Bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ hoang mang cho đến khi phát hiện vết đốm

(Kiến Thức) - Nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bệnh nhân khiến bác sĩ hoang mang vì mãi chưa thể tìm ra nguyên nhân tình trạng. Mãi đến khi phát hiện vết đốm đen tại thắt lưng, mọi người mới trút được gánh nặng.

Tiểu Phàm (8 tuổi) đang khỏe mạnh tận hưởng mùa hè cùng gia đình thì bất ngờ sốt cao liên tục 5 ngày. Tình hình sức khỏe bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu nên gia đình cho con nhập viện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân Ôn Châu.
Kiểm tra ban đầu sau khi nhập viện, bác sĩ nhận thấy ngoài sốt bệnh nhân còn có dấu hiệu bị sốc, khó thở, giảm tiểu cầu, viêm túi mật cấp tính, giảm albumin máu, dịch màng phổi, cổ trướng, đông máu bất thường và rối loạn chức năng đa cơ quan. Tình trạng sức khỏe của Tiểu Phàm rất nguy kịch.
Benh nhan nguy kich, bac si hoang mang cho den khi phat hien vet dom
Vết đốm đen giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh. 
Điều khiến bác sĩ hoang mang là cả ekip không thể chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng sức khỏe của Tiểu Phàm. Nếu không điều trị có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Mãi đến khi phát hiện vết đốm đen trên thắt lưng phải bệnh nhân, mọi người mới trút được gánh nặng.
Ngay sau khi phát hiện đốm đen trên da, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm phân tích vi khuẩn. Cuối cùng, họ nhận định bé gái mắc bệnh tsutugamushi – một dạng sốt do ấu trùng mò gây nên.
Phát hiện được nguyên nhân gây bệnh, trưởng khoa Nhi Jiang Yi cùng ekip đưa ra phác đồ điều trị. Để giảm áp lực tài chính cho gia đình, bệnh viện kêu gọi các mạnh thường quân, nhân viên trong viện đóng góp ủng hộ gia đình.
Benh nhan nguy kich, bac si hoang mang cho den khi phat hien vet dom-Hinh-2
 Chỉ đến khi nhìn thấy dáng vẻ hoạt bát của Tiểu Phàm, các bác sĩ Khoa Nhi mới trút được gánh nặng, nở nụ cười mãn nguyện.
May mắn thay, tình trạng bệnh nhân ổn định sau 10 ngày điều trị tích cực. Các chỉ số trở lại bình thường và được bác sĩ cho phép xuất viện. Nhìn dáng vẻ hoạt bát của Tiểu Phàm, các bác sĩ Khoa Nhi như trút được gánh nặng, nở nụ cười mãn nguyện.
Được biết, tsutsugamushi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do kí sinh trùng Orientia tsutsugamushi gây ra. Bệnh do ấu trùng mò, nguồn lây nhiễm là các loài gặm nhấm, thời gian ủ bệnh từ 4-20 ngày.
Các trường hợp mắc tsutsugamushi xảy ra quanh năm song thường xuyên hơn vào mùa hè và mùa thu.
Sống trong vùng có dịch hoặc đi du lịch trong vùng có dịch là yếu tố nguy cơ cao gây tsutsugamushi. Hầu hết trẻ em đều có thời gian chơi đùa trong môi trường hoang dã trước khi bệnh khởi phát. Trẻ mắc tsutsugamushi có các triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu. Ban đầu các triệu chứng giống cúm như nhức đầu, đau cơ, sốt,… và tỷ lệ chẩn đoán nhầm cao.
Khi bệnh tiến triển, cơ thể sẽ có triệu chứng sốt, phát ban trên da, mẩn ngứa, loét và nổi hạch. Những "đốm đen" trên cơ thể là những vết sần do mò cắn để lại.

Những điều cần biết về virus gây bệnh sốt mò nguy hiểm

(Kiến Thức) - Dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt mò là sốt cao và có một số triệu chứng gần giống sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban,... nên rất dễ nhầm lẫn.

Mới đây, liên tiếp các trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do bệnh sốt mò, trong đó có 1 bệnh nhân 38 tuổi ở Tuyên Quang đã tử vong. Vậy cụ thể căn bệnh này nguy hiểm thế nào? dấu hiệu nhận biết bệnh ra sau? Kiến Thức xin gửi đến độc giả một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Bệnh sốt mò còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò, tác nhân gây bệnh là Rickettsia orientalis (tên cũ là Rickettsia tsutsugamushi) do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu tiên ở Nhật Bản.

Sốt mò nguy hiểm ra sao khiến 2 bé nguy kịch, tràn dịch phổi

(Kiến Thức) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La) mới đây tiếp nhận hai trẻ bị bệnh sốt mò. Trẻ bị sốt cao liên tục nhiều ngày không hạ sốt, kèm theo bỏ ăn, co thắt phế quản, tràn dịch màng phổi.

Bệnh nhi Tráng A. D. 48 tháng tuổi nhà ở xã Phiêng Cành, Tân Lập, Mộc Châu được người nhà đưa vào viện cấp cứu vì bị sốt liên tục. Khi vào viện các bác sĩ đã điều trị sốt 3 ngày thì nốt côn trùng đốt mới hiện rõ dưới da. Đó là vết côn trùng đốt. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh sốt mòTheo gia đình của bệnh nhi, khi bị côn trùng đốt trẻ không có dấu hiệu gì nên gia đình đã chủ quan.
Sot mo nguy hiem ra sao khien 2 be nguy kich, tran dich phoi
Bệnh nhi Tráng A. D. bị sốt mò do vết côn trùng cắn trên da. Ảnh: Infonet.

Trường hợp của bệnh nhi khác là một bé gái được người thân đưa vào cấp cứu khi cháu bé có biểu hiện sốt cả chục ngày nay. Cháu bé có biểu hiện sốt cao, chân tay tê mỏi. Cháu được đưa lên viện ĐK huyện Mộc Châu điều trị nhưng không cắt sốt và có biểu hiện bỏ ăn, người phù nề, khó thở co thắt phế quản, kiểm tra siêu âm cháu bị tràn dịch màng phổi. Gia đình xin chuyển tuyến cho cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi làm các xét nghiệm thì phát hiện cháu bị nhiễm độc do côn trùng đốt, nếu không điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến suy thận, suy tim và teo não.

Sốt mò nguy hiểm ra sao?

Sốt mò là bệnh truyền nhóm C trong Luật bệnh truyền nhiễm. Bệnh được truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò. Con mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác.

Bệnh sốt mò có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.

Theo PGS Nguyễn Văn Châu – nguyên bác sĩ khoa Côn trùng học, Viện sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương cho biết, sốt mò xuất hiện nhiều ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Nhiều năm trước, tại các tỉnh miền núi như Yên Bái sốt mò được đánh giá đã quay trở lại.

Điều đáng quan tâm, PGS Châu cho biết nhiều năm không có bệnh sốt mò nên người dân và cán bộ y tế cơ sở đã "lãng quên" bệnh này. Do đó những người bị sốt đến trạm xá, cán bộ y tế xã không nghĩ đến bệnh sốt mò, và nếu nghi là bị sốt mò cũng không có thuốc điều trị. Vì vậy trạm y tế xã phải gửi lên tuyến trên, khi lên bệnh viện tuyến trên bệnh đã nặng, đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng biểu hiện lâm sàng của sốt mò

Thời gian ủ bệnh của sốt mò kéo dài từ 6 ngày đến 21 ngày (trung bình từ 9 đến 12 ngày).

Người bệnh thường sốt cao đột ngột; người bệnh sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.

Biểu hiện da và niêm mạc: Da xung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân; xung huyết kết mạc mắt.

Sot mo nguy hiem ra sao khien 2 be nguy kich, tran dich phoi-Hinh-2
Bệnh sốt mò có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. 

Mặc hở cổ vũ bóng đá, nhiều cô gái khoe body gây ức chế

(Kiến Thức) - Mặc hở cổ vũ bóng đá, nhiều cô gái khoe được hình thể hấp dẫn. Tuy nhiên, việc hở hang quá đà khiến người nhìn thấy nhức mắt, khó tập trung vào trận cầu đang diễn ra.

Mac ho co vu bong da, nhieu co gai khoe body gay uc che
 Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, nó hấp dẫn mọi lứa tuổi từ nam giới tới phụ nữ. Do vậy, bất cứ vấn đề liên quan đến bóng đá đều thu hút sự chú ý mạnh mẽ.