Bé gái tử vong sau tiêm vắc xin: Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng

(Kiến Thức) - Bé gái 1 tuổi ở Đồng Nai tử vong bất thường sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Hầu hết các loại vắc xin cho trẻ đều rất an toàn nhưng phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng của bé trước và sau khi tiêm.

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tối 15/9 cho biết đã lập hội đồng chuyên môn để làm rõ nguyên nhân bé gái 1 tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Bé N.T.B.T. (ngụ thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) được xác định tử vong vào trưa cùng ngày.
Trước đó, ngày 7/9, bé T. được gia đình đưa đi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản tại Trạm y tế thị trấn Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Be gai tu vong sau tiem vac xin: Luu y truoc va sau khi tiem chung
Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại trạm y tế địa phương, bé gái 1 tuổi ở Đồng Nai tử vong bất thường. Ảnh minh họa: Internet. 
Đến sáng 15/9, bé được đưa đến đây để tiêm mũi thứ 2. Thời điểm trước tiêm, bé được khám sàng lọc, sức khỏe bình thường. Sau khi tiêm xong, gia đình đưa bé đi gửi tại một nhóm trẻ ở huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên, đến khoảng 11h, gia đình đến đón con thì thấy cơ thể bé tím tái, không bắt được mạch.
Ngay sau đó, bé T. được đưa tới Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch trong tình trạng nguy kịch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Trưa ngày 15/9, bé tử vong.
Theo nhận định ban đầu từ bệnh viện, bé gái tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng. Sở Y tế Đồng Nai đã phối hợp với lực lượng công an khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Lưu ý trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng
Hầu hết các loại vắc xin cho trẻ đều rất an toàn, tuy nhiên các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng của bé trước và sau khi tiêm. Nếu có những triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đặc biệt, trước khi thực hiện tiêm chủng cho em bé, chúng ta phải nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như thế nào. Trong một số trường hợp, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm cho trẻ. Ví dụ như khi trẻ đang bị sốt trên 37,5 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 35,5 độ C, khi các kém có biểu hiện lạ: quấy khóc, li bì,… nhịp tim, nhịp thở không ổn định.
Be gai tu vong sau tiem vac xin: Luu y truoc va sau khi tiem chung-Hinh-2
Trẻ em đang bị sốt không nên tiêm vắc xin. Ảnh minh họa. 
Nếu như trẻ từng bị dị ứng hoặc có các phản ứng nặng khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần phải thông báo để bác sĩ nắm được tình hình và đưa ra những chỉ định phù hợp.
Khám sàng lọc trước tiêm chủng
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.
Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác s ĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.
Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.
Theo dõi sau tiêm chủng
1. Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm bao gồm:
Thân nhiệt, nhịp thở
Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ
Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban)
2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBe Five: Chưa rõ nguyên nhân

2 trẻ tại Nam Định tử vong sau tiêm vắc xin 5 trong 1  ComBe Five 36-48 giờ. Hội đồng chuyên môn kết luận tử vong chưa rõ nguyên nhân.

Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu) trong 2 tháng 10 và 11 với trên 17.000 mũi tiêm, từ đầu tháng 12 đến nay, có thêm 5 tỉnh triển khai tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBe Five thay thế Quinvaxem.

Tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần ở quốc gia có tiêm vắc xin phòng lao

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy các quốc gia áp dụng tiêm vắc-xin phòng chống lao cho người dân đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần hơn so với các quốc gia không sử dụng.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, ở các quốc gia có chương trình tiêm chủng vắc- xin BCG phòng lao rộng rãi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn gần 6 lần so với các quốc gia không sử dụng nó.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những nước đưa vắc-xin phòng bệnh lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng thấp hơn so với các quốc gia khác.

Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành, chưa được đánh giá rộng rãi (công đoạn để các nhà khoa học kiểm chứng và đánh giá độ tin cậy của các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp).

Nhóm chuyên gia sử dụng các dữ liệu được công khai và ước tính tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng ở 50 quốc gia có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất.

Sau đó họ sẽ nhìn vào mối liên hệ giữa các số liệu này và một số yếu tố liên quan như năng lực của nền kinh tế, tỉ lệ dân số già... và cả chương trình tiêm chủng vắc-xin BCG của từng quốc gia tương ứng.

Tu vong do COVID-19 thap hon 6 lan o quoc gia co tiem vac xin phong lao
Các quốc gia áp dụng tiêm vắc-xin phòng chống lao cho người dân đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần hơn so với các quốc gia không sử dụng. Ảnh minh họa. 

Vắc-xin BCG được tìm ra cách đây 99 năm, có tác dụng phòng bệnh lao và nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em dưới 14 tuổi ở nhiều nước.

Các thử nghiệm trước đây đã phát hiện ra những người được tiêm vắc-xin phòng lao đã cải thiện hệ thống miễn dịch và có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng.

Ví dụ, trong một thử nghiệm giữa người Mỹ bản địa, tiêm vắc-xin BCG ở thời thơ ấu có thể chống lại bệnh lao tới 60 năm sau khi tiêm vắc-xin.

Vắc-xin BCG được sử dụng để chống lại bệnh lao nhưng từ lâu nó đã được biết là có lợi ích sức khỏe khác như giúp hệ thống miễn dịch lại nhiễm trùng đường hô hấp.

Cơ chế chính xác của loại vắc-xin này giúp chống lại các bệnh nhiễn trùng khác (ngoài mục tiêu) vẫn chưa rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng vắc-xin này có thể giúp tăng cường miễn dịch bẩm sinh.

Ngoài ra, vắc-xin ngừa lao còn có tác dụng tăng cường bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Ở Anh, tất cả các học sinh từ 10- 14 tuổi được tiêm vắc-xin từ năm 1953 đến 2005. Khi tỷ lệ nhiễm lao giảm, các bác sĩ đã từ bỏ tiêm phòng đại trà vào năm 2005, chuyển sang tiêm cho những người có nguy cơ cao, ví dụ, em bé có người thân bị nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu hy vọng vắc-xin BCG giúp tăng tốc cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái sẵn sàng cao và có thể phát hiện, tiêu diệt virus trước khi virus tàn phá cơ thể.

Gần đây, một số nước thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG trong việc hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Có khoảng 4.000 nhân viên y tế ở Australia tình nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng của Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI).
Trong khi đó ở Hà Lan, một nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phương pháp này trên 1.000 nhân viên y tế.
Các thử nghiệm vắc-xin BCG chống lại COVID-19 khác đang diễn ra ở Úc, Đan Mạch, Đức, Mỹ.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn tìm hiểu hiểu rõ hơn vì sao vắc-xin BCG có thể chống lại không chỉ bệnh lao mà cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin BCG được chứng minh là có hiệu quả, người dân cũng không nên dự trữ và tự ý sử dụng.

Học lỏm cách diện blazer vào thu đẳng cấp như Ngọc Trinh

(Kiến Thức) - Thu sang là thời điểm chị em cực kì yêu thích vì có thể diện nhiều mốt quần áo đẹp trong đó có áo blazer sang chảnh. 

Hoc lom cach dien blazer vao thu dang cap nhu Ngoc Trinh
Ngọc Trinh vừa tung bộ ảnh đậm chất thu với sắc nâu sang chảnh.