Bệnh viện Cuộc sống mới dính loạt vi phạm

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới có địa chỉ tại phường Tân Hồng, TP Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh).

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới có địa chỉ tại phường Tân Hồng, TP Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) do Công ty TNHH Quốc tế Công nghệ cao Hamec (sau đổi thành Công ty Cổ phần Quốc tế công nghệ cao Hamec, nay là Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Quốc tế cuộc Cống mới (sau đây gọi tắt là Công ty Hamec) là nhà đầu tư.
Dự án mới san lập cơ bản khoảng 95% diện tích; xây dựng tường rào quây tôn, móng gạch xây đến mặt san nền xung quanh dự án, xây 02 tuyến đường giao thông từ cổng vào đến nhà điều hành dự án đã dải cấp phối base, xây dựng 01 trạm biến áp 400KVA kiểu treo, xây thô 04 khung nhà dang dở (02 nhà đang xây dựng thô tường gạch; 02 nhà còn lại đang đổ cột bê tông). Các hạng mục chính theo thiết kế và dự án được duyệt chưa được xây dựng.
Benh vien Cuoc song moi dinh loat vi pham
 (Ảnh: Đại Đoàn Kết). 
Dự án kéo dài hơn 10 năm, chậm tiến độ, trong quá trình thực hiện đã được UBND tỉnh Bắc Ninh gia hạn sử dụng đất một lần, điều chỉnh tiến độ đầu tư 02 lần. Theo quyết định gia hạn sử dụng đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, dự án phải hoàn thành và đi vào hoạt động toàn bộ từ tháng 01/2023. Dù vậy, đến thời điểm thanh tra, các hạng mục chính của dự án vẫn chưa được thi công xây dựng và đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ dự án đầu tư đã đăng ký.
Một số khuyết điểm, hạn chế
Tại dự án này, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã chỉ ra một số khuyết điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện.
Theo đó về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi hơn 70 nghìn m² đất đã giao cho Công ty Cổ phần Y tế Cuộc sống mới Việt Nam thuê và giao khu đất thu hồi này cho Công ty Hamec thuê để xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới khi chưa kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Y tế Cuộc sống mới Việt Nam.
Công ty Cổ phần Y tế Cuộc sống mới Việt Nam chưa nộp tiền thuê đất (tính từ ngày 7/7/2009 đến ngày 12/11/2013) chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng dự án. Về thuê đất, Sở TN&MT đã xác định thời điểm tính tiền thuê đất trong hợp đồng thuê đất không đúng quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định số 142/2005 của Chính phủ.
Đến thời điểm thanh tra, Công ty Hamec vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, chậm sử dụng đất trên 10 năm kể từ ngày được giao đất vi phạm điều 38 Luật Đất đai năm 2003, Điều 64 Luật Đất đai 2013.
Về lĩnh vực đầu tư, Kết luận thanh tra chỉ rõ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án khi dự án chưa thực hiện đầy đủ một số thủ tục, trình tự như: chưa có văn bản tham gia ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Từ Sơn, chưa thẩm tra phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giải pháp về môi trường, và quy hoạch chi tiết của dự án theo quy định.
Đáng chú ý, theo cơ quan thanh tra xác định, Công ty Hamec đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Công ty không đáp ứng đủ năng lực về tài chính theo yêu cầu để thực hiện dự án. Vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của Công ty năm 2011, 2012 và 2013 không đủ 100 tỷ đồng vốn chủ sở hữu theo cam kết. Sở Kế hoạch và Đầu tư khi thẩm tra dự án đã không báo cáo UBND tỉnh việc Công ty Hamec không đáp ứng yêu cầu vốn chủ sở hữu.
Theo kết luận thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường khi được lấy ý kiến tham gia về chủ trương đầu tư không đề cập đến việc Công ty Hamec vi phạm quy định về đất đai, dự án có yêu cầu được gia hạn sử dụng đất hay bị thu hồi theo quy định.
Tại báo cáo thẩm định số 228/KHDT-DN, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa báo cáo đầy đủ nguyên nhân, lý do dự án chậm tiến độ đầu tư; việc đáp ứng năng lực tài chính của Nhà đầu tư khi thay đổi quy mô tổng mức đầu tư.
“Công ty Hamec đã gửi báo cáo tài chính cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 1 là tài liệu không chính xác, có dấu hiệu được chỉnh sửa số liệu để đạt được đủ 20% vốn chủ sở hữu theo yêu cầu để thực hiện dự án. Hồ sơ thẩm định chủ trương đầu tư không có tài liệu chứng minh việc cam kết, hỗ trợ tín dụng từ nguồn vốn vay để thực hiện dự án. Như vậy, Công ty Hamec không đủ năng lực theo yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư”, Kết luận thanh tra chỉ rõ.
Cơ quan thanh tra cũng xác định rằng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã sử dụng các kết quả đã được các cơ quan liên quan giải quyết mà không lấy ý kiến tham gia của các Sở, ngành có liên quan đến nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư là chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa đôn đốc thường xuyên và yêu cầu Công ty Hamec nộp tiền ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án. Công ty Hamec chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, đoàn thanh tra tạm tính là 28 tỷ 740 triệu đồng.
Nhà đầu tư là Công ty Hamec chậm đầu tư thực hiện dự án. Dự án phải điều chỉnh tiến độ đầu tư 2 lần. Tại Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 6/7/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh, tiến độ thực hiện dự án đến tháng 1/2023. Như vậy đến nay, dự án đã hết thời gian điều chỉnh tiến độ. Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa thực hiện xong phần các hạng mục chính theo dự án đã đăng ký và chưa đưa vào hoạt động.
Từ năm 2028 đến nay, Công ty Hamec hầu như không triển khai bất kỳ hoạt động thi công xây dựng nào trên khu đất của dự án. Do vậy nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ đầu tư là do Công ty Hamec không đủ năng lực để thực hiện dự án.
Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với đất đai, Cơ quan thanh tra xác định, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh chưa kiểm tra, hướng dẫn, ban hành thông báo và tiến hành thu nộp tiền thuê đất đối với Công ty cổ phần y tế Cuộc sống mới Việt Nam theo kiến nghị tại kết luận của UBND tỉnh.
Ngoài ra, Cục thuế tỉnh ban hành Quyết định miễn tiền thuê đất số 1311/QĐ-CT ngày 20/6/2016 cho Công ty Hamec, thời gian miễn từ tháng 7/2009 đến hết tháng 12/2014, trong đó thời gian miễn từ tháng 7/2009 đến hết ngày 12/11/2013 là không đúng quy định về đối tượng, điều kiện và thời gian được miễn tiền thuê đất.
Sau khi phát hiện các vi phạm, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đề nghị lãnh đạo các Sở, ngành: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh, Chi cục thuế khu vực Từ Sơn -Yên Phong, UBND thành phố Từ Sơn, UBND phường Tân Hồng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó xác định hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của dự án Bệnh viện Cuộc sống mới. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Kiến nghị chấm dứt dự án 
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh xác định, trách nhiệm để xảy ra những vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở KH&ĐT, UBND TP Từ Sơn, UBND phường Tân Hồng, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế khu vực Từ Sơn - Yên Phong, Công ty Hamec và Công ty Cổ phần Y tế Cuộc sống mới Việt Nam.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Cục Thuế tỉnh tăng cường hơn nữa trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch xây dựng, nghĩa vụ tài chính về đất... Đồng thời, chấn chỉnh, khắc phục các khuyết điểm, tồn tại nêu tại kết luận thanh tra.
Dựa trên kết quả thanh tra, đề xuất của Sở KH&ĐT và Sở TN&MT, Thanh tra tỉnh kiến nghị, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới do Công ty Hamec là nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Lý do kiến nghị xử lý, thu hồi, Công ty Hamec không thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy định. Do vậy, dự án thuộc trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 48, Luật Đầu tư năm 2020.
Công ty Hamec có dấu hiệu không minh bạch về tình hình tài chính và không có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án.
Công ty Hamec không thực hiện đúng cam kết tại đơn xin thuê đất ngày 25/7/2013: “Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi được giao đất chủ đầu tư không thực hiện đầu tư hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị thu hồi đất". Từ năm 2018 đến nay, sau khi hết dịch covid-19, Công ty Hamec hầu như không triển khai bất kỳ hoạt động thi công xây dựng nào trên khu đất của dự án.
Dự án chậm sử dụng đất, hết thời gian được gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, thuộc trường hợp thu hồi đất theo điểm i, khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013. Dự án kéo dài nhiều năm (từ năm 2008) không thực hiện, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, gây bức xúc trong dư luận.

Gelex Electric, 'cỗ máy kiếm tiền' của Tập đoàn Gelex, sắp lên sàn HOSE

(Vietnamdaily) - Gelex Electric, doanh nghiệp điện lực chủ chốt của Tập đoàn Gelex, đã được chấp thuận niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) sau hơn 2 năm giao dịch trên UPCoM.mở ra nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư.

Gelex Electric, 'co may kiem tien' cua Tap doan Gelex, sap len san HOSE
Cổ phiếu GEE của Gelex Electric sắp chào sàn HoSE với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu 

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa chính thức chấp thuận niêm yết 300 triệu cổ phiếu GEE của Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (Gelex Electric), với giá trị vốn hóa lên tới 3.000 tỷ đồng. Quyết định này đánh dấu một cột mốc quan trọng sau hơn 2 năm cổ phiếu GEE giao dịch trên sàn UPCoM.

Việc chuyển sàn từ UPCoM lên HOSE không chỉ khẳng định sự minh bạch trong hoạt động của Gelex Electric mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Gelex Electric, đây là dịp để công ty tăng cường nhận diện thương hiệu, thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đưa giá trị cổ phiếu GEE về mức phản ánh đúng tiềm năng của doanh nghiệp, đem lại giá trị lớn nhất cho cổ đông.

Thông tin chuyển sàn lên HOSE đã tạo ra sự quan tâm lớn từ giới đầu tư, đẩy giá cổ phiếu GEE tăng 30% trong giai đoạn 24/5 - 3/7, từ mức 30.000 đồng/cp lên hơn 40.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của Gelex Electric hiện đã vượt 12.000 tỷ đồng.

Gelex Electric được biết đến như một "cỗ máy kiếm tiền" của Tập đoàn Gelex với tài sản lên tới 13.400 tỷ đồng và doanh thu hàng năm vượt 16.000 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng của công ty cũng đạt mức đáng kể, dao động quanh 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Được thành lập vào năm 2016, Gelex Electric chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thiết bị điện của Tập đoàn Gelex. Trải qua quá trình tái cấu trúc và phát triển, công ty đã mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác trong ngành điện và đổi tên thành Công ty Cổ phần Điện lực Gelex vào tháng 12/2022. Hiện tại, Gelex Electric là công ty mẹ sở hữu trực tiếp nhiều công ty con hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện.

Các công ty con của Gelex Electric sản xuất và cung cấp đa dạng sản phẩm điện, từ truyền tải, phân phối đến sử dụng dân dụng, với các thương hiệu nổi tiếng như Cadivi, Thibidi, Emic, Hem, CFT, MEE… Sản phẩm của công ty không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

Năm 2024, Gelex Electric đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu thuần hợp nhất dự kiến đạt 18.381 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.158 tỷ đồng, tăng lần lượt 10,7% và 19,7% so với năm 2023.

Kết quả kinh doanh quý I/2024 đã cho thấy những tín hiệu tích cực, với doanh thu thuần hợp nhất đạt 3.720 tỷ đồng (tăng 9%) và lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng (tăng 27,7%) so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng Sacombank nói gì về vụ tòa tuyên đền bù số tiền khủng cho khách?

(Vietnamdaily) - Lãnh đạo Sacombank cho biết về sự vụ xảy ra tại Phòng giao dịch Cam Ranh với khách hàng Hồ Thị Thùy Dương, nhà băng sẽ tiếp tục kháng cáo.

Sáng 4/7, TAND TP Cam Ranh mở phiên tòa sơ thẩm đã tuyên vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương (SN 1977, phường Cam Phú, TP Cam Ranh) khởi kiện yêu cầu Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trả 26,9 tỉ đồng còn lại (trước đó ngân hàng đã tạm chi trả 20 tỉ đồng) và tiền lãi trả chậm.

TAND cấp sơ thẩm đã tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị Thùy Dương, buộc Ngân hàng Sacombank phải có trách nhiệm chi trả số tiền 46,9 tỉ đồng cho khách hàng và lãi phát sinh.

Trước đó, ngân hàng này đã tạm chi cho bà Dương số tiền 20 tỷ đồng trong tổng số tiền 46,9 tỉ đồng nên ngân hàng phải trả cho bà Dương số tiền còn lại là 26,9 tỉ đồng và số tiền lãi theo quy định.

Ngoài ra, tòa cũng tuyên Sacombank phải trả lại giấy chứng nhận sử dụng đất đã giữ của bà Dương. 

Theo HĐXX, sau khi xem xét trình bày của nguyên đơn, các tài liệu liên quan, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, HĐXX đồng ý với các ý kiến của nguyên đơn về lỗi và trách nhiệm thuộc về ngân hàng.

Cụ thể, bà Dương không rút tiền mặt hoặc chuyển khoản số tiền 46,9 tỉ đồng trong 12 giao dịch. Trong đó, có 2 giao dịch tiền mặt trong khoảng thời gian bà Dương du lịch tại TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) có xác nhận của công ty du lịch và nơi lưu trú. Như vậy, không có căn cứ để xác định bà Dương thực hiện giao dịch này.

Ngoài ra, bà Dương không ủy quyền, không ủy nhiệm bằng văn bản cho người khác để rút tiền, chuyển khoản số tiền 46,9 tỉ đồng. Và thực hiện các giao dịch này có nhiều sai sót như: chuyển tiền ngoài giờ quy định, chuyển khoản số tiền vượt quá định mức… 

Với những sai sót này, ngân hàng phải chịu trách nhiệm về những sai sót, bị lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng do lỗi của mình.

Ngan hang Sacombank noi gi ve vu toa tuyen den bu so tien khung cho khach?
Trụ sở Sacombank ở TP HCM.
Nói về vụ việc, lãnh đạo Sacombank cho biết vụ kiện dân sự giữa khách hàng Hồ Thị Thùy Dương với Sacombank đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Kết luận điều tra của công an ghi rõ “các chứng từ liên quan đến tổng số tiền 46,9 tỷ đồng đã được khách hàng Dương ký đầy đủ, chữ ký khớp đúng với chữ ký đã đăng ký tại Sacombank”.

Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa ban hành ngày 7/4 xác định chữ ký và chữ viết trên các chứng từ rút/chuyển tiền đều do chính khách hàng Hồ Thị Thùy Dương ký và viết ra. Việc khách hàng Hồ Thị Thùy Dương khởi kiện dân sự để đòi bồi thường thiệt hại có thể gây ra chồng chéo, xung đột với vụ án hình sự đang trong quá trình tố tụng.

Bắt cựu Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Bình Thuận và loạt cán bộ tỉnh này

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Ngọc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; Lê Quang Vinh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý... vừa bị khởi tố. 

Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư, ngày 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 5 cá nhân về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Bat cuu Pho Chu tich thuong truc tinh Binh Thuan va loat can bo tinh nay
 Ông Nguyễn Ngọc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận