Bên trong khu đô thị của Becamex Bình Dương bị tố lừa khách hàng

Khu đô thị Mỹ Phước 4 thuộc TX. Bến Cát (tỉnh Bình Dương) của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương thuộc Tập đoàn Becamex đến nay vẫn tan hoang sau gần 10 năm triển khai dự án.

Trong khi khách hàng mua đất nơi đây đã “khóc ròng” bởi đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đô thị tiêu chuẩn Singapore mà như bãi đất trống
Trong quy hoạch khu dân cư Mỹ Phước 4, và công nghệ cao Mỹ Phước 4 – Bình Dương là dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Với quy hoạch khu dân dư được xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore tọa lạc ngay mặt tiền Đại lộ Hùng Vương.
Mỹ Phước 4 được chia làm 5 khu, bao gồm biệt thự, nhà phố liên kết, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và nhiều tiện ích khác như công viên cây xanh, trường học, bệnh viện… Nhưng sau gần 10 năm chỉ là bãi đất trống.
 Mỹ Phước 4 được chia làm 5 khu, bao gồm biệt thự, nhà phố liên kết, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và nhiều tiện ích khác như công viên cây xanh, trường học, bệnh viện… Nhưng sau gần 10 năm chỉ là bãi đất trống.
Theo quy hoạch Khu đô thị Mỹ Phước 4 có tổng diện tích 952 ha. Trong đó, diện tích cây xanh và các công trình công cộng chiếm 56%. Do đó, khu Mỹ Phước 4 được giới bất động sản ví von sẽ là một đô thị xanh, không khói trong tương lai và là nơi đáng sống.
 Theo quy hoạch Khu đô thị Mỹ Phước 4 có tổng diện tích 952 ha. Trong đó, diện tích cây xanh và các công trình công cộng chiếm 56%. Do đó, khu Mỹ Phước 4 được giới bất động sản ví von sẽ là một đô thị xanh, không khói trong tương lai và là nơi đáng sống.
Thế nhưng, trở lại khu đô thị Mỹ Phước 4, nơi từng gây chấn động bởi cơn sốt đất nay trở nên hoang vắng, cỏ cây mọc xum xuê. Nhiều người đã phải “khóc ròng” khi bỏ tiền mua đất tại dự án này.
 Thế nhưng, trở lại khu đô thị Mỹ Phước 4, nơi từng gây chấn động bởi cơn sốt đất nay trở nên hoang vắng, cỏ cây mọc xum xuê. Nhiều người đã phải “khóc ròng” khi bỏ tiền mua đất tại dự án này.
Những lời mời chào có cánh, chủ đầu tư khu đô thị này là Công ty TDC thuộc Tổng công ty Becamex Bình Dương lâu nay được mệnh danh là "ông trùm" bất động sản nhưng thực tế lại khác ra.
 Những lời mời chào có cánh, chủ đầu tư khu đô thị này là Công ty TDC thuộc Tổng công ty Becamex Bình Dương lâu nay được mệnh danh là "ông trùm" bất động sản nhưng thực tế lại khác ra.
Nhiều năm nay dự án vẫn án binh bất động, nhiều khu bỏ hoang lâu năm dù trải qua nhiều cơn sốt đất.
 Nhiều năm nay dự án vẫn án binh bất động, nhiều khu bỏ hoang lâu năm dù trải qua nhiều cơn sốt đất.
Vẫn là cỏ mọc um tùm.
 Vẫn là cỏ mọc um tùm.
Khi phân lô bán nền, đơn vị này hứa sẽ giao giấy chứng nhận ngay cho khách nếu thanh toán đủ tiền và đúng tiến độ. Cam kết là vậy, nhưng trên thực tế hàng trăm khách hàng bỏ tiền mua đất tại khu đô thị này sau gần 10 năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ dù đã thanh toán đủ tiền theo yêu cầu.
 Khi phân lô bán nền, đơn vị này hứa sẽ giao giấy chứng nhận ngay cho khách nếu thanh toán đủ tiền và đúng tiến độ. Cam kết là vậy, nhưng trên thực tế hàng trăm khách hàng bỏ tiền mua đất tại khu đô thị này sau gần 10 năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ dù đã thanh toán đủ tiền theo yêu cầu.
Nhiều khách hàng mua đất ở dự án của Becamex Bình Dương vẫn dở khóc dở cười.
 Nhiều khách hàng mua đất ở dự án của Becamex Bình Dương vẫn dở khóc dở cười.
Trong khi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (gọi tắt là TDC thuộc tập đoàn Becamex) vẫn hứa hẹn và không biết bao giờ mới có.
 Trong khi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (gọi tắt là TDC thuộc tập đoàn Becamex) vẫn hứa hẹn và không biết bao giờ mới có.
Khách hàng ngậm đắng, chủ đầu tư thì phủi trách nhiệm
Theo tìm hiểu của PV, tại dự án khu đô thị Mỹ Phước 4 vẫn còn hàng trăm khách hàng mua đất nhưng chưa được cấp sổ mặc dù đã đóng đủ tiền theo yêu cầu. Trước đây, khi mở bán dự án, Công ty TDC dùng chiêu “dụ” khách bằng cách giới thiệu rằng trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ được dời về đây. Thế nhưng, sau khi hầu hết dự án khu đô thị Mỹ Phước 4 được bán hết cho khách hàng thì trường học vẫn chưa thấy xây dựng.
TDC gửi thư xin gia hạn cấp sổ đỏ.
 TDC gửi thư xin gia hạn cấp sổ đỏ.
Trong số những khách hàng mua đất tại đây, có nhiều nhà đầu tư đến từ Hà Nội, TP. HCM...., họ đã phải bỏ rất nhiều thời gian, tiền bạc để từ các tỉnh xa xôi đến Bình Dương đòi quyền lợi. Tuy nhiên, khi đến Công ty TDC có trụ sở tại đường Đồng Khởi, TP. Mới Bình Dương thì nhân viên không cho tiếp cận lãnh đạo. Lễ tân tại cửa Công ty TDC chỉ nói với khách hàng sẽ tiếp nhận phản ánh rồi trình để lãnh đạo xem. “Chúng tôi bức xúc phản ánh, họ cứ hứa suông. Tôi bỏ tiền mua đất nhưng lại phải lụy họ “bố thí” giấy tờ”, một khách hàng bức xúc.
Không chỉ ở khu đô thị Mỹ Phước 4, khách hàng mua đất chưa nhận được sổ, hàng trăm khách hàng mua đất tại Công ty Becamex và Công ty Cổ phần Bóng Đá bán từ năm 2012 cũng chưa được cấp sổ. Những người dân đang sinh sống tại khu định cư Việt Sing (thuộc phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho biết họ “điêu đứng” trong hành trình đi “đòi” quyền lợi chính đáng của mình. “Tập đoàn Becamex mang tiếng là “ông trùm” bất động sản nhưng lại kinh doanh thu tiền mà không có trách nhiệm với khách hàng, vi phạm các điều khoản và cam kết với người mua nhà”, một khách hàng nói trong sự thất vọng.
Trong khi đó, lý giải việc chậm cấp sổ đỏ cho khách hàng tại khu định cư Việt Sing, ông Nguyễn Văn Hoàng- Phó TGĐ Becamex cho biết, nguyên nhân khách quan chính là Luật Đất đai thay đổi. Theo ông, Luật Đất đai 2013 quy định, muốn cấp sổ thì dự án phải hoàn thiện xong hệ thống cơ sở hạ tầng. Với một dự án lớn, khi người dân chưa vào ở hết thì công ty cân nhắc việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, do sợ bị hư hỏng trong quá trình xây dựng nhà ở, hoặc không có người vào ở các công trình phụ sẽ bị hư hỏng, lãng phí.
Theo các Luật sư, việc chủ đầu tư đưa lý do trên là không thỏa đáng, không có trách nhiệm với khách hàng. Bởi theo hợp đồng mua bán đất giữa khách hàng với TDC, phía công ty cam kết với khách hàng sau 60 - 90 ngày ký chuyển nhượng, thanh toán 5% còn lại bên bán sẽ trao “sổ đỏ”. Thế nhưng, trên thực tế khách hàng đóng đủ tiền theo cam kết nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được giao “sổ đỏ”.

Ông trùm bất động sản Becamex Bình Dương bị tố lừa khách hàng

Khách hàng mua đất gần chục năm của các đơn vị thuộc Tập đoàn Becamex Bình Dương nhưng đến nay vẫn chưa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một góc Dự án đô thị Mỹ Phước 4. Ảnh: HC.
 Một góc Dự án đô thị Mỹ Phước 4. Ảnh: HC.

Nực cười sự cố "bá đạo" của các hãng hàng không

(Kiến Thức) - Không ít hãng hàng không gặp phải sự cố máy bay bị hoãn hay hủy chuyến chỉ vì những lý do "không đâu" như túi bột cà ri bốc khói, phi công say rượu, phi công mắc kẹt trong toilet...

Tháng 6/2009, một sự cố hy hữu xảy ra tại hãng hàng không Air India khi chiếc máy bay của hãng tới Frankfurt bị yêu cầu quay trở lại Mumbai xuất hiện hệ thống báo cháy trên máy bay. Ảnh: The Financial Express.
 Tháng 6/2009, một sự cố hy hữu xảy ra tại hãng hàng không Air India khi chiếc máy bay của hãng tới Frankfurt bị yêu cầu quay trở lại Mumbai xuất hiện hệ thống báo cháy trên máy bay. Ảnh: The Financial Express.

Chân dung đại gia Kinh Đô mua 5.000m2 đất vàng Lê Duẩn giá bèo

(Kiến Thức) - Doanh nghiệp mua 5.000 m2 đất vàng của siêu dự án Lavenue Crown (đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM) là Công ty TNHH Đầu tư Kido (trước đó quen thuộc với tên gọi Kinh Đô) của đại gia Trần Kim Thành.

Dư luận đang xôn xao về việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lại toàn bộ khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP. HCM) để thực hiện việc đấu giá và tăng thu cho ngân sách trên 2.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân là việc cho thuê đất vàng 8-12 Lê Duẩn vi phạm các quy định của Nhà nước như cho thuê/giao đất không qua đấu giá là trái quy định, áp mức giá rẻ hơn thị trường và không thông qua thường trực HĐND, UBND thành phố.

Khu đất số 8-­12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2, thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền. Ban đầu, khu đất này do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).

Đến năm 2010, cả 4 công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Cái tên KIDO được nhắc đến trong vụ việc này với vai trò là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng đã khiến dư luận tò mò về "hồ sơ" của đại gia này.
Thông tin trên Dân Việt cho hay, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành (sinh năm 1960 tại TP. HCM ) là người đại diện pháp luật và là tổng giám đốc.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn. 

Khởi nghiệp doanh nhân Trần Kim Thành tái khởi nghiệp từ bánh kẹo sang dầu ăn. Nguồn: HTV9

Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó đã chấm dứt "mối tình" này khi quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Vào thời điểm đó, KIDO còn toan tính "lấn sân" sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thức phẩm chế biến sẵn.
Tập đoàn KIDO lớn mạnh ngày nay được sáng lập và lãnh đạo bởi một nhóm doanh nhân gốc Hoa gồm cặp vợ chồng ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm.
Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
 Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
Năm 2017, ông Trần Kim Thành xếp thứ 35 trong Danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. 

Ông Trần Kim Thành hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.

Công ty TNHH Đầu tư KIDO được ông Trần Kim Thành thành lập năm 1993 và giữ vị trí tổng giám đốc. Hiện ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.

Vợ ông Thành là bà Vương Bửu Linh hiện cũng đang năm 2.000.000 cổ phiếu KDC, em trai Trần Lệ Nguyên đang nắm 28.930.867 cổ phiếu KDC, em trai Trần Quốc Nguyên cũng đang năm 660.707 cổ phiếu KDC, em trai Trần Vinh Nguyên cũng nắm 604.729 cổ phiếu KDC…

Với giá 35.700 đồng/cổ phiếu, hiện gia đình ông Trần Kim Thành sở hữu khoảng 2.726 tỷ đồng tài sản chứng khoán.