Bài phát biểu gây choáng của ông Trump trước Liên Hợp Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện muộn trên bục phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) sáng 25/9. Chỉ trong vòng vài phút, ông đã khiến các lãnh đạo thế giới ồ lên cười, rồi ngỡ ngàng vì những gì họ được nghe.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 25/9. (nguồn CBC News)

Hãng thông tấn CNN bình luận, vào thời điểm Tổng thống Trump kết thúc bài phát biểu, bầu không khí trong phòng họp Đại hội đồng LHQ dường như u ám hơn. Tuy nhiên, đối với bản thân Tổng thống Trump, "rất nhiều dấu ấn lịch sử đã được tạo lập" lúc ấy.
Đúng như nhận định của đa số mọi người, trong bài diễn văn hùng hồn trước các lãnh đạo thế giới, ông Trump không ngần ngại "khoe cái tôi" và ca ngợi chính quyền của mình: "Tôi đứng trước Đại hội đồng LHQ để chia sẻ về những tiến bộ phi thường chúng tôi đã đạt được. Trong chưa đầy 2 năm, chính quyền của tôi đã có được thành tựu nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào khác trong lịch sử của đất nước mình".
Ông Trump khẳng định nước Mỹ hiện "hùng mạnh hơn, an toàn hơn và giàu có hơn" thời kỳ ông mới nhậm chức. Và điều này là do chính quyền của ông đang đứng lên, hành động "vì nước Mỹ, vì người dân Mỹ".
Các đại biểu dự họp đã cười ồ lên trước những tuyên bố của ông Trump. Song, Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện quan điểm đối ngoại của chính quyền ông: "Mỹ sẽ luôn chọn sự độc lập và hợp tác hơn là việc kiểm soát, điều hành và thống trị toàn cầu. Chúng tôi sẽ không bao giờ hy sinh chủ quyền của Mỹ cho một bộ máy quan liêu toàn cầu, không có khả năng và không qua bầu cử. Mỹ chỉ chịu sự quản lý của người Mỹ. Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa. Chúng tôi tin theo học thuyết về chủ nghĩa yêu nước".
Bai phat bieu gay choang cua ong Trump truoc Lien Hop Quoc
 Tổng thống Trump phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ngày 25/9. Ảnh: CBS
Lãnh đạo Nhà Trắng thậm chí chia các quốc gia trên thế giới thành hai phe "bạn bè" và "kẻ thù".
"Chúng tôi đang xem xét nghiêm khắc hơn về sự hỗ trợ quốc tế của Mỹ... liệu các nước nhận được các đồng đôla và sự bảo vệ của chúng tôi thực tâm có cùng lợi ích với chúng tôi hay không. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ viện trợ quốc tế cho những ai tôn trọng chúng tôi và nói thẳng ra là bạn của chúng tôi", ông Trump nhấn mạnh.
Trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Trump đã nêu tên một số quốc gia ông coi là bạn bè và đồng minh. Tuy nhiên, một số nước từng là đồng minh truyền thống của Mỹ không được nhắc đến, đặc biệt là Đức. Thay vào đó, Triều Tiên lại được nhắc đến như một trong những quốc gia bạn bè hàng đầu của Mỹ hiện. Trong danh sách đồng minh then chốt của ông Trump còn có tên của Hàn Quốc, Nhật và Ảrập Xêút.
Ông Trump cũng lên tiếng khen ngợi Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Qatar vì "cam kết viện trợ hàng tỉ USD cho người dân Syria và Yemen", lãnh đạo Ấn Độ Narendra Modi vì những nỗ lực chống đói nghèo và Ba Lan.
Ngoài ra, ông Trump còn ca ngợi Israel và tiết lộ những lí do Washington quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái hồi năm ngoái. Song, ông không đề cập đến việc chính phủ Mỹ sẽ cắt giảm đóng góp cho quỹ hỗ trợ người Palestine của LHQ.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi ông Trump bước lên bục diễn thuyết, các đại biểu dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được lắng nghe một quan điểm nhìn thế giới hoàn toàn khác từ Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Trong bài phát biểu của mình, ông Guterres dường như đã dự đoán được mặt tiêu cực về chính sách chống toàn cầu hóa: "Ngày nay, với những thay đổi về cán cân quyền lực, nguy cơ đối đầu có thể tăng lên".a

Kinh ngạc thủ đô Berlin “thay da đổi thịt” hàng trăm năm qua

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây được chụp tại nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng của Berlin nhưng ở thời điểm khác nhau đã cho thấy sự thay đổi đáng kể của thủ đô nước Đức trong suốt hàng trăm năm qua.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua
 Phần đen trắng trong bức ảnh này tái hiện Bức tường Berlin đứng sừng sững ngăn cách Đông Đức và Tây Đức năm 1989. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-2
Tuy nhiên, Bức tường Berlin đã bị phá hủy vào năm 1990. Ảnh chụp đường phố thủ đô Berlin năm 2018. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-3
 Cổng Brandenburg, được xây dựng vào những năm 1700, là một trong những biểu tượng chính của thủ đô nước Đức. Phần đen trắng trong bức ảnh chụp khu vực Cổng Brandenburg năm 1926.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-4
 Ngày nay, Cổng Brandenburg là một trong những địa điểm du lịch phổ biến ở Berlin và là trung tâm của các hoạt động chào đón năm mới trong thành phố này.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-5
 Tòa nhà Reichstag được mở cửa vào năm 1894 và là trụ sở của Quốc hội Đế quốc Đức cho đến năm 1933 khi nó bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn. Ảnh chụp tòa nhà Reichstag năm 1929.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-6
Reichstag ngày nay là một tòa nhà lịch sử ở Berlin sau khi được thiết kế lại và tu sửa. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-7
Nhà thờ Berlin, được hoàn thành vào năm 1905, là nhà thờ lớn nhất thủ đô nước Đức. Ảnh chụp nhà thờ này vào năm 1929. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-8
 Nhà thờ Berlin hiện nay dường như không hề thay đổi trong hàng trăm năm qua. Nó chỉ được tu sửa sau khi bị hư hại trong thời kỳ Thế chiến II.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-9
 Khách sạn Adlon ở quận Mitte, trung tâm thành phố Berlin từng là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Châu Âu. Phần đen trắng trong bức ảnh chụp khách sạn Adlon vào năm 1926. Được biết, tòa nhà này đã bị phá hủy vào cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-10
 Khách sạn Adlon mới được xây dựng vào giữa những năm 1990 và chính thức được mở cửa vào năm 1997. Hiện nay, nó là một trong những địa điểm phổ biến với du khách vì nằm gần Cổng Brandenburg.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-11
 Quảng trường Postdamer ở trung tâm thủ đô Berlin trong bức ảnh được chụp vào năm 1945.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-12
 Ngày nay, quảng trường Postdamer là một trong những khu vực nhộn nhịp nhất thủ đô Berlin. Nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và khách sạn 5 sao Ritz-Carlton.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-13
 Quảng trường Gendarmenmarkt từng được coi là quảng tường đẹp nhất Berlin. Ảnh chụp năm 1903.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-14
 Ngày nay, Quảng trường Gendarmenmarkt vẫn là địa điểm phổ biến với người dân địa phương và du khách.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-15
 Tượng đài Chiến thắng được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng của Phổ trong cuộc chiến tranh Đan Mạch-Phổ năm 1873. Ảnh chụp năm 1929.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-16
 Địa điểm lịch sử này sau hàng trăm năm. Ngày nay, du khách có thể leo 270 bậc thang hình xoắn ốc để tới đài quan sát trên đài kỷ niệm này.

Công dân Trung Quốc tại Mỹ bị bắt vì nghi hoạt động gián điệp

Một công dân Trung Quốc đến Mỹ bằng visa sinh viên và học tại Viện Công nghệ Illinois đã bị bắt vì cáo buộc “làm việc theo chỉ thị của một nhân viên tình báo cấp cao” trong Bộ An ninh Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Nghi phạm tên là Ji Chaoqun, 27 tuổi bị bắt ngày 25/9 tại Chicago, Mỹ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, người này bị buộc tội bí mật thực hiện chỉ thị của một quan chức Bộ An ninh Trung Quốc.
Cong dan Trung Quoc tai My bi bat vi nghi hoat dong gian diep
Công dân Trung Quốc bị bắt tại Mỹ vì tình nghi hoạt động gián điệp. (Ảnh minh họa: Sputnik) 
Sputnik trích dẫn khiếu nại,cho biết Ji sinh ra tại Trung Quốc và đến Mỹ năm 2013 với visa F1 dành cho mục đích học ngành kỹ sư điện tử ở Viện Công nghệ Illinois ở Chicago. Năm 2016, Ji tham gia quân đội Mỹ với chương trình Đánh giá quân đội vì lợi ích quốc gia (MAVNI). Chương trình cho phép lực lượng vũ trang chiêu mộ một số người có năng lực cần thiết.

Từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đến chiến tranh lạnh kiểu mới?

Không thể ăn miếng trả miếng từng xu trong ván cờ thuế quan, cách đáp trả “định tính” mà Trung Quốc tuyên bố có thể khiến Mỹ-Trung rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới

Ngày 24/9, các biện pháp thuế quan trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ - Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Chính quyền Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và mức thuế có thể lên tới 25% vào cuối năm 2018. Mức thuế của Trung Quốc đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ là 5-10%. Trước đó, hai bên đã đánh thuế đối với 50 tỷ USD hàng hóa của nhau.