Bị cảnh sát truy tìm vì "cầm nhầm" chậu lan 68 tỷ

Thay vì cầm về chậu hoa lan mình đã trả tiền, một người phụ nữ Trung Quốc lại mang đi chậu lan quý hiếm trị giá tới 20 triệu NDT (68 tỷ VNĐ).

Theo SCMP, chủ của một vườn ươm ở Yucheng, tỉnh Sơn Đông hốt hoảng khi một trong những chậu hoa lan quý hiếm nhất của ông biến mất, ông lập tức trình báo vụ việc lên cảnh sát.
Bi canh sat truy tim vi "cam nham" chau lan 68 ty
Hình minh họa. 
Một nhân viên của vườn ươm này cho biết, loài lan trên vô cùng quý hiếm, phải mất tới 8 năm trời để gây giống và nuôi nấng cho đến khi xuất vườn. Chậu lan này lại là cây mẹ, dùng để nhân giống nên lại càng quý.
Cô nhân viên cho biết thêm: “Chúng tôi nhận được tổng cộng 20 triệu NDT tiền đặt hàng loài lan này từ hơn 10 quốc gia. Nếu không có cây mẹ trên, chúng tôi không thể nhân giống và sẽ mất tất cả số tiền đặt hàng”.
Rất nhanh chóng, cảnh sát đã tìm được người phụ nữ “cầm nhầm” chậu lan quý hiếm. Cô rất ngạc nhiên vì hành động của mình có thể gây thiệt hại lớn như vậy cho chủ vườn.
Cảnh sát cho biết, người phụ nữ nói rằng sau khi trả tiền mua 1 chậu phong lan bình thường, cô thấy chậu kia đẹp hơn, nghĩ rằng chúng cùng 1 giá tiền nên cô đã tự ý đổi và cầm về nhà.
Theo cảnh sát, vì chỉ là hành động vô tình nên người phụ nữ này không bị truy cứu bất cứ trách nhiệm nào.
Tháng trước, một du khách ngất xỉu sau khi biết chiếc vòng mình vô tình làm vỡ trong cửa hàng trị giá tới 300.000 NDT (tương đương với 1 tỷ VNĐ). Cuối cùng, bà phải trả 180.000 NDT (tương đương hơn 600 triệu VNĐ) tiền bồi thường.

10 điều ít biết về quốc đảo Madagascar

(Kiến Thức) - Quốc đảo Madagascar là một thiên đường du lịch hàng đầu ở Châu Phi với nhiều bãi biển đẹp và hệ sinh thái phong phú đa dạng.

10 dieu it biet ve quoc dao Madagascar
 Cả về chính trị và địa lý, quốc đảo Madagascar hiện thuộc về châu Phi. Tuy nhiên, cách đây hàng triệu năm, vùng đất này lại là một phần của Châu Á.

Hình ảnh thành phố Palmyra trước và sau giải phóng lần 2

(Kiến Thức) - Đài Sputnik mới đây đăng tải những bức ảnh cho thấy nhiều công trình cổ đại ở thành phố Palmyra gần như đã bị phiến quân IS phá hủy hoàn toàn.

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2
 Ngày 2/3/2017, với sự yểm trợ hỏa lực của Nga, quân đội Syria lần thứ hai đã giải phóng hoàn toàn thành phố Palmyra khỏi ách thống trị của phiến quân IS. Tuy nhiên, trong thời gian chiếm đóng nơi này, tổ chức khủng bố IS gần như phá hủy hoàn toàn nhiều công trình cổ đại ở Palmyra. Ảnh: Ngôi đền cổ Baal-Shamin ở Palmyra.

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-2
 Thành phố cổ Palmyra của tỉnh Homs từng được coi là một trong những trung tâm quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Ảnh: Ngôi đền cổ Bel vốn đã bị tàn phá nặng nề này chỉ còn là một đống đổ nát (ảnh phải).

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-3
Cổng chào Khải Hoàn Môn ở thành phố cổ Palmyra sụp đổ trong thời gian nhóm IS chiếm quyền kiểm soát nơi này.

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-4
 Công trình Đại Tetrapylon cũng bị tổ chức khủng bố IS phá hủy.

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-5
Tòa Lâu đài cổ ở Palmyra (trái) còn khá nguyên vẹn trước khi phiến quân IS chiếm đóng thành phố cổ này lần hai vào tháng 12/2016. Bức ảnh bên phải cho thấy tòa lâu đài đã bị tàn phá nặng nề. 

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-6
 Nhà hát La Mã cổ đại cũng bị hư hại một phần.

Hinh anh thanh pho Palmyra truoc va sau giai phong lan 2-Hinh-7
Những ngôi mộ tháp nổi tiếng ở Palmyra thu hút khá nhiều du khách (ảnh trái). Tuy nhiên, hiện nay khu vực này chỉ còn là đống đổ nát. (Nguồn ảnh: Sputnik)

Nỗi khát khao ở “làng góa phụ“

Mưa lớn đã gây ra một vụ lở đất và lũ quét ở bang Uttarakhand (Ấn Độ) năm 2013 khiến 54 người đàn ông ở ngôi làng nhỏ Deoli Bhangiram bị thiệt mạng. 

Gượng dậy sau cơn lũ dữ