Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp 32, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo.

Về công tác lập pháp, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Nội dung này sẽ được trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 7.

Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, xem xét và cho ý kiến đối với 6 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, bao gồm: Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Be mac Phien hop 32 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Phiên họp 32

“Như vậy, UBTVQH cho đến nay đã cho ý kiến đối với 21/24 dự án luật, dự thảo nghị quyết dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Còn 3 nội dung là Luật PCCC và cứu nạn cứu hộ, 2 dự thảo nghị quyết về cơ chế chính sách cho tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng sẽ được cho ý kiến trong phiên họp sau” – ông Vương Đình Huệ cho biết; đồng thời đề nghị Chính phủ, TAND tối cao, các cơ quan hữu quan khẩn trương tiếp thu hoàn thiện hồ sơ tài liệu gửi tới đại biểu Quốc hội theo thời hạn quy định.

Về công tác giám sát, UBTVQH đã nghe và cho ý kiến vào 4 báo cáo. Trước hết là Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, với tinh thần năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ nên Quốc hội chỉ tập trung giám sát tối cao1 chuyên đề và 1 chuyên đề giám sát của UBTVQH.

Bên cạnh đó là Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023.

Kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Báo cáo đủ điều kiện trình Quốc hội

Báo cáo kết quả bước đầu giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”. 

UBTVQH đã xem xét Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

UBTVQH cũng cho ý kiến về nội dung và cách thức tổ chức Kỳ họp thứ 7 và kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 6 của Quốc hội.

Be mac Phien hop 32 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi-Hinh-2

Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo đề nghị của các cơ quan, trong phiên họp này, UBTVQH cho ý kiến về 3 nôi dung: Tờ trình số 01/TT-CTN ngày 01/3/2024 của Chủ tịch nước về việc ký Hiệp ước vay giữa nước CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) cho Dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Báo cáo số 71/BC-CP của Chính phủ về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Việc tổ chức lại Trung tâm tin học thành Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu kiểm toán thuộc Kiểm toán nhà nước

Đồng thời, UBTVQH xem xét, cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2024.

Đối với các báo cáo của Chính phủ xin ý kiến bằng văn bản, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến các cơ quan để có báo cáo gửi ĐBQH tự nghiên cứu.

“Sau từng nội dung, các đồng chí điều hành đều có kết luận. Lần này Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội rất cố gắng trình để ban hành rất sớm. Những nội dung còn lại, Tổng Thư ký Quốc hội sớm trình cho ý kiến phát hành sớm để các cơ quan có cơ sở tổ chức thực hiện; cũng như tiếp tục chuẩn bị các nội dung khác kịp cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Hà Nội: Hơn 2.400 công trình vi phạm phòng cháy, 5 năm khắc phục chưa được 10%

UBND TP Hà Nội cho biết, trong số 2.483 chung cư, trường học, trụ sở làm việc… không đảm bảo yêu cầu về PCCC, suốt 5 năm qua chỉ có 212 cơ sở (chiếm 8,5%) khắc phục được vi phạm.

Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, trong hơn 5 năm (từ năm 2016-5/2022), trên địa bàn TP xảy ra hơn 3.000 vụ cháy nổ. Trong đó có hàng chục vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ cháy làm 86 người chết, gây thiệt hại khoảng 960 tỷ đồng.

Nguyên nhân các vụ cháy phần lớn là do chập điện, sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, hàn cắt kim loại. Đặc biệt, các vụ cháy do hàn cắt kim loại trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà, công trình chiếm tỷ lệ thấp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ha Noi: Hon 2.400 cong trinh vi pham phong chay, 5 nam khac phuc chua duoc 10%
Vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) gây hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Đình Hiếu).

TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 2.483 cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật PCCC có hiệu lực. Cụ thể, có 1.569 chung cư, nhà tập thể cũ; 363 trường học, cơ sở giáo dục; 180 văn phòng, trụ sở làm việc…

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, trong 5 năm qua, số cơ sở hoàn thành việc khắc phục tồn tại các vi phạm PCCC đạt tỷ lệ rất thấp. Cụ thể, trong 2.483 cơ sở chỉ có 212 cơ sở khắc phục được vi phạm PCCC, chiếm tỷ lệ 8,5%.

Những khó khăn trong việc khắc phục vi phạm của các chung cư, trường học, văn phòng, trụ sở làm việc là do gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn ngân sách. Hơn nữa, các công trình này có kết cấu, kiến trúc đặc thù khó cải tạo để đáp ứng quy định PCCC hiện nay.

Để khắc phục những vướng mắc, khó khăn kể trên, Hà Nội đã ban hành nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu. Nghị quyết nêu rõ giải pháp khắc phục đối với chung cư cũ, trụ sở làm việc, trường học và đặc biệt là các nhà kho chứa chất nguy hiểm ở khu dân cư.

Với chung cư, tập thể thuộc sở hữu nhà nước, việc khắc phục những tồn tại PCCC thuộc trách nhiệm của nhà nước. Với chung cư, tập thể đã bán hết cho người dân hoặc không xác định rõ chủ sở hữu thì lập ban quản trị. Còn kho chứa chất nguy hiểm ở khu dân cư thì phải có kế hoạch, phương án di dời.

Ha Noi: Hon 2.400 cong trinh vi pham phong chay, 5 nam khac phuc chua duoc 10%-Hinh-2

Cháy quán karaoke chết người và chuyện xem nhẹ cảnh báo ‘đỏ’
Vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) mới đây khiến 3 chiến sĩ cứu hỏa hy sinh một lần nữa dấy lên nỗi lo về hoạt động của các quán hát còn xem nhẹ công tác phòng cháy.

Ha Noi: Hon 2.400 cong trinh vi pham phong chay, 5 nam khac phuc chua duoc 10%-Hinh-3

Rà soát tổng thể từ vụ cháy quán karaoke, tránh quản lý 'đánh trống bỏ dùi'
Nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt cho rằng, từ vụ cháy quán karaoke này, việc đầu tiên phải xem lại khâu quản lý có "đánh trống bỏ dùi"?, tránh kiểu sau vụ cháy kiểm tra rất rốt ráo nhưng rồi lại thả lỏng.

Ha Noi: Hon 2.400 cong trinh vi pham phong chay, 5 nam khac phuc chua duoc 10%-Hinh-4

Cơ sở kinh doanh karaoke bắt buộc phải có 4 thiết bị phòng cháy chữa cháy
Thông tư 147/2020/TT-BCA (gọi tắt là Thông tư 147) quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữ cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC &CNCH) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/2/2021.

Hà Nội: 10 lô “đất vàng” nhà máy bị di dời… sẽ về “tay” ai?

Trong số 10 cơ sở nằm trên “đất vàng” trung tâm của Hà Nội phải di dời, có nhà máy bia Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long…

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn (đợt 1).
Theo đó, Hà Nội đề xuất di dời 10 cơ sở do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng.

BOT Thái Bình không thu phí ETC, có đóng cửa, xả trạm?

Theo quy định, sau 31/7/2022, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành "xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiếp độ.

Nhiều năm qua, trạm BOT cầu Thái Hà (Thái Bình) chưa triển khai thu phí tự động không dừng, người dân thấy bất tiện khi vẫn phải dùng tiền mặt.

Theo quy định, từ ngày 1/8/2022 , thực hiện việc thu phí hoàn toàn tự động (ETC) đối với tất cả các tuyến đường cao tốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, tại BOT cầu Thái Hà, tỉnh Thái Bình vẫn đang tiến hành thu phí thủ công, chưa triển khai hệ thống thu phí ETC gây phiền hà cho tài xế.

BOT Thai Binh khong thu phi ETC, co dong cua, xa tram?

Trạm BOT cầu Thái Hà.

Lý giải về việc chưa lắp đặt thu phí ETC theo quy định, đại diện trạm BOT cầu Thái Hà cho biết: “Doanh thu của BOT cầu Thái Hà liên tục sụt giảm và dẫn đến thua lỗ trong thời gian gần đây. Trong khi đó, chi phí lắp hệ thống thu phí ETC rất cao so với năng lực tài chính của đơn vị. Do đó, BOT cầu Thái Hà vẫn đang xin lùi thời gian triển khai thu phí không dừng”.

Năm 2023, BOT Thái Hà thu được 44,8 tỷ đồng, giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm trước. Chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà lỗ 83 tỷ đồng trong năm 2023.

Trên thực tế, BOT cầu Thái Hà đã liên tục thua lỗ kể từ năm 2019, mức lỗ luỹ kế tại ngày 31/12/2023 lên 436,8 tỷ đồng.

Về dự án này, Bộ GTVT nhận định, BOT cầu Thái Hà đã hoàn thành và đang thu phí hoàn vốn, nhưng doanh thu bị sụt giảm, nhiều phương tiện lựa chọn đi theo hướng cầu Hưng Hà để không phải mất phí nên nguồn thu phí không đủ bù đắp chi phí bảo trì, trả lãi vay. Doanh thu của dự án này chỉ đạt khoảng 17% so với hợp đồng, có nguy cơ xấu về phương án tài chính.