Bất ngờ cấu trúc tiền sử lạ trôi dạt trong không gian

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện cấu trúc khổng lồ trong vũ trụ sơ khai, với khối lượng tổng thể được tính toán lên tới hơn một triệu tỷ lần so với Mặt trời, chỉ hai tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Vật thể lạ mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này đó là một dạng thiên hà proto-supercluster, có biệt danh là Hyperion, là cấu trúc lớn nhất nằm sâu thẳm trong vũ trụ có nguồn gốc từ vũ trụ sơ khai.

Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi chuyên gia Olga Cucciati của Viện Istituto Nazionale di Astrofisica (INAF) Bologna, Ý và nhà khoa học dự án, Brian Lemaux tại Khoa Vật lý của Đại học California.

Bat ngo cau truc tien su la troi dat trong khong gian
Nguồn ảnh: Phys. 

Họ đã sử dụng công cụ VIMOSinstrument trên kính viễn vọng Very Large của ESO ở Paranal, Chile để quan sát thì phát hiện thiên hà quái đản này hình thành trong vũ trụ sơ khai, chỉ 2,3 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Hyperion là cấu trúc lớn nhất được tìm thấy trong vũ trụ sơ khai với khối lượng tổng thể được tính toán lên tới hơn một triệu tỷ lần so với Mặt trời.

"Đây là lần đầu tiên một cấu trúc lớn như vậy có nguồn gốc từ vũ trụ sơ khai được tìm thấy ngày hôm nay”, Cucciati nói.

Sững sờ bí mật mới tiết lộ về thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Adelaide liệt kê hơn 70 nguồn tia gamma năng lượng rất cao, trong đó có 16 tia gamma năng lượng chưa được khám phá trước đó, trong cuộc khảo sát thiên hà Milky Way bằng kính viễn vọng tia gamma.

Tia gamma là dạng năng lượng cao nhất của ánh sáng. Chúng được các nhà thiên văn học và thiên văn vật lý trên toàn thế giới nghiên cứu vì chúng có thể được sử dụng để theo dõi nguồn gốc của các tia vũ trụ, các hạt tích điện khó nắm bắt, một thành phần quan trọng trong sự tiến hóa của vũ trụ.

Tìm thấy mây hydro hóa khổng lồ trong Thiên hà Xoáy nước

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học quan sát kỹ lưỡng thiên hà M51, còn gọi là Thiên hà Xoáy nước vì có cấu trúc xoắn ốc đặc trưng cho thấy tồn tại một đám mây Hydro hóa khổng lồ.

Để có được phát hiện này, các nhà thiên văn học trường đại học Case Western Reserve lần đầu tiên sử dụng kính viễn vọng 75 năm tuổi ở vùng núi phía tây nam Arizona.
Khi điều tra, họ phát hiện ra một đám vật thể phát ra kỳ lạ. Hóa ra là một đám mây khổng lồ của khí hydro bị ion hóa phun ra từ thiên hà Xoáy nước và sau đó về cơ bản chúng "được nấu" bằng bức xạ từ lỗ đen trung tâm thiên hà M51.

Công bố mới về tốc độ phát triển của thiên hà gây sốc

(Kiến Thức) - Thiên hà Milky Way của chúng ta đang phát triển nhanh hơn tốc độ âm thanh khi các ngôi sao mới xuất hiện ở các vùng sâu bên trong, một nghiên cứu mới đây cho hay.

Tác giả chính là Cristina Martínez-Lombilla, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Vật lý thiên văn thuộc quần đảo Canary, có trụ sở trên đảo Tenerife nói: "Thiên hà Milky Way đang lớn dần với tốc độ khủng”.