Công dân Trung Quốc tại Mỹ bị bắt vì nghi hoạt động gián điệp

Một công dân Trung Quốc đến Mỹ bằng visa sinh viên và học tại Viện Công nghệ Illinois đã bị bắt vì cáo buộc “làm việc theo chỉ thị của một nhân viên tình báo cấp cao” trong Bộ An ninh Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Nghi phạm tên là Ji Chaoqun, 27 tuổi bị bắt ngày 25/9 tại Chicago, Mỹ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, người này bị buộc tội bí mật thực hiện chỉ thị của một quan chức Bộ An ninh Trung Quốc.
Cong dan Trung Quoc tai My bi bat vi nghi hoat dong gian diep
Công dân Trung Quốc bị bắt tại Mỹ vì tình nghi hoạt động gián điệp. (Ảnh minh họa: Sputnik) 
Sputnik trích dẫn khiếu nại,cho biết Ji sinh ra tại Trung Quốc và đến Mỹ năm 2013 với visa F1 dành cho mục đích học ngành kỹ sư điện tử ở Viện Công nghệ Illinois ở Chicago. Năm 2016, Ji tham gia quân đội Mỹ với chương trình Đánh giá quân đội vì lợi ích quốc gia (MAVNI). Chương trình cho phép lực lượng vũ trang chiêu mộ một số người có năng lực cần thiết.
Khi nộp đơn gia nhập MAVNI, Ji đặc biệt phủ nhận không có mối quan hệ với chính phủ nước ngoài. Nhưng hiện Ji bị cáo buộc bí mật thực hiện các chỉ thị của một sĩ quan trong cục An ninh Quốc gia tỉnh Giang Tô, một chi nhánh của Bộ An ninh Trung Quốc.
Đây được xem như hành động của một điệp viên nước ngoài mà không đăng ký giấy phép với Bộ Tư pháp Mỹ.
Theo Sputnik, Ji bị tình nghi chiêu mộ 8 công dân Mỹ sinh ra tại Đài Loan hoặc Trung Quốc, làm việc hoặc đã nghỉ hưu sau khi làm trong ngành khoa học và công nghệ, nhiều người trong số đó từng làm trong lĩnh vực không gian. Ji cũng bị cáo buộc lấy báo cáo từ Intelius, Instant Checkmate và Spokeo trước khi gửi đến một địa chỉ email không xác định, từ đó forward cho một quan chức tình báo Trung Quốc. Ji có thể đối mặt với mức án 10 năm với tội danh này.
“Dựa theo kinh nghiệm của tôi, có vẻ như Ji đang thực hiện nhiệm vụ do một quan chức tình báo chỉ thị cùng các kênh thông tin chiêu mộ khi cần thiết", nhân viên FBI điều tra vụ việc cho biết.

Loạt hình ấn tượng về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

(Kiến Thức) - Khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đã tới thành phố New York để tham dự phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc
Hơn 130 nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York tuần này để tham dự các cuộc họp và thảo luận về hàng loạt vấn đề quan trọng toàn cầu hiện nay. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-2
Trong phiên họp lần thứ 73 này, các nhà lãnh đạo thế giới cùng hàng chục ngoại trưởng các nước sẽ thay nhau phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-3
Ngoài ra, bên lề các bài phát biểu, hàng trăm cuộc họp và cuộc gặp song phương dự kiến diễn ra liên tiếp tại kỳ họp. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron có cuộc gặp song phương bên lề. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-4
 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôn lên má con, Neve, trước khi phát biểu tại một cuộc họp của Đại hội đồng.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-5
 Tổng thống Iran Hassan Rouhani trở về chỗ ngồi sau khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-6
 Tổng thống Trump trao đổi với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tại một cuộc họp của Đại hội đồng. Bà Haley cho biết Tổng thống Trump muốn đưa ra tuyên bố bảo vệ chủ quyền của Mỹ, đồng thời nhắc lại sự phản đối của Mỹ với Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-7
Thủ tướng Canada Justin Trudeau có bài phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-8
Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates tham dự cuộc họp cấp cao về tài chính của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-9
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở Liên Hợp Quốc. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-10
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela. 

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-11
 Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde trao đổi với Tổng thư ký Antonio Guterres trong cuộc họp cấp cao về tài chính.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-12
 Tổng thống Nam Phi Cyril Pamaphosa có bài phát biểu tại kỳ họp.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-13
 Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi trong cuộc gặp song phương bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-14
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trao đổi với Quốc vương Jordan Abdullah II ibn al-Hussein trong cuộc gặp song phương tại khách sạn Mandarin Oriental ở thành phố New York.

Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-15
 Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic phát biểu tại phiên họp.

Giới phân tích nói gì về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa và Tổng thống Donald Trump không phải là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ hiện tại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ, khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên tiếp tục leo thang với các mức thuế đáp trả lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Trump ngày 17/9 tuyên bố về việc áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.