Bát quái trận Gia Cát Lượng có thể chống lại bao nhiêu tinh binh?

Gia Cát Lượng thông minh tuyệt đỉnh sáng tạo ra Bát quái trận giúp nhà Thục Hán chiến thắng nhiều cuộc giao tranh, từng bước giúp Lưu Bị thôn tính thiên hạ.

Có câu “loạn thế xuất anh hùng”, thời Tam Quốc vô số nhân vật tài giỏi xuất chúng như: Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Tào Tháo, Lưu Bị...

Trong đó, nổi tiếng bậc nhất có lẽ là Gia Cát Lượng - người được xem là vị thần toán sở hữu tài mưu lược tuyệt đỉnh, được thời Tam Quốc và cả hậu thế trọng vọng. Bát quái trận của ông được tương truyền rằng có uy lực kinh hoàng đủ để chiến thắng trăm nghìn quân binh.

Bat quai tran Gia Cat Luong co the chong lai bao nhieu tinh binh?
Ba lần đến ngôi nhà tranh mời Ngọa Long

Gia Cát Lượng, hiệu Ngọa Long, tài năng và giỏi mưu lược, khi còn thiếu niên đã cùng cha đến sống ở Kinh Châu. Sau khi cha qua đời, ông di chuyển đến sống ở Long Trung, Tương Dương, và trở thành thừa tướng của nhà Thục Hán ở tuổi trung niên.

Lưu Bị muốn phục hưng Hán thất, thôn tính thiên hạ nên chiêu mộ nhân tài khắp nơi, lúc này Từ Thứ và Tư Mã Huy cùng tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị, nói rằng Gia Cát Lượng vừa có tài vừa có đức. Sau đó mới có chuyện Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng xuống núi.

Lưu Bị không biết rõ về tài thao lược của Gia Cát Lượng nên muốn tận mắt xem thực lực, thế là cùng Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung để mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp hoàn thành đại nghiệp.

Bat quai tran Gia Cat Luong co the chong lai bao nhieu tinh binh?-Hinh-2
Song khi Lưu Bị lần đầu tiên mời Gia Cát Lượng xuống núi, tình cờ ông lại không có ở nhà nên Lưu Bị chỉ có thể thất vọng quay về.

Lần thứ hai Lưu Bị mời Gia Cát Lượng xuống núi đúng lúc trời có tuyết rơi, nhưng điều mọi người không ngờ là Gia Cát Lượng lại có việc phải ra ngoài trong thời tiết như vậy, nên cuối cùng Lưu Bị chỉ có thể để lại một bức thư bày tỏ mục đích của mình. Nội dung bức thư này không chỉ thể hiện sự kính trọng đối với Gia Cát Lượng mà còn giải thích ý muốn Gia Cát Lượng hỗ trợ ông hoàn thành đại nghiệp.

Trước khi mời Gia Cát Lượng xuống núi lần thứ ba, Lưu Bị cố ý ăn chay ba ngày, nhưng Quan Vũ cho rằng Gia Cát Lượng có thể không có thực tài và học thức nên mới “năm lần bảy lượt” không xuất đầu lộ diện, cho nên khuyên Lưu Bị không cần tiếp tục cố gắng.

Trương Phi muốn đi một mình và dùng dây thừng trói Gia Cát Lượng lại, bắt ông quy phục Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không đồng ý. Cuối cùng Lưu Bị đích thân lên ngôi nhà tranh của Gia Cát Lượng một lần nữa.

Kết quả là khi đến nơi Gia Cát Lượng đang ngủ, cả ba đợi Gia Cát Lượng tỉnh dậy mới ngồi xuống nói chuyện.

Sau vài cuộc trò chuyện đơn giản, Gia Cát Lượng thấy thái độ của Lưu Bị rất chân thành và nhiều tham vọng nên quyết định giúp đỡ. Cả nhóm bàn cách lấy thêm đất đai, Gia Cát Lượng đề nghị liên thủ với Tôn Quyền ở phía Đông, chiếm Kinh Châu và Ích Châu trước, sau đó bình định toàn bộ Trung Nguyên.

Từ đó về sau, Gia Cát Lượng và Lưu Bị sát cánh chiến đấu, chiếm hết thành này đến thành khác, lập nên nhà Thục Hán.

Bát quái trận thiên biến vạn hóa

Như tên gọi, Bát quái trận được vận hành theo nguyên lý Bát quái. Trong "Tam quốc diễn nghĩa" đã từng nói về sức mạnh của loại trận pháp ảo diệu này của Gia Cát Lượng, uy lực có thể chống lại 100.000 binh tinh nhuệ.

Qua những ghi chép lịch sử thể hiện Bát quái trận là có thật, chủ yếu sử dụng những khối đá chất thành đống và xếp theo 8 hướng ứng với 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài; phối hợp với kiến thức thiên văn và địa lý để tăng thêm uy lực và tính sát thương.

Bat quai tran Gia Cat Luong co the chong lai bao nhieu tinh binh?-Hinh-3
Đặc điểm của Bát quái trận cũng rất rõ ràng:

Một là “địch ở trong tối, ta ở ngoài sáng”, có thể đánh bất ngờ. Binh lính thi triển trận pháp đã được huấn luyện, biết rất rõ từng ngõ ngách trong trận pháp. Sau khi quân địch tiến vào sẽ ngỡ như lạc trong mê cung, thế là bị tàn sát bất ngờ mà chưa kịp phản kháng.

Hai là kìm kẹp hành động của đối phương. Trong không gian hẹp, vũ khí có kích thước lớn và dài đương nhiên không thể sử dụng, địch không biết điều này. Thế là "chúng cầm vũ khí lớn, ta cầm vũ khí nhỏ, phát huy lợi thế linh hoạt của binh khí nhỏ để phản kích, đánh bại kẻ thù".

Ba là đánh vào tâm lý. Khi địch bị lạc vào thế trận sẽ không tránh khỏi sợ hãi, còn quân binh bên này đã thông thuộc địa hình nên hừng hực khí thế vì đã quen chiến thuật, đương nhiên sẽ chiếm ưu thế. Ai cũng biết rằng tâm lý rất quan trọng trong chiến thuật.

Trên thực tế, không khó để thấy rằng, việc bày binh bố trận của Gia Cát Lượng không chỉ là ứng dụng binh pháp thông minh, mà còn là vận dụng lòng người.

Bát quái trận có thể bị phá?

Đến thời Đông Tấn, Hoàn Ôn giữ chức Tư mã, dẫn quân đánh Ba Thục và tình cờ gặp phải Bát đồ trận được hình thành bởi hàng loạt khối đá, liền thấy được chỗ sâu xa của Bát quái trận.

Bat quai tran Gia Cat Luong co the chong lai bao nhieu tinh binh?-Hinh-4
Tư Mã Hoàn Ôn nói rằng Bát quái trận có sự bổ trợ toàn phần, nếu tấn công vào phần đầu thì những người ở đuôi sẽ đồng loạt tấn công; nếu tấn công vào giữa, hai bên sẽ đánh trả; nếu tấn công phần đuôi, phía đầu sẽ chặn lại sự tiến công, vì vậy Tư Mã Hoàn Ôn đã chọn đi đường vòng.

Tư Mã Hoàn Ôn nhìn thấu trận pháp, nhưng vì sao không tiến công?

Trên thực tế, Tư Mã Hoàn Ôn chỉ là nhìn thấu trận pháp nhưng chưa chắc biết cách giải, do đó hắn không muốn lãng phí thời gian và nhân lực để phá giải trận pháp khó nhằn này. Không ai biết bên trong như thế nào, hắn cũng không dám bảo đảm sau khi tiến vào có thể đi ra được hay không. Trực diện đối đầu chỉ có thể tìm đường chết. Vì vậy, Tư Mã Hoàn Ôn mới chọn đi đường vòng.

Sự thật việc Triệu Vân giết chết Cao Lãm, một mãnh tướng của Viên Thiệu

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Cao Lãm xuất hiện ở hồi 31, là mãnh tướng dưới trướng Viên Thiệu, theo Thiệu ra quân Quan Độ, chiến đấu dũng cảm, từng đánh ngang tay với Hứa Chử, Từ Hoảng.

3 kỳ nhân bí hiểm không màng danh lợi trong Tam Quốc là ai?

Không chỉ có Khổng Minh, trong Tam Quốc diễn nghĩa còn có 3 kỳ nhân, nhưng họ không màng danh lợi. Đó là Lý Ý, Lâu Tử Bá, Thủy Kính tiên sinh...

Lý Ý
Theo Thần Tiên truyện của Cát Hồng, Lý Ý là người quận Thục (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên), sống vào những năm thời Hán Văn Đế, đến thời Tam quốc vẫn còn sống. Cũng có người nói rằng, ông là cháu đời thứ 17 của Lão Tử – Lý Nhĩ, đạo hạnh bí hiểm.

Ngỡ ngàng giàn hoa giấy siêu khủng tại Trường Mầm non Lò Văn Giá

Giàn hoa giấy với kích thước khổng lồ đang nở rộ, bao trùm toàn bộ dãy phòng học 3 tầng tại trường Mầm non Lò Văn Giá, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia

Những ngày gần đây, ảnh chụp giàn hoa giấy siêu khủng nở rực rỡ tại Trường Mầm non Lò Văn Giá, TP Sơn La, tỉnh Sơn La, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-2

Giàn hoa giấy với kích thước khổng lồ nở rộ, bao trùm toàn bộ dãy phòng học 3 tầng tại Trường Mầm non Lò Văn Giá.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-3

Các dãy phòng học được phủ kín bởi giàn hoa giấy màu hồng và trắng tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-4
 Giàn hoa giấy siêu khủng trổ bông sum suê và uốn lượn đẹp mắt lên tận mái nhà, ước chừng hàng chục mét.
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-5

Các bạn nhỏ Trường Mầm non Lò Văn Giá ngồi xích đu, vui đùa dưới bóng mát của những giàn hoa giấy.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-6

Những giàn hoa giấy nở rộ giữa cảnh núi non đại ngàn tạo lên khung cảnh đẹp như một bức tranh vẽ.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-7
 Hoa giấy là loài cây dễ trồng, hoa đẹp và tốn ít công chăm sóc. Khi gặp khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng, hoa sẽ nở đồng loạt, có thể nhuộm hồng, đỏ rực rỡ cả một vùng trời.
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-8
Những gốc hoa giấy được trồng từ ngày đầu tiên thành lập trường năm 2012, tới nay đã chứng kiến biết bao lớp học sinh khôn lớn trưởng thành. 
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-9

Trao đổi với báo chí, cô giáo Khúc Thị Loan, hiệu trường nhà trường cho biết: Để đảm bảo cảnh quan trường học, mỗi năm nhà trường đều tiến hành cắt tỉa cây. Việc này vừa để cho cây hoa giấy ra nhiều cành non sẽ cho nhiều hoa, vừa để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-10
 Bà hiệu trưởng cũng cho biết: "Tôi gắn bó với trường từ ngày đầu thành lập, chưa khi nào thấy cây hoa giấy bị sâu bệnh. Phía trong hành lang các lớp học, cành hoa giấy được cắt tỉa thường xuyên nên học sinh có thể vui chơi thoải mái và an toàn. Giàn hoa giấy như một tấm rèm che chắn cho phòng học, mùa hè xanh mát và mùa đông chắn gió nên ấm áp.

>>> Mời độc giả xem thêm video “Sống ảo” bên ngôi nhà phủ đầy hoa xác pháo ở Bảo Lộc (Nguồn: Kienthucnet):