Bệnh viện công đang “chảy máu” chất xám

“Làn sóng” bác sĩ ở bệnh viện công xin nghỉ việc để chuyển ra làm tại bệnh viện tư đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương.

Mới đây, một bác sĩ trẻ ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thuộc diện được áp dụng chính sách thu hút nhân tài của tỉnh này đã chấp nhận nộp 655 triệu đồng tiền bồi thường để được giải quyết cho… nghỉ việc. Qua trường hợp này, có thể thấy tình trạng bác sĩ giỏi sẵn sàng bỏ bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư vẫn gợi lên nhiều suy nghĩ.
Benh vien cong dang “chay mau” chat xam
Bác sĩ ở bệnh viện công làm việc trong điều kiện mức đãi ngộ thấp và áp lực cao.
Nhiều bác sĩ giỏi xin nghỉ.
Cuối tuần qua, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thông tin về việc đã giải quyết đơn xin nghỉ việc cho bác sĩ Phan Xuân Khoa (26 tuổi), làm việc tại khoa gây mê phẫu thuật của bệnh viện. Vụ việc này được dư luận hết sức chú ý vì bác sĩ Khoa đã chấp nhận nộp đủ số tiền phải bồi thường rất lớn cho tỉnh Quảng Nam để được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Năm 2016, bác sĩ Khoa về làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam theo chính sách thu hút nhân tài của UBND tỉnh Quảng Nam. Trong hợp đồng, bác sĩ Khoa cam kết làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam trong 12 năm, được nhận số tiền hỗ trợ của tỉnh theo chính sách là 350 triệu đồng (250 triệu là tiền ưu đãi tốt nghiệp đại học loại giỏi và 100 triệu đồng hỗ trợ mua đất làm nhà ở), đồng thời còn được cử đi học chuyên khoa định hướng về gây mê phẫu thuật tại TP.HCM… Theo cam kết, nếu bác sĩ vi phạm sẽ phải bồi thường gấp đôi.
Ngay “sát vách” với Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng cũng đang đau đầu với bài toán “chảy máu chất xám” từ bệnh viện công sang bệnh viện tư. Giữa tháng 8 vừa qua, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã báo cáo đến HĐND TP về việc, trong thời gian ngắn vừa qua, nhất là từ khi thành lập một số bệnh viện tư nhân trên địa bàn, đã có tổng cộng 48 cán bộ y tế, trong đó có 23 bác sĩ từ các bệnh viện công của Đà Nẵng xin nghỉ việc.
Ở nhiều tỉnh phía Nam, tình trạng này còn diễn ra nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, tại Đồng Nai, năm 2016, Sở Y tế đã đồng ý cho 65 bác sĩ xin rút khỏi các bệnh viện công. 6 tháng đầu năm 2017, tiếp tục có thêm 38 bác sĩ làm đơn nghỉ việc, trong đó có 16 bác sĩ chuyên khoa I, số còn lại là các trưởng hoặc phó khoa. Tại Vĩnh Long, chỉ trong vài tháng gần đây, tỉnh đã có trên 10 bác sĩ xin nghỉ việc, có người về các trung tâm y tế lớn hơn, có người ra làm cho cơ sở y tế tư nhân.
Ngay tại Hà Nội, tình trạng chảy máu chất xám ở bệnh viện công cũng đã và đang diễn ra. Cao trào nhất là thời điểm cách đây vài năm, hàng chục bác sĩ từ các bệnh viện Xanh Pôn, Việt Đức, Bạch Mai… ồ ạt xin nghỉ việc để chuyển sang làm tại một bệnh viện tư nhân vừa đi vào hoạt động trên địa bàn…
Xu hướng khó ngăn cản
Về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, nguyên nhân chính vẫn là thu nhập và áp lực công việc. Thời gian qua, mặc dù những chế độ đãi ngộ của tuyến y tế công lập đã có những thay đổi tích cực, nhưng cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chẳng hạn ở những bệnh viện công, trung bình, một bác sĩ thu nhập từ 7-8 triệu đồng/tháng, những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao có thể đạt mức 15-20 triệu đồng/tháng nhưng nếu những “nhân tài” này được bệnh viện tư “thu hút” thì họ sẵn sàng được trả mức đãi ngộ cao hơn vài lần. Đấy là chưa kể môi trường làm việc, áp lực tại các bệnh viện công rất lớn do thường xuyên quá tải bệnh nhân, hạ tầng cơ sở kém…
“Việc nhiều bác sĩ giỏi sẵn sàng từ bỏ bệnh viện công, lựa chọn đến làm việc tại bệnh viện tư như một giải pháp an toàn lại có lợi hơn cũng là điều dễ hiểu, là xu thế tất yếu của xã hội. Thế nên, ở địa phương nào đó xuất hiện nhu cầu nhân lực cho y tế tư nhân với mức thu nhập cao thì nơi đó sẽ xuất hiện việc dịch chuyển bác sĩ theo quy luật cung - cầu”, TS Nguyễn Huy Quang phân tích.
Cũng theo ông Quang, việc nhiều bác sĩ bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư ở khía cạnh nào đó có thể là đòn bẩy để kích thích y tế tư nhân phát triển, giảm tải cho bệnh viện công. Song nếu hiện tượng này xảy ra ở nhiều địa phương và năm nào cũng tái diễn thì ngành y tế cần xem lại cơ chế đãi ngộ, nhất là cần có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính, đổi mới chất lượng bệnh viện để có nguồn thu và chăm lo tốt hơn đời sống cho nhân viên y tế.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, nếu không đổi mới tư duy, đổi mới công tác quản lý thì bệnh viện công sẽ khó lòng giữ chân được bệnh nhân và nhân viên của mình. Hiện nay, Bộ Y tế đang đẩy mạnh chương trình đào tạo công tác quản lý bệnh viện theo hướng hiện đại, trong đó giám đốc bệnh viện không nhất thiết phải quá giỏi về chuyên môn mà phải giỏi về quản lý như một lãnh đạo doanh nghiệp. Đây được kỳ vọng sẽ là nền tảng để giữ chân bác sĩ giỏi ở lại các bệnh viện công.

Nghe bác sĩ “cò”, bệnh nhân dễ tiền mất tật mang

Đến khám tại bệnh viện Đ. ở quận 5 vì u giáp tái phát, nhưng chị Mai lại nhận được lời “cò” của bác sĩ điều trị ra mổ ở một bệnh viện tư nhân.

Chị Mai (30 tuổi, ngụ tại Q.11, TP.HCM) cho biết mình mắc bệnh u giáp cách đây ba năm, uống thuốc một thời gian thì u nhỏ lại. Gần đây, chị thấy u to ra và lại đang cho con bú, sợ việc uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến con nên chị tìm một giải pháp khả dĩ để giải quyết.

Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang

Nằm nép mình dưới chân đồi heo hút thuộc xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, trại phong Đá Bạc hiện đã bỏ hoang, thành nơi nương nhờ của vài bệnh nhân.

Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang
 Trại phong Đá Bạc cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km, ai muốn đến đây phải đi vào con đường duy nhất nhỏ hẹp, quanh co và rất gồ ghề, bụi bặm.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-2
 Đi đến nghĩa trang xã Minh Phú cũng là lúc những hình ảnh trại phong Đá Bạc mờ ẩn hiện ra, dãy nhà đổ nát này nằm nép mình dưới những ngọn đồi heo hút.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-3
 Theo tìm hiểu, trại phong này có từ năm 1968, chăm sóc và chữa trị cho 150 bệnh nhân đến năm 2013 được chuyển về cơ sở mới thuộc huyện Quốc Oai (là trại phong Xuân Mai hiện nay). Từ đó cơ sở này bỏ hoang và là nơi nương nhờ của những bệnh nhân xin ở lại.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-4
 Một quang cảnh cô tịch và hoang tàn ở trại phong.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-5
 Bên trong một căn phòng đã bị bỏ hoang lâu ngày.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-6
 Tổng cộng nơi đây 18 phòng, nhưng đa phần đều hoang tàn và đổ nát.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-7
Bốn năm trước, khi di dời trại phong đến nơi khác, một số bệnh nhân  đã xin ở lại vì tình cảm gắn bó và lưu luyến với nơi này quá lâu, có người đã gửi cả tuổi thanh xuân ở nơi này và cũng vì người đã khuất.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-8
Cảm giá thắt lòng khi nghe các cụ còn ở lại đây chia sẻ. 
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-9

Hiện tại có khoảng 4 cụ vẫn ở lại những căn phòng bỏ hoang, tồi tàn của dãy nhà này. Đặc biệt hơn các cụ đều có chung một nỗi đau mang trong mình căn bệnh phong quái ác, nhiều người không còn gia đình, bị họ hàng hắt hủi.

Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-10
Cụ Lê Thị Liên (quê ở Gia Lâm, Hà Nội) sống trong căn phòng khoảng chừng 13m2 ở cuối dãy nhà. Trông thấy chúng tôi cụ tỏ ra rất vui mừng.  
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-11
Cụ Lê Thị Liên chia sẻ: "Tôi vào đây từ năm 24 tuổi, cha mẹ tôi mất sớm, họ hàng, anh chị em xa lánh hắt hủi vì ngày đó nhiều người chưa biết về căn bênh này, cứ nói "phong hủi" là tránh xa". 
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-12
Quanh năm ở đây chẳng có ai, từ khi mọi người chuyển đi chúng tôi chỉ làm bạn với cái đài của người ta cho thấy các cậu vào đây tôi mừng lắm” - Bà Liên chia sẻ thêm. "Tôi năm nay là 70 tuổi, gần nửa thế kỷ gắn bó với nơi này, đây như là nhà và cũng già cả rồi, chẳng muốn chuyển đi đâu nữa. Bệnh này bị người ta kỳ thị lắm, tôi cũng không muốn về quê, sống ở đây, chết cũng chôn ở đây. 
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-13
 Khi xin ở lại các chế độ hỗ trợ của nhà nước đều đã không còn, các cụ đều phải tự trồng rau ở khoảnh vườn nhỏ sống qua ngày. 
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-14
 Bà Liên cho biết: "Thi thoảng có một vài người đến thương cảm cho chúng tôi mấy cân gạo, để chúng tôi tiếp tục vượt qua những tháng ngày cuối đời này".
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-15
 Ngoài cụ Liên, trong dãy nhà còn có cụ Nguyễn Xuân Vui (80 tuổi, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội), cụ vào đây từ năm 1961. Cụ chia sẻ: "Chúng tôi mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, nhưng có chung căn bệnh phong quái ác. Ở đây có người bị phong ăn cụt hết các ngón tay, ngón chân và sống cô đơn đến chết vẫn không có người thân đến nhận".
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-16
 
Cùng chung hoàn cảnh với 2 cụ, cụ Nguyễn Thị Sợi (76 tuổi, quê gốc Vĩnh Tường, Vĩnh Phú) tâm sự: "Từ khi trại bị bỏ hoang, chúng tôi buồn lắm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn nhưng rồi cũng quen. Chúng tôi xin ở lại vì ở đây từ thời con gái, quen với nơi đây rồi. Chúng tôi cứ sống vậy thôi, số phận cuộc đời rồi”.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-17
 Tuy cụ chia sẻ là quen với cảnh cô đơn khổ cực rồi nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp những khoảng lặng, những nỗi buồn sâu thẳm từ ánh mắt của các cụ.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-18
 Căn bệnh phong quái ác vẫn đeo bám, tiếp tục hành hạ các cụ.
Anh: Xot xa nhung phan nguoi song mon o trai phong bo hoang-Hinh-19
 Rồi cũng đến lúc chúng tôi phải chia tay các cụ. Cụ Liên tập tễnh ra tiễn chúng tôi, khuôn mặt hiện rõ nét buồn phiền, quyến luyến.