Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gâyđau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị têmỏi... mà còn gây thiếu máu não, yếu liệt chi dưới hoặc bị ngã đột ngột.Vận động là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quảnhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩyquá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quantrọng.
![]() |
- Thả lỏng cơ cổ: Dùng ngón tay trỏ, ngón giữa, 3 ngón vô danh và ngón cái miết nhẹ từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên ở phần cổ từ 3 - 5 phút, đồng thời vận động gập duỗi cổ, hai tay có thể thay đổi lẫn nhau, yêu cầu lực vừa phải, khiến cho cơ bị đau và căng dần dần được thư giãn.
- Gập duỗi phần cổ: Người đứng thẳng hai chân đứng rộng bằng vai, mười ngón tay lồng nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên ép chặt vào trước bụng, gập cổ về phía trước cố gắng làm cho cằm chạm vào phần ngực, sau đó lật lòng bàn tay, bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng xuống đồng thời ngửa đầu ra sau để từ 3 - 5 giây. Luyện tập này có thể tiến hành lặp lại từ 3 - 5 lần.
- Lồng hai tay ra sau gáy: Chọn ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, mời ngón tay lồng nhau đa ra sau gáy, đầu và cổ duỗi nhẹ ngửa ra sau, hai cánh tay dùng lực đỡ, để kéo dài trong vài giây rồi trở về tư thế cũ tiến hành lặp lại từ 3 - 5 lần.
- Xoay tròn đầu: Sau khi luyện tập 3 phương pháp trên thì tiến hành luyện tập xoay đầu, trước tiên xoay đầu theo hướng đằng trước, bên trái, đằng sau, bên phải, sau đó trở về vị trí bình thờng. Sau đó tiến hành đổi chiều. Luyện tập xoay đầu yêu cầu tốc độ và phạm vi hoạt động tăng dần, tốc độ phải chậm, dùng lực nhịp nhàng có thể lặp lại nhiều lần.
- Nắm tay đấm vai: Đấm từ 1 - 2 phút, hai tay đổi cho nhau
- Nhấc vai xoay vòng: Nhấc đồng thời 2 vai, xoay vai ra trước nhiều lần sau đó xoay vai ra phía sau nhiều lần.
- Luyện phần ngực: Hai vai vươn ra sau lồng ngực căng hết mức duy trì 3 - 5 giây, sau đó hai vai đưa ra phía trước thì thu ngực lại duy trì 3 - 5 giây, lặp lại động tác nhiều lần.
- Điểm huyệt: Bấm lần lượt các huyệt như hợp cốc, liệt khuyết, nội quan, khúc trì, tiểu hải. Sau đó nắm bàn tay phải lại; lòng bàn tay hớng lên trên giơ thẳng lên sau đó gập khuỷu lại, tay đưa lên trước ngực, đồng thời cẳng tay xoay vào trong cạnh giữa, ngón tay nhỏ hướng lên trên, duỗi khuỷu tay cho đến khi thẳng cánh tay và cố đưa ra phía trước làm cho cẳng tay và cơ ở khuỷu có cảm giác bị kéo, tiến hành lặp lại từ 3 - 5 lần, hai tay đổi cho nhau luyện tập này có thể giảm được tê và sưng tấy ở tay.
TS.BS Võ Tường Kha (Bệnh viện Thể thao Việt Nam)
