Bệnh viện khám bệnh cả ngày chủ nhật để sàng lọc sốt xuất huyết

Để sàng lọc kịp thời các ca bệnh ở Hà Nội, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật.

>>> Mời độc giả xem video: "Bệnh viện khám bệnh cả ngày chủ nhật để sàng lọc sốt xuất huyết" tại đây. Nguồn: VTC14.

Những điều cần biết về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(Kiến Thức) -Trước diễn biến vô cùng phức tạp của dịch sốt xuất huyết, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân cũng như cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp vi rút khác nhau.
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa ..., không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

Phóng sự ảnh: Căng mình chống sốt xuất huyết

Chưa là cao điểm, nhưng Hà Nội và TP.HCM đang phải căng mình chống dịch sốt xuất huyết khi số ca mắc bệnh này đã lên tới hàng chục ngàn người.

Phong su anh: Cang minh chong sot xuat huyet
 Nhân viên y tế dự phòng Hà Nội phải làm việc liên tục để khống chế các ổ dịch

Mặc dù chưa bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết nhưng tính tới thời điểm này, Hà Nội đã ghi nhận gần 1.000 ổ dịch với hơn 5.000 ca mắc bệnh, trong đó 2 ca tử vong.

Ở một vài quận nội thành Hà Nội, số người mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng đến 10 lần so với năm 2016.

TP.HCM là ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất cả nước và còn đảm nhận điều trị bệnh nhân từ các khu vực lân cận.

Các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh nhiệt đới có nguy cơ quá tải nếu tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn gia tăng.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, đến ngày 29/7 đã có 11.195 ca (tăng 24%) mắc sốt xuất huyết, tử vong 4 ca (tăng 3 ca) so với cùng kỳ năm 2016.

Các quận huyện có ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 50% gồm quận 12, Tân Bình, Hóc Môn, Cần Giờ…

Ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: "Hiện mỗi ngày bệnh viện khám trên 500 bệnh nhân, phân nửa trong số này bị sốt xuất huyết. Hai tuần nay số người bệnh đến khám gia tăng nhiều, bệnh viện phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về sốt xuất huyết với 1.000 giường bệnh, 280 cán bộ y tế. Chúng tôi phải căng mình ra chống dịch".

Sau khi dịch sốt xuất huyết bùng phát, Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) đã huy động lực lượng phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch và các khu dân cư có nguy cơ bùng phát cao.

Nhiều hộ gia đình cũng chủ động lắp đặt các thiết bị phòng chống muỗi, vệ sinh nhà cửa, đổ nước tù đọng lâu ngày ở các dụng cụ chứa không sử dụng tới, vì đây chính là nơi muỗi vằn đẻ trứng và phát triển.

Sốc sốt xuất huyết: Đã có 2 bệnh nhi tử vong tại BV Nhi đồng 1

Chiều 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thông tin về tình trạng gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt lưu ý về sốc sốt xuất huyết.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết cho biết, từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10 – 15% so với tháng trước, trung bình có 70 – 72 ca nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó 10% là các ca nặng và đang có xu hướng tăng nhẹ.