốc Bằng (ĐHQG-HCM, đồng giám đốc dự án HealthyAIR) trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và khí nhà kính tại TP HCM. 

Báo cáo về dự án Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí HealthyAIR, TS. Ricardo Simon Carbajo - Giám đốc Trung tâm Đổi mới và phát triển, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ĐH Dublin cho biết, ứng dụng này có thể đo được nhiều chất gây ô nhiễm không khí như PM2.5, CO, O3, NO2, SO2…

Dựa trên số liệu đo liên tục từ 6 trạm quan trắc không khí tự động tại 6 quận, HealthyAIR đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo về chất lượng không khí cho các nhóm đối tượng có các bệnh như: hen suyễn, viêm xoang, hô hấp…
Còn theo PGS.TS. Hồ Quốc Bằng (ĐHQG-HCM, đồng giám đốc dự án HealthyAIR), xe máy chiếm ưu thế trong các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ông Bằng đề xuất TP HCM nên kiểm soát ngay khí thải xe máy bằng cách loại bỏ những xe gắn máy cũ nát; phải thực hiện ngay việc kiểm tra khí thải xe gắn máy, nếu không đạt chuẩn khí thải phải loại bỏ hoặc yêu cầu người dân duy tu, bảo dưỡng. Về chiến lược, TP HCM cần xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2030 theo yêu cầu của Bộ TN-MT.
Cũng tại hội thảo, PGS.TS. BS. Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen suyễn, Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng TP HCM cho biết, hậu quả mạn tính của ô nhiễm không khí gây tăng tần suất hen và COPD, suy giảm mạn tính về chức năng hô hấp, gây ung thư phổi  và kéo theo các bệnh về tim mạch.
Tình trạng trẻ bị phơi nhiễm với bụi, SO2, NO2 bị ho và viêm phế quản cấp nhiều hơn, nhiều đợt cấp hen suyễn hơn, thể tích phổi thấp hơn, nhập viện do viêm phổi nhiều hơn. 
PGS.TS. BS. Lê Thị Tuyết Lan cũng cho biết, ô nhiễm không khí, trong đó, NO2 và PM2.5 làm tăng khả năng mắc và tử vong do COVID- 19. Dự hậu của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bị xấu đi do ô nhiễm không khí. 
TS. Đoàn Thị Phương Diệp – Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM) thì đưa ra nhiều đề xuất về xây dựng chính sách quản lý chất lượng không khí và biến đổi khí hậu cho TP HCM như: Cần xác định quy chuẩn kỹ thuật về khí thải riêng cho Việt Nam.
PGS.TS. Rajnish Rakhola - Chuyên gia AI tại CeADAR, University College Dublin, Ailen cho rằng, các mô hình được đề xuất trong dự báo bụi mịn không khí PM2.5 theo giờ và trong 24 giờ, được đánh giá có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra cảnh báo sớm về các giai đoạn ô nhiễm không khí nguy hiểm đối với người dân TP HCM.
>>> Mời độc giả xem thêm video Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới:

(Nguồn: VTV24)

Hà Nội đỉnh điểm ô nhiễm không khí: Ai bảo vệ người dân?

Ghi nhận của phóng viên chiều 16/12, nhiều công trình xây dựng ở Hà Nội không được che chắn, bụi đất, vật liệu xây dựng la liệt dưới lòng đường, vỉa hè. Cá biệt, có nơi dùng máy thổi để làm sạch mặt bằng, khiến bụi bay mù mịt.

Thiếu trách nhiệm?

Chiều 16/12, một đoạn đường Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) bị cào mặt nhựa để chuẩn bị làm lại. Hàng nghìn phương tiện qua lại khiến bụi bay mù mịt. Dọc đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), nhiều đoạn cũng bị cào lên lát lại, các vật liệu xây dựng được để tạm dưới lòng đường, vỉa hè. Đặc biệt, đoạn đường Vũ Trọng Phụng đang giải phóng mặt bằng, nhiều khu vực tập kết cả bãi vật liệu “khổng lồ” trên vỉa hè. Mỗi cơn gió thổi qua, bụi bay mù mịt.

Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

(VietnamDaily) - Những bức ảnh chụp từ trên cao được hãng Reuters đăng tải dưới đây phần nào cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động trên thế giới.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi
 Một trong những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động hiện nay trên thế giới. Trong ảnh, rác thải trôi nổi trên dòng sông Citarum ở Bandung, Indonesia, ngày 15/3/2021. Chính quyền địa phương đã cam kết sẽ làm sạch sông Citarum, vốn bị coi là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới, nhưng rác thải sinh hoạt và công nghiệp vẫn tiếp tục xuất hiện ở dòng sông này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-2
 Các công nhân đang thu gom rác nhựa thải ra hồ Potpecko bị ô nhiễm gần nhà máy thủy điện của một con đập gần thị trấn Priboj, Serbia, ngày 29/1/2021.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-3
Một vài người đi bộ dọc theo bờ sông Tame gần Denton, Anh, ngày 17/3/2021. Một báo cáo của Đại học Manchester vào năm 2018 chỉ ra rằng sông Tame có mức độ ô nhiễm vi nhựa "tồi tệ hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới vào thời điểm đó". 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-4
 Dòng sông Pisang Batu, chảy qua một khu dân cư đông đúc ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, Indonesia, ngày 16/3/2021. Con sông này cũng bị ô nhiễm nặng, nước đen và bốc mùi.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-5
Hồ nước bị ô nhiễm gần thị trấn Yatagan, tỉnh Mugla (Thổ Nhĩ Kỳ), trong bức ảnh chụp ngày 24/2/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-6
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy sông Cuyahoga ở Akron, Ohio, Mỹ, ngày 17/3/2021. Hồi năm 1969, sông Cuyahoga "bốc cháy" do ô nhiễm nguồn nước, khiến Quốc hội Mỹ sau đó phải thông qua đạo luật về nước sạch. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-7
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy rác thải bị vứt bỏ trên bờ tại Vịnh Guanabara ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 17/3/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-8
 Những chiếc ô tô di chuyển gần kênh Interceptor Poniente ở Cuautitlan, Bang Mexico, Mexico, ngày 18/3/2021. Hệ thống thoát nước xung quanh Thành phố Mexico đông dân, trong đó bao gồm kênh Interceptor Poniente, bị ô nhiễm nặng do nước thải và rác thải từ khu dân cư gần đó.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-9
Nước bị ô nhiễm và nước thải chảy qua các kênh mở vào đại dương tại Vịnh Hann, ở Dakar, Senegal, ngày 17/3/2021.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-10
Một chiếc ghế sofa bị vứt bỏ trên sông Tiete gần Công viên Tiete ở Sao Paulo, Brazil, ngày 17/3/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-11
 Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường ống thoát nước dẫn nước thải đổ vào sông Euphrates gần Najaf, Iraq, ngày 16/3/2021.

Giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp

(Vietnamdaily) - Giá vàng SJC hôm nay ghi nhận tăng giảm trái chiều trong khoảng 50.000 - 150.000 đồng/lượng. Còn giá vàng thế giới tăng phiên thứ hai liên tiếp khi thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng thế giới hôm nay 9/6 tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.853 USD/ounce, tăng 1 USD so với phiên giao dịch liền trước.

Các thị trường quan trọng khác ghi nhận giá dầu thô vọt lên 122 USD/thùng, tác động tích cực đến giá vàng hôm nay. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu đồng loạt "đỏ" sàn khiến một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn vào kim loại quý để tìm cơ hội sinh lời.

Theo giới phân tích, thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Những người tham gia thị trường vàng cho rằng những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang thực hiện để kiềm chế lạm phát quá nóng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.

Hai dữ liệu quan trọng có thể tác động mạnh đến giá vàng trong vài ngày tới là hôm nay (9/6), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể thông báo tháng 7-2022 sẽ tăng 0,5 điểm % lãi suất cơ bản, nhằm kéo giảm lạm phát tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro.