Bác sĩ Úc để quên kim trong tử cung sản phụ người Việt

Một bệnh viện ở TP Sydney - Úc tiến hành cuộc điều tra lớn về việc một mũi kim bị bỏ quên trong tử cung của sản phụ người Việt sau ca sinh mổ.

Sau khi sinh con trai đầu lòng tại bệnh viện Fairfield ở phía Tây TP Sydney hôm 30-8, sản phụ người Việt tên Thi Nguyen, 19 tuổi, lại lên cơn đau.
Cô Nguyên và chồng cho đài 9NEWS biết họ rất tức giận sau khi bác sĩ để quên mũi kim, buộc cô phải phẫu thuật lần thứ hai.
Anh Steven Nguyen cho hay trong khi bạn bè đến thăm con mình thì anh vẫn chờ vợ. Sau khi không nghe tin tức gì, anh đến quầy tiếp tân hỏi thì được bảo tiếp tục chờ ở một phòng khác thêm vài giờ trong khi vợ anh được đưa trở lại phòng mổ. "Không ai nói với tôi bất cứ điều gì" - anh Nguyen bức xúc.
Bac si Uc de quen kim trong tu cung san phu nguoi Viet
Cô Nguyen và con trai đầu lòng. Ảnh: 9News 
Trong khi hai vợ chồng anh Nguyen nhận được lời xin lỗi từ một bác sĩ đã lấy vật thể kim loại khỏi tử cung sản phụ, họ vẫn không nghe thấy bác sĩ hoặc y tá thực hiện ca phẫu thuật ban đầu nói gì. Anh Nguyen nói: "Đó không phải là lỗi của bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật thứ hai. Cô ấy chỉ là người xử lý vấn đề".
Giám đốc điều hành bệnh viện Fairfield Amanda Larkin đã xin lỗi vì sự cố một mũi kim bị bỏ quên trong tử cung nói trên và thừa nhận đây không phải sự việc duy nhất. "Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới cô Nguyen và đặc biệt là chồng cô vì thiếu thông tin. Khi nhận thức được vấn đề, chúng tôi đã thực hiện quá trình giải quyết sự cố" - bà Larkin nói hôm 3-9.
Cô Thi Nguyen dự kiến ở lại Bệnh viện Fairfield một tuần nữa đến khi hồi phục. Bệnh viện cũng cân nhắc khả năng bồi thường.
Bà Larkin nói với đài 9NEWS một sự cố tương tự xảy ra ngay ngày hôm sau tại bệnh viện, may là mũi kim đã được lấy ra sớm nên bệnh nhân không phải chịu thêm cảnh mổ xẻ 1 lần nữa. Nữ giám đốc cho rằng có khả năng vấn đề nằm ở sản phẩm y tế nên đã ngưng sử dụng chúng.
Tiến sĩ Harry Doan, Giám đốc Dịch vụ y tế Bệnh viện Fairfield, cho biết: "Chuyện như vậy có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong bất cứ cuộc giải phẫu nào, thậm chí đối với các bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm nhất". Thiết bị y tế nói trên đã bị loại bỏ khỏi bệnh viện Fairfield và các bệnh viện trong khu vực.
Bệnh viện cũng đã báo cáo cả hai sự cố lên Cơ quan Quản lý Sản phẩm điều trị và Ủy ban Ưu tú lâm sàng, dẫn đến cảnh báo cho các bệnh viện khác về nguy cơ tiềm ẩn quên dị vật trong bụng nạn nhân. Một cuộc điều tra toàn diện đang được tiến hành.

Thảm cảnh những bệnh nhân ung thư Uganda nằm chờ chết

(Kiến Thức) - Hàng trăm bệnh nhân ung thư ở Uganda đang nằm chờ chết mặc dù họ có thể sống sót nếu được chữa trị kịp thời.

Tham canh nhung benh nhan ung thu Uganda nam cho chet
 Theo Al Jazeera, hàng trăm bệnh nhân ung thư ở Uganda nằm chờ chết mặc dù họ có thể sống sót nếu được chữa trị kịp thời. Sở dĩ tình trạng này xảy ra là do chiếc máy xạ trị từ xa (EBRT) duy nhất của nước này bị hỏng hồi tháng 4/2016 mà không có thiết bị thay thế.

Nữ y tá làm hàng chục bệnh nhân tử vong chấn động châu Âu

 Mới đây, một nữ y tá đã bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến việc làm hàng chục bệnh nhân tử vong. 

làm bệnh nhân tử vong

Nữ y tá làm hàng chục bệnh nhân tử vong gây bức xúc dư luận 1

Hiện trường cảnh sát bắt giữ nữ y tá làm hàng chục bệnh nhân tử vong.

8 “bí quyết sinh tồn” khi xảy ra tấn công hạt nhân

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số bí quyết sinh tồn, có thể giúp bạn sống sót trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công hạt nhân.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan
 Có sự chuẩn bị trước là một trong những bí quyết sinh tồn để đảm bảo tính mạng cho bạn trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, đặc biệt là khi xảy ra một vụ tấn công hạt nhân. Trong hầm trú ẩn, bạn nên chuẩn bị sẵn thực phẩm, nước uống, đồ sơ cứu, pin, đài radio cùng một số phương tiện khác có thể liên lạc với bên ngoài. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-2
Nếu làn da bị tiếp xúc với chất phóng xạ trong vụ nổ bom hạt nhân, bạn cần phải nhanh chóng tắm rửa bằng xà phòng để loại bỏ phóng xạ. Lưu ý, bạn không được chà xát hoặc làm xước da khi tắm. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-3
Bạn nên ở trong hầm trú ẩn ít nhất 24 giờ sau khi vụ nổ xảy ra bởi trong khoảng thời gian đó, mức độ phóng xạ là cao nhất. Tuy nhiên, khoảng thời gian này còn tùy thuộc vào quy mô vụ nổ lớn hay nhỏ. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-4
Bạn nên chuẩn bị đồ ăn và nước uống có thể sử dụng được trong thời gian càng lâu càng tốt. Một số thực phẩm khó bị hỏng như gạo, đường, mật ong, mỳ ống, sữa bột, nước uống đóng chai,... rất thích hợp trong trường hợp này. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-5
Trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra, tầng hầm hay ga tàu điện ngầm,...trở thành nơi trú ẩn an toàn cho bạn. Theo The Richest, hầm trú ẩn càng nằm sâu dưới lòng đất càng tốt. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-6
Bạn cần thay ngay bộ quần áo bị nhiễm phóng xạ, để vào túi nilon và buộc kín. Ảnh: The Richest. Ảnh: The Richest.
8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-7
 Khi ở trong hầm trú ẩn, bạn nên chú ý lắng nghe các chương trình phát thanh trên đài radio để cập nhật thông tin và biết được việc cần làm tiếp theo. Ảnh: The Richest.

8 “bi quyet sinh ton” khi xay ra tan cong hat nhan-Hinh-8
Khi vụ nổ xảy ra, bạn không nên bỏ chạy mà hãy tìm một nơi trú ẩn an toàn càng nhanh còn tốt. Nếu không kịp tới hầm trú ẩn hạt nhân, hãy ở trong một căn phòng kín không có cửa sổ. Sức nóng của vụ nổ bom hạt nhân có thể gây bỏng cho người ở cách xa hàng chục km. Ảnh: The Richest.