Bệnh nhân COVID-19 phi công Anh: Nếu ghép phổi... quy trình thế nào?

(Kiến Thức) - Phi công Anh hiện là bệnh nhân nặng nhất, 2 phổi đông đặc, Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91 này. Chỉ định ghép phổi được đặt ra khi bệnh phổi tiến triển nặng và không thể điều trị bằng cách nào khác nữa…

Tại cuộc họp Tiểu ban Điều trị và Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế chiều 7/5, Hội đồng chuyên môn đã đề nghị xem xét ghép phổi cho bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh 43 tuổi.
Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, bệnh nhân 91 đã được sử dụng thiết bị ECMO (thiết bị thay thế tim phổi) đã hơn 30 ngày, nếu lâu dài sẽ là môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
Benh nhan COVID-19 phi cong Anh: Neu ghep phoi... quy trinh the nao?
Hội đồng chuyên môn đã đề nghị xem xét ghép phổi cho bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh 43 tuổi. Ảnh minh họa. 
Đánh giá về phương pháp ghép phổi, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, nơi bệnh nhân 91 đang điều trị, cho hay, việc ghép phổi vẫn còn tuỳ vào nhiều khả năng.
"Muốn ghép phổi phải chờ tình trạng phổi hết viêm nhiễm. Vì đang nhiễm trùng mà phẫu thuật sẽ gây nhiễm khuẩn máu toàn thân và nhiễm luôn mảnh ghép. Ngoài ra, còn phải có nguồn phổi hiến sẵn sàng mới thực hiện được", bác sĩ Châu lý giải.
Theo thông tin trên website của Bệnh viện Vinmec, ghép phổi là một phẫu thuật lấy bỏ phổi bệnh và thay thế bằng phổi lành của người hiến có thể từ người còn sống hoặc người chết. Tiến hành phẫu thuật ghép phổi có thể diễn ra ở một bên phổi hay cả hai bên. Có thể tiến hành ghép phổi trên người từ trẻ sơ sinh đến người lớn dưới 65 tuổi. Đối với những trường hợp trên 65 tuổi cần cân nhắc những nguy cơ có thể xảy ra nếu tiến hành ghép phổi.
Các phương pháp ghép phổi bao gồm:
- Ghép một phổi
- Ghép hai phổi
- Ghép hai bên tuần tự ở hai thời điểm khác nhau, còn gọi là ghép hai bên đơn lẻ
- Ghép tim phổi
Đa số những trường hợp ghép phổi đều lấy từ người đã chết. Một số ít trường hợp lấy từ người sống, khỏe mạnh không hút thuốc và phù hợp miễn dịch với người nhận có thể cho một thùy phổi.
Những trường hợp tiến hành ghép phổi
Chỉ định ghép phổi được đặt ra khi bệnh phổi tiến triển nặng và không thể điều trị bằng cách nào khác nữa hoặc cũng được cân nhắc đối với những trường hợp mà tình trạng suy hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Benh nhan COVID-19 phi cong Anh: Neu ghep phoi... quy trinh the nao?-Hinh-2
Bác sĩ sẽ chỉ định ghép phổi khi bệnh tình tiến triển nặng 
Chỉ định ghép phổi trong trường hợp:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Xơ phổi vô căn
- Xơ nang phổi: Đây là một bệnh di truyền gây ra các vấn đề cho các tuyến tạo ra mồ hôi và chất nhầy. Bệnh tiến triển xấu đi dần theo thời gian và có thể dẫn tới tử vong.
- Tăng áp phổi nguyên phát: Làm tăng huyết áp ở các động mạch của hai phổi
- Bệnh tim: Bệnh tim hay những bất thường của tim có thể ảnh hưởng đến phổi và cần phải ghép tim, phổi
Ngoài ra, các bệnh gây tổn thương nặng cho phổi bao gồm: bệnh mô bào, bệnh sarcoid, bệnh bạch mạch cơ trơn,... Rất hiếm những trường hợp ung thư phổi được điều trị bằng ghép phổi.
Quy trình ghép phổi
Trước khi ghép phổi, cần đánh giá bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa như: nội phổi, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực và gây mê hồi sức,... Kiểm soát kỹ những bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp,... nếu như người bệnh mắc phải. Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn và chuẩn bị tinh thần bởi bác sĩ tâm lý và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.
Những trường hợp không nên ghép phổi nếu như có kèm theo bệnh lý tim mạch hoặc gan thận nặng, nhiễm trùng chưa được không chế, nghiện rượu, ma túy và ung thư. Những trường hợp mà bệnh nhân không bỏ được thuốc lá cũng không ưu tiên ghép phổi.
Khi có phổi tương thích của người cho với người nhận, người nhận sẽ được nhập viện vào khoa để chuẩn bị phẫu thuật. Cuộc mổ sẽ diễn ra nhanh chóng nếu tất cả các khám nghiệm đều cho phép phẫu thuật. Đầu tiên sẽ phẫu thuật lấy phổi từ người hiến và vận chuyển đến phòng mổ của người nhận. Bệnh nhân sẽ được gây tê toàn thân. Trong một số trường hợp cần phải chạy máy tim phổi nhân tạo, lúc đó máu sẽ được bơm và oxy hóa bằng máy, nhằm thay thế tạm thời cho chức năng tim phổi.
Phẫu thuật ghép 1 phổi sẽ có đường mổ dài một bên ngực, nếu ghép hai phổi hoặc ghép tim, phổi sẽ có đường mổ ngang suốt chiều dài lồng ngực.
Sau khi ghép phổi xong, người bệnh cần được theo dõi để phòng ngừa những biến chứng. Một số cận lâm sàng được chỉ định theo dõi như: chụp X-quang, đo chức năng hô hấp, soi phế quản, và thử máu. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý kèm theo của mỗi người. Một số người có thể xuất viện sau phẫu thuật một tuần. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Ngoài ra,bệnh nhân còn được tư vấn về các loại thuốc phải sử dụng sau khi ghép phổi và lịch tái khám định kỳ.
Biến chứng sau ghép phổi
Một số biến chứng sau ghép phổi có thể xảy ra như:
Tắc đường thở
Phù phổi nặng, tràn dịch trong phổi
Nhiễm trùng
Chảy máu
Tắc các mạch máu đi đến phổi mới một hoặc cả hai bên
Đặc biệt, thải ghép phổi là nguy cơ lớn nhất sau phẫu thuật ghép phổi. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi xuất hiện mô lạ hay vật lạ. Hệ miễn dịch sẽ nhận khi một mô tạng được ghép vào cơ thể con người và tấn công vào tạng ghép. Lúc này người bệnh cần dụng thuốc nhằm đánh lừa hệ miễn dịch không tấn công vào tạng ghép, để tạng tiếp tục sống trong cơ thể mới.
Tóm lại, ghép phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa, người bệnh được thay thế một phần hoặc toàn bộ phổi từ người hiến. Ghép phổi thành công giúp cho người bệnh khỏi tình trạng suy hô hấp và cải thiện được chất lượng sống và quay trở lại các sinh hoạt bình thường. Sau khi ghép phổi người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm những bất thường và được can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân 91 vẫn trong tình trạng nguy kịch, ca bệnh 19 điều trị gần 2 tháng

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa thông tin diễn biến mới nhất về sức khoẻ 3 bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam sáng 4/5. Trong đó, bệnh nhân 91 vẫn trong tình trạng nguy kịch, 2 ca còn lại đang thở máy.

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, đến nay 52 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở y tế.
Về sức khoẻ của các bệnh nhân COVID-19 nặng, Tiểu ban Điều trị cho biết, hiện có 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và 1 bệnh nhân khác là nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Hội chứng “cơn bão cytokine” của bệnh nhân COVID-19 thứ 91 nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Bệnh nhân COVID-19 thứ 91, là nam phi công người Anh, mắc hội chứng "cơn bão cytokine", phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân  COVID-19 thứ 91 là nam phi công người Anh hiện vẫn trong tình trạng rất nguy kịch.
Hoi chung “con bao cytokine” cua benh nhan COVID-19 thu 91 nguy hiem ra sao?
Bệnh nhân 91 bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - phản ứng miễn dịch dữ dội. Ảnh minh họa. 

Kết quả xét nghiệm mới nhất ngày 6/5 mẫu bệnh phẩm dịch tị hầu của nam phi công người Anh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, trong khi mẫu máu và dịch rửa phế quản âm tính. Như vậy, sau 5 lần liên tiếp âm tính, nam bệnh nhân này lại dương tính trở lại với SARS-CoV-2 tại mẫu lấy ở vị trí tị hầu. Ngoài ra, men gan bệnh nhân tăng, xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng có xu hướng tăng, siêu âm cho thấy tràn khí màng phổi phải ít.

Nam phi công người Anh, 43 tuổi, cao 1.83m, nặng 100kg (chỉ số khối cơ thể là 30.1 - có yếu tố béo phì) được can thiệp ECMO từ hôm 6/4. Từ thời điểm nhập viện đến nay, bệnh nhân đã ở ngày thứ 51 trong quá trình điều trị, trong đó có 32 ngày điều trị ECMO, tình trạng bệnh liên tục có diễn tiến nặng, đe dọa tính mạng.

Đến sáng nay, bệnh nhân vẫn tiếp tục trong tình trạng nguy kịch, men gan tăng, nhiễm trùng tăng, 2 phổi đông đặc và co nhỏ trong khi vài ngày trước, bệnh nhân chỉ đông đặc phổi phải và 1/2 phổi trái. Do đó, Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91.

Một nguy cơ khác đáng ngại đối với bệnh nhân 91 là rối loạn đông máu. Bệnh nhân mắc hội chứng "cơn bão cytokine", phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Do bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho bệnh nhân này.

Hội chứng giải phóng cytokine của bệnh nhân 91, còn được gọi là cơn bão cytokine. Đây là hội chứng viêm toàn thân cấp tính, hoặc phản ứng miễn dịch quá mức, đặc trưng bởi sốt và rối loạn chức năng đa cơ quan...

Một lượng lớn dữ liệu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Virus SARS-CoV-2 gây ra phản ứng cytokine/chemokine quá mức và kéo dài ở một số người bị nhiễm bệnh, được gọi là cơn bão cytokine. Cơn bão cytokine gây ra ARDS hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan, dẫn đến tử vong. Kiểm soát kịp thời cơn bão cytokine ở giai đoạn đầu thông qua các biện pháp như điều hòa miễn dịch và đối kháng cytokine, cũng như giảm thâm nhiễm các tế bào viêm ở phổi, là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ thành công điều trị và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.

Hoi chung “con bao cytokine” cua benh nhan COVID-19 thu 91 nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Một lượng lớn dữ liệu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Ảnh: Internet.

Bệnh nhân 91 diễn biến nặng dù là phi công sức khỏe tốt, chuyên gia lý giải ra sao?

(Kiến Thức) - Bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh từng có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi nhiễm COVID-10, ca bệnh này bị suy đa tạng, phải can thiệp ECMO và được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Tính đến sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 251 ca nhiễm COVID-19. Ngoài những bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, vẫn có những bệnh nhân nặng phải điều trị tích cực, trong đó phải kể đến là bệnh nhân COVID_19 thứ 91 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể).
Trước đó, ngày 17/3 bệnh nhân 91 có dấu hiệu mệt mỏi và đến bệnh viện. Khai thác tiền sử dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có đi đến quán bar Buddha - ổ dịch COVID-19 ở TP. HCM. Đến khi nhập viện, bệnh nhân được chụp X-quang với tình trạng có tổn thương nhu mô phổi phải, được xét nghiệm, thực hiện cách ly.