Bắt được tín hiệu lạ cách Trái đất 15.300 năm ánh sáng

Theo Sci-News, tín hiệu được sàng lọc từ dữ liệu 450 giờ quan sát của ACTA, nhắm vào cụm sao cầu 47 Tucanae cổ đại.

ACTA, một mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến vận hành bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CISRO - Úc), đã bắt được một tín hiệu vô tuyến cực kỳ yếu, đi từ nơi cách xa địa cầu 15.300 năm ánh sáng.

Bat duoc tin hieu la cach Trai dat 15.300 nam anh sang

Cụm sao cầu 47 Tucanae và vị trí phát hiện ra tín hiệu vô tuyến lạ - Ảnh: CISRO

Theo Sci-News, tín hiệu được sàng lọc từ dữ liệu 450 giờ quan sát của ACTA, nhắm vào cụm sao cầu 47 Tucanae cổ đại.

Đó là một cụm sao cầu có đường kính tận 120 năm ánh sáng và là một trong những cụm sao sáng nhất trên bầu trời, nằm trong chòm sao Đổ Quyên ở phía Nam bầu trời.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Arash Bahramian từ Đại học Curtin và Trung tâm Nghiên cứu thiên văn vô tuyến quốc tế (IRAC) của Úc cho biết 47 Tucanae là một thế giới gồm hàng chục ngàn đến hàng triệu ngôi sao tụ thành một quả cầu.
Đó là cách mà các ngôi sao trong vũ trụ trải qua "tuổi già" nên các cụm sao cầu đều rất cổ đại và được coi như "hóa thạch" từ bình minh vũ trụ.
Có hai giả thuyết được nhóm tác giả đặt ra. Không có người ngoài hành tinh nào ở đây, nhưng có những điều thú vị khác.

Khả năng thứ nhất là tín hiệu vô tuyến đó đến từ một lỗ đen khối lượng trung bình, một loại lỗ đen cực hiếm và còn nhiều bí ẩn của vũ trụ.

Khả năng thứ hai nó là một sao xung, là dạng sao neutron quay nhanh, cực mạnh, bắn ra tín hiệu vô tuyến khắp xung quanh. Sao neutron là "thây ma" của các ngôi sao khổng lồ đã một lần sụp đổ.

"Một sao xung gần trung tâm cụm sao này cũng là một khám phá thú vị về mặt khoa học vì nó có thể được sử dụng để tìm kiếm một lỗ đen trung tâm chưa được phát hiện" - các tác giả cho biết.

Phát hiện về tín hiệu vô tuyến lạ vừa được công bố trong bài báo khoa học đăng tải trên tạp chíAstrophysical Journal.

https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dai-thien-van-uc-bat-tin-hieu-vo-tuyen-la-tu-chom-sao-do-quyen/20240130050304192

Bí mật bên trong thành phố 600 năm qua dường như không mưa

Dù không mưa suốt 600 năm nhưng người dân nơi đây vẫn đủ nước sinh hoạt, thậm chí cung cấp đủ nước cho thảm thực vật.

Lima, thủ đô của Peru, là một thành phố kỳ lạ. Nằm bên bờ biển Thái Bình Dương, nhưng thành phố này lại có lượng mưa cực kỳ ít ỏi. Trung bình mỗi năm, Lima chỉ có khoảng 10-15 mm mưa, tức là chỉ bằng 1/5 lượng mưa trung bình ở sa mạc Sahara – 1 trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Thậm chí, có những năm, Lima không có một giọt mưa nào. Vì vậy, thành phố Lima còn có danh hiệu là “thành phố không mưa”.

Mua đồ lưu niệm, vô tình sở hữu báu vật 2.000 năm

Sau gần 50 năm, hai cha con người Bỉ mới biết vật lưu niệm mà họ mua về trang trí nhà là báu vật từ "thành phố đã mất" Pompeii.

Mua do luu niem, vo tinh so huu bau vat 2.000 nam

Báu vật vô giá "mất tích" ở Pompeii gần 50 năm trước - Ảnh: ANCIENT ORIGINS

Theo Ancient Origins, đó là một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tinh tế. Báu vật này không chỉ quý giá bởi niên đại, nơi xuất xứ, mà còn là thứ ghi lại một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà thành phố Pompeii từng đối diện trước khi bị vùi lấp.

Giải mã vật thể vô hình đáng sợ có thể “cuốn bay” Trái Đất

Vật thể khủng khiếp này chính là các lỗ đen nguyên thủy (PBH), chúng được cho là tạo ra trong khoảng thời gian ngắn sau sự kiện Big Bang.

Giai ma vat the vo hinh dang so co the “cuon bay” Trai Dat
Nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Vật lý hạt nhân Santa Cruz và Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) đề xuất rằng các lỗ đen nguyên thủy (PBH) có thể là nguyên nhân gây ra sự chao đảo của nhiều hành tinh và mặt trăng trong Thái Dương hệ.