Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Hiện tượng lạ gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn đang gây tò mò cho các nhà khoa học.

Các nhà thiên văn học vật lý tại Đại học York vừa tiết lộ, có sự xuất hiện của những cơn gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn, kèm theo đó là các bước sóng tia cực tím phát ra mãnh liệt.

Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng, tương đương 200 triệu km/h. Cấp độ này tương đương với cấp gió giật trong siêu bão loại 77, Jesse Rogerson người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tại Khoa Vật lý và Thiên văn học York cho biết trong một tuyên bố.

“Đó là những cơn gió giật có tên gọi là gió Quasar”…

Bi an gio giat nhanh tai cac lo den sieu lon
Nguồn ảnh: Zeenews 

Gió Quasar này được phát hiện từ cuối những năm 1960, tìm thấy trên các đĩa khí nóng hình thành xung quanh các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà.

Toàn bộ vật chất trong các lỗ đen sẽ bị thiêu hủy bởi sức nóng của năng lượng, một số khác sẽ bị gió Quasar thổi bay đi một cách nhanh chóng trong không gian, Giáo sư Patrick Hall cho biết.

Để có được công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng song sinh tại Đài Quan sát Gemini.

Hiện các nhà khoa học đang có kế hoạch theo dõi loại gió Quasar này tại các lỗ đen để xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp Hội Thiên Văn Hoàng Gia.

Xem thêm video: Những lỗ đen siêu khổng lồ với sức mạnh kinh hoàng (nguồn video: Science and Technology).
Theo Zeenews

Phát hiện lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hiện một lỗ đen siêu lớn đang di chuyển với tốc độ 23,000-33,000 km/s.

Theo đó, lỗ đen siêu lớn này có dạng hình xoắn ốc và tạo ra những luồng gió khí giật với cường độ cực cao.
Với tốc độ di chuyển 23,000-33,000 km/s, các nhà khoa học nhận định, tốc độ này nhanh hơn 10% tốc độ ánh sáng. Đó là một tốc độ siêu khủng chưa từng có trong vũ trụ.

Tìm thấy lỗ đen lớn hơn Mặt trời 21 tỷ lần

(Kiến Thức) - Lỗ đen có kích thước khổng lồ, lớn gấp 21 tỷ lần kích thước Mặt trời, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng.

Theo đó, lỗ đen này được phát hiện gần thiên hà NGC 4889, cách Trái đất chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Điều ấn tượng đặc biệt của lỗ đen này là nó có kích thước lớn khủng khiếp, lớn gấp 21 tỷ lần Mặt trời.
Lỗ đen mới được phát hiện bởi kính viễn vọng Hubble của Trung tâm NASA, ước tính nó chứa hơn 10.000 thiên hà, theo thống kê của EarthSky.

Lỗ đen khổng lồ "ngủ quên" hàng chục năm thức giấc

Lỗ đen khổng lồ có kích thước lớn gấp 12 lần Mặt trời và cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.

Lỗ đen khổng lồ đã “ngủ yên” trong suốt 26 năm nhưng ngày 15/6 vừa qua, các nhà du hành vũ trụ đã phát hiện dấu hiệu dường như cho thấy lỗ đen đã “thức giấc”, theo tin tức từ Business Insider.

Ngày nay, các nhà khoa học khắp thế giới thường sử dụng các thiết bị tinh vi để tìm hiểu kỹ về lỗ đen bí ẩn này trước khi nó lại trở về trạng thái tĩnh.

Lo den khong lo
 Lỗ đen là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Cụ thể, ngày 15/6, một trong số các vệ tinh của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thu được một dòng tia X do lỗ đen phát ra.

“Tương đương với tuổi thọ của các đài thiên văn vũ trụ, những lần phun trào của lỗ đen hiếm khi xảy ra”, Neil Gehrels, chuyên gia điều tra về Swift, một vệ tinh của NASA đầu tiên xác định hiện tượng lỗ đen phun trào.

“Do vậy, khi chúng tôi nhìn thấy một trong các lỗ đen phun trào, chúng tôi thử ném tất cả mọi thứ vào nó, theo dõi qua quang phổ, từ sóng radio tới các tia gamma”, Neil cho biết.

Lo den khong lo
 
Được biết, lỗ đen phun trào lần này là một phần của lỗ đen có tên gọi V404 Cygni. "Bạn đồng hành" của nó là một ngôi sao nhỏ hơn Mặt trời.

Trước đó, lỗ đen của V404 Cygni từng phun trào. Tuy nhiên, khi các nhà du hành vũ trụ chứng kiến lỗ đen phun trào cách đây hơn 77 năm, vào năm 1938, họ không có nhiều thiết bị như bây giờ. Lỗ đen phun trào trở lại vào năm 1956 và lần tiếp theo diễn ra vào năm 1989.

Mặc dù vào năm 1989, thời điểm lỗ đen V404 Cygni phun trào đã có nhiều thiết bị nhưng nó lại không được nghiên cứu kỹ như sự kiện diễn ra trong năm nay.

Những vụ phun trào như thế này thường chỉ kéo dài vài tuần cho đến vài tháng, do vậy, các nhà du hành vũ trụ đã sử dụng tổng cộng 9 thiết bị trên vũ trụ và mặt đất để nghiên cứu lỗ đen về độ dài sóng, từ năng lượng rất thấp như sóng radio đến năng lượng cao như tia gamma, trước khi hết thời gian.

Một số thiết bị mà họ sử dụng bao gồm Đài quan sát tia X Chandra, vệ tinh INTEGRAL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, kính thiên văn quang học Gran Telescope Canarias,…

“Đây thực sự là một cơ hội hiếm có trong đời”, Erik Kuulkers, nhà khoa học của dự án INTEGRAL cho biết.