(Kiến Thức) - Gaia là một kính viễn vọng không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, có thể lập bản đồ vị trí của hơn 1 tỷ ngôi sao với độ chính xác cao nhất so với bất kỳ thiết bị thiên văn nào khác.
Theo bản phát hành dữ liệu mới nhất, các chuyên gia hoạt động tại Gaia đã phác thảo các vị trí của hơn 1,7 tỷ ngôi sao, được phát hành trong một bản đồ màu 3D tại Triển lãm Hàng không ILA Berlin.
Nguồn ảnh: Space.
Dữ liệu không chỉ vẽ các vị trí của các ngôi sao, mà còn giúp các nhà thiên văn học hiểu được sự tiến hóa và lịch sử của sao.
Mời quý vị xem video: Cận cảnh NASA đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất
Không những thế, bản đồ mới này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu dễ dàng các vật thể nhỏ xíu nằm ngoài quỹ đạo của sao Thổ, gọi là Chariklo, một số mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương như Triton chẳng hạn, cùng hệ sao lạ Epsilon Aurigae.
Kính thiên văn robot đầu tiên vừa ra mắt có gì đặc biệt?
(Kiến Thức) - Kính thiên văn mới nhất của Ấn Độ là loại kính thiên văn robot hấp dẫn nhất mà đất nước này từng xây dựng, được thiết kế để quan sát các sự kiện thoáng qua có tính biến động cao trong vũ trụ.
Kính thiên văn robot đầu tiên của Ấn Độ được đặt tại Hanle ở Ladakh, tại Đài quan sát thiên văn Ấn Độ (IAO).
Kính thiên văn này không chỉ là kính thiên văn robot đầu tiên của Ấn Độ, mà còn là một dạng kính viễn vọng Ấn Độ đầu tiên, được thiết kế để quan sát các sự kiện thoáng qua có tính biến động cao trong vũ trụ.
Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao
(Kiến Thức) - Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn đến từ Mỹ, Chile, Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh vừa lập ra một bản đồ chi tiết chưa từng thấy về cấu trúc của đám mây phân tử Orion A, nơi sinh ra các ngôi sao.
Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.