Bác sĩ thể thao: ‘Tôi như anh nuôi của vận động viên’

Khác với thế giới, tại Việt Nam, bác sĩ thể thao phải đảm nhiệm hầu hết công việc liên quan thể lực cũng như sức khỏe của vận động viên.

Bac si the thao: ‘Toi nhu anh nuoi cua van dong vien’
Tiến sĩ y học thể thao Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Đại học Thể thao Bắc Kinh (Trung Quốc), bác sĩ thể thao của CLB bóng rổ Hanoi Buffaloes. Ảnh: MQ. 

Trên thực tế, chức danh bác sĩ thể thao không lạ lẫm đối với nền thể thao các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi nhiều chấn thương kéo dài, thời gian thi đấu đỉnh cao trung bình thấp, vai trò của các bác sĩ thể thao mới dần được công nhận.

Chia sẻ với Zing, tiến sĩ y học thể thao Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Đại học Thể thao Bắc Kinh (Trung Quốc), hiện giữ vai trò bác sĩ thể thao của CLB bóng rổ Hanoi Buffaloes, nói rằng trong khó khăn đó vẫn còn nhiều cơ hội.

Cơ duyên với thể thao và y học

Trò chuyện trong căn phòng trị liệu rộng chừng 80 m2 trên tầng 4 của căn nhà nằm trên phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), TS Tuấn cho biết: Ban đầu, Tuấn không dự định theo nghiệp này, nhưng duyên số nên thi vào Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Vào năm 2004, Việt Nam liên kết với Trung Quốc để mang về gói học bổng liên quan lĩnh vực y học thể thao. Cậu sinh viên Nguyễn Ngọc Anh Tuấn khi đó được nhà trường đề xuất.

Trước đó, cả gia đình gồm 2 bên họ nội, ngoại của Tuấn đều có truyền thống thể thao. Bản thân Tuấn cũng có đam mê với lĩnh vực năng động này. Không suy nghĩ nhiều, Tuấn nhận học bổng, rời xa gia đình sang Trung Quốc. Thời điểm này, tại Việt Nam, chưa có ai nhận học bổng theo lĩnh vực y học thể thao như Tuấn.

Phải tới 12 năm sau (2016), Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, giờ đã trở thành tiến sĩ của Đại học Thể thao Bắc Kinh, mới lần đầu tiên có cơ hội được đi theo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho một đội bóng là đội tuyển bóng rổ Hà Nội.

“Trước đó, tôi cũng từng làm nhiều công việc, vị trí liên quan y học thể thao ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết công việc khi đó được thực hiện ở các phòng phục hồi chức năng, phòng khám của trường, chuyên chăm sóc cho các VĐV”, TS Tuấn chia sẻ.

Cơ duyên để TS Tuấn đến với đội tuyển bóng rổ Hà Nội cũng rất tình cờ. Một số người bạn thân quen của anh năm đó đang chuẩn bị cho giải đấu tại Nha Trang. TS Tuấn hỏi vui để đi theo và cuối cùng lại trở thành bác sĩ của đội.

Anh kể lại: “Chuyến đi cũng khiến tôi khá bất ngờ. Một số kiến thức rất cơ bản, như tôi từng làm việc với các VĐV bên Trung Quốc, từ phong trào đến chuyên nghiệp, họ đều biết. Nhưng VĐV Việt Nam lại không biết”.

Thời điểm đó, đa phần người chơi thể thao tại Việt Nam có đau cũng sẽ tự chữa cho nhau, dùng kinh nghiệm truyền miệng. Với riêng bóng rổ, VBA khi đó chưa được tổ chức, bộ môn này cũng chưa thực sự được quan tâm.

“Làm việc một thời gian, tôi nhận ra mặt bằng chung về hiểu biết y học, cơ thể của vận động viên Việt Nam, bóng rổ nói riêng và các môn thể thao nói chung, còn tương đối kém. Dẫu vậy, tôi nghĩ đây là thử thách, cũng là thuận lợi”, TS Tuấn nói.

Năm đó, đội tuyển bóng rổ Hà Nội giành được giải nhì quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử. Các vận động viên cũng tỏ rõ sự nỗ lực, trân trọng khi bỗng có một người bác sĩ với chuyên môn tốt ngồi trên băng ghế huấn luyện.

“Không rõ kết quả thi đấu ra sao nhưng ít nhất, các vận động viên cũng có tâm lý yên tâm hơn, sẵn sàng thi đấu ‘nhiệt’ hơn trong các pha bóng, vì biết rằng sẽ có người lo cho mình. Sau giải đấu, mọi người đều ghi nhận tầm quan trọng khi có một người bác sĩ đi cùng”, TS Tuấn kể.

Bác sĩ thể thao cũng như… “anh nuôi”

Về mặt lý thuyết, bác sĩ thể thao được phân ra nhiều nhánh khác nhau. Trong một CLB, đội ngũ bác sĩ thể thao sẽ bao gồm một người chuyên lo về điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc, truyền dịch, xử lý VĐV bị ốm; một người có chuyên môn về physiotherapy, lo về vật lý trị liệu, massage, bấm huyệt; một người khác chuyên hướng dẫn tập luyện, hỗ trợ tập cho các trường hợp bị đau…

“Nhóm này khi kết hợp với huấn luyện viên thể lực của đội sẽ tạo thành một đội chuyên chăm lo sức khỏe cho các VĐV”, TS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, sau quá trình làm việc tại Việt Nam, TS Tuấn nhận thấy ngoài bóng đá - bộ môn có điều kiện tốt và được đầu tư - ở các môn thể thao khác, bác sĩ thể thao là làm tất cả.

“Người bác sĩ theo đội sẽ phải chuẩn bị từ băng bó, hỗ trợ khởi động, thả lỏng đến ăn uống như thế nào. Ngoài ra, một số VĐV bị đau sẽ phải tập riêng, khi họ chấn thương, bác sĩ thể thao phải kiểm tra, xử lý tại chỗ. Một số trường hợp chấn thương nặng, bác sĩ thể thao phải đưa họ đi khám, sau đó theo sát VĐV trong thời gian sau đó”, vị chuyên gia nói.

TS Tuấn nhấn mạnh bác sĩ thể thao là người phụ trách hoàn toàn “quãng đường” giữa bệnh viện và ngày VĐV ra sân thi đấu.

“Đó là chưa tính đến chuyện tâm lý của VĐV và các yếu tố khác. Không ngoa nếu nói bác sĩ thể thao gần như ‘anh nuôi’ của đội bóng, gì cũng phải làm”, bác sĩ trẻ cười.

Theo TS Tuấn, ở Việt Nam, ranh giới giữa các vị trí nói trên không thực sự rõ ràng. Dẫu vậy, bác sĩ thể thao không phải huấn luyện viên thể lực.

Nhiệm vụ của bác sĩ thể thao sẽ là hỗ trợ một ca chấn thương tập luyện trong quá trình hồi phục hay tập để phòng tránh chấn thương khi thi đấu. Ngoài ra, TS Tuấn nhấn mạnh rất nhiều VĐV có vấn đề với cơ thể, nhiều người thậm chí nén đau để ra sân. Trong hoàn cảnh đó, bác sĩ thể thao sẽ phải nỗ lực làm sao để họ chơi tốt nhất với thể trạng của mình.

TS Tuấn lấy ví dụ một ca lật cổ chân. Bác sĩ thể thao sẽ cần làm việc để VĐV quay lại thi đấu sớm nhất, đồng thời giảm tối thiểu các tình huống tái chấn thương.

Trong khi đó, huấn luyện viên thể lực sẽ cố gắng để các VĐV nhanh, khỏe hơn. Nhưng với sự trợ giúp của bác sĩ thể thao, quá trình cải thiện này sẽ diễn ra an toàn nhất.

Một đặc thù khác của các bác sĩ thể thao là luôn trong tâm thế sẵn sàng khi các VĐV thi đấu trên sân. Một số huấn luyện viên quốc tế thậm chí đặt bác sĩ thể thao ngồi trước cả huấn luyện viên trưởng.

“Bác sĩ thể thao phải có khả năng quan sát tất cả pha bóng nguy hiểm, cố gắng nhìn được toàn bộ pha chấn thương và ngay lập tức đưa ra đánh giá ban đầu ngay thời điểm đó”, TS Tuấn nói.

Mặt khác, cái khó trong những tình huống này là đôi khi các VĐV đang thi đấu sẽ có lượng adrenaline tăng cao, những cơn đau không thực sự rõ ràng. Cảm nhận có thể chỉ hơi đau nhưng tổn thương đã rất lớn. Thậm chí, một số VĐV còn muốn thi đấu và khẳng định mình không sao.

“Lúc này, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra và ra quyết định nhanh nhất có thể. Ngoài ra, mình cũng phải hiểu VĐV và môn thi đấu rất rõ, từ đó xác định loại chấn thương hay xảy ra. Thời gian của toàn bộ quá trình này rất nhanh, đôi khi chỉ vài phút”, vị chuyên gia nói thêm.

Thể thao Việt Nam cần cải thiện từ lứa trẻ

Sau đội tuyển bóng rổ Hà Nội, TS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn cũng có thời gian làm việc nhiều hơn với các VĐV chuyên nghiệp tại Việt Nam, không chỉ bóng rổ. Tiêu biểu trong số này có tiền vệ Quang Hải của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

TS Tuấn nhận định: “Mặt bằng chung về kiến thức y tế của các VĐV Việt Nam còn khá thấp. Một số người có nhiều năm kinh nghiệm nên vẫn mặc nhiên tập luyện, thi đấu như vậy, đau hay không là do mình, đau thì chữa tạm rồi nén lại để thi đấu”.

Từ đây, một vấn đề dễ thấy ở Việt Nam là tuổi nghề của các VĐV thường rất thấp. Đơn cử là bóng đá, rất hiếm cầu thủ thi đấu tới năm 35-36 tuổi như các VĐV trên thế giới. Đa phần thi đấu đến năm 30-31 tuổi là giải nghệ.

“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của vấn đề này là y học thể thao có phát triển hay không, VĐV có hiểu cơ thể hay không, họ có tự chăm sóc cơ thể tốt không…”, TS Tuấn nói.

Dẫu vậy, để thay đổi được tư duy của VĐV, huấn luyện viên là một hành trình dài.

“Quan điểm của tôi là xây nhà phải từ móng. Trong điều kiện tốt nhất, chúng ta phải cho các bạn trẻ hiểu và có nền tảng chuẩn nhất. Nền tảng ở đây không phải nền tảng thể lực, mà là động tác, các chuyển động nhỏ đã phải rất chuẩn”, vị chuyên gia chia sẻ.

Ngoài ra, các VĐV cũng cần được bồi dưỡng kiến thức, phải hiểu được như thế nào là đúng, sai liên quan tập luyện, dinh dưỡng, tư thế, sau đó mới có thể điều chỉnh dần những thói quen xấu.

VĐV điền kinh Timor Leste gặp lại cô gái trao lá cờ Tổ quốc

“Anh ấy gửi lời cảm ơn và tặng mình chiếc khăn cùng huy hiệu Timor Leste làm kỷ niệm. Bọn mình cũng kết bạn và giữ liên lạc trên mạng xã hội”, nữ TNV kể.

Tại SEA Games 31, hình ảnh Felisberto de Deus, vận động viên điền kinh của Đoàn Thể thao Timor Leste, ăn mừng thành tích giành HCB nội dung 10.000 m nam được nhiều người xem là một trong những khoảnh khắc ấn tượng, để lại nhiều xúc động.

Chàng trai sinh năm 1999 cầm lá cờ Việt Nam nhỏ trên tay, khoác quốc kỳ Timor Leste chạy dọc SVĐ Mỹ Đình trước sự chúc mừng, cổ vũ của khán giả.

Chồng sắp cưới gọi ra xin cho anh được cưới tình cũ

Nỗi bất an của tôi đã trở thành sự thật khi Tuấn đột ngột hẹn tôi ra quán cafe nói chuyện. Anh bảo Thùy chẳng còn sống được mấy ngày, cô ấy chỉ có nguyện vọng duy nhất là được làm cô dâu của anh.

Cho tới bây giờ tôi vẫn còn ngỡ mình vừa nằm mơ thấy ác mộng mọi người ạ. Chuyện của tôi kể ra chắc hẳn ai cũng phải thốt lên "chuyện thật như đùa" cho mà xem!

Tôi và Tuấn yêu nhau hơn 1 năm thì quyết định làm đám cưới. Nói về chuyện quá khứ của anh, thực sự tôi không để bụng. Bởi ai cũng có quá khứ, tôi đồng thời chẳng phải ngoại lệ. Biết anh từng có 5 năm yêu đương, nghĩa tình với người cũ nhưng tôi không hề ghen. Tôi mới là hiện tại và tương lai của anh, cô ấy đã là quá khứ rồi.

Chong sap cuoi goi ra xin cho anh duoc cuoi tinh cu

Tôi và Tuấn yêu nhau hơn 1 năm thì quyết định làm đám cưới. (Ảnh minh họa)

Thế mà chính cái quá khứ ấy lại có thể sống dậy và cướp mất người đàn ông của tôi theo một cách vô cùng tréo ngoe. Đúng thời điểm tôi và Tuấn đang chuẩn bị cho đám cưới thì anh nhận được tin Thùy - người cũ của anh đang bị ung thư giai đoạn cuối, chẳng còn sống được bao lâu nữa.

Tuấn đến thăm Thùy, sau đó cả tuần tiếp theo anh không gặp tôi. Anh bảo anh muốn chăm sóc cho Thùy trong những ngày cuối cùng này. Trong lòng tôi hơi chua xót nhưng vẫn đồng ý, thật lòng tôi cũng không ghen mà chỉ có chút buồn mà thôi. Thử hỏi trên đời này mấy người vui vẻ, thoải mái được khi chồng sắp cưới của mình kề cận bên cạnh người phụ nữ khác, dù là hoàn cảnh nào đi chăng nữa?

Chong sap cuoi goi ra xin cho anh duoc cuoi tinh cu-Hinh-2

Tôi nghe mà không thể tin nổi. (Ảnh minh họa)

Tuấn còn bảo anh với Thùy chỉ làm đám cưới chứ không đăng kí kết hôn, để Thùy thỏa ước nguyện làm cô dâu của anh thôi. Sau đám cưới anh sẽ ở cạnh cô ấy nốt quãng thời gian ngắn ngủi còn lại, lúc nào mọi chuyện kết thúc thì lại quay về cưới tôi như dự định trước đó

Tôi nghe mà không thể tin nổi. Có phải kế hoạch của Tuấn quá hoang đường không mọi người? Tôi không rõ trong lòng anh nghĩ thế nào, có phải cũng thực sự muốn làm chú rể của Thùy hay không. Nhưng tôi không thể chịu nổi việc người đàn ông của mình lại đi làm đám cưới với người khác, cho dù thật giả thế nào đi chăng nữa!

Tôi phản đối thì Tuấn trách tôi ích kỷ, sống chẳng có tình nghĩa, ghen tuông cả với người sắp chết. Anh nói anh với Thùy chỉ làm đám cưới chứ chẳng có chuyện quá giới hạn gì khác. Tôi nghe mà uất ức lắm nhưng không biết phải làm thế nào cả. Xin mọi người cho tôi lời khuyên.

Đằng sau những lớp học làm giàu siêu cấp: Những lớp học quái dị

Vài năm trở lại đây, những lớp học làm giàu online cũng như offline được tổ chức hết sức rầm rộ từ Nam ra Bắc.

Trái với những lời quảng cáo của các thầy, đa phần học viên không thu hoạch được gì sau mỗi khóa học, ngược lại có người bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng vào các khóa học để rồi cuối cùng trở thành con nợ, tiền mất tật mang…

"Đánh thức giấc mơ tỷ phú"

Ra trường với tấm bằng loại giỏi, song loay hoay mãi Phùng Tuấn (cựu sinh viên trường đại học K.) vẫn chưa kiếm được một công việc nào "ra hồn". Sau nhiều lần apply hồ sơ, được gọi đi phỏng vấn và thử việc tại một số doanh nghiệp nhà nước có, tư nhân có song Tuấn vẫn không ưng. Chỗ nào cũng chỉ làm được một vài tuần, chưa kết thúc thử việc thì anh đã làm đơn xin nghỉ. Chỗ thì Tuấn chê là môi trường không thân thiện, không có khả năng thăng tiến, chỗ thì thu nhập thấp không tương xứng với trình độ...

Các lớp học làm giàu được tổ chức rầm rộ ở nhiều tỉnh thành.

Vèo cái mấy năm trôi qua, bạn bè có người đã có vị trí nhất định trong công việc, thu nhập 1.000-2.000 USD/tháng thì Tuấn vẫn dừng lại ở chân... cộng tác viên của một tờ tạp chí với mức hỗ trợ... 2 triệu đồng/tháng. Vừa sốt ruột với những thành công của bạn đồng trang lứa, lại vừa muốn thể hiện ta đây học cũng giỏi mà kiếm tiền cũng siêu, Tuấn đặt quyết tâm phải mua nhà, mua xe trước tuổi 30.

"Nhân duyên" thế nào mà Tuấn gặp được một bạn đồng môn, cũng đang thất nghiệp và cùng khao khát làm giàu. Cả hai cắn răng rủ nhau tham gia một lớp học làm giàu của Luật sư P.T.L - được quảng cáo có thể giúp học viên trở thành triệu phú, tỷ phú chỉ sau một khóa. Đây là khóa học kéo dài 3 ngày, mỗi ngày học 18 giờ, vừa có lý thuyết lại có cả “thực chiến”.

Trưa một ngày hè, Tuấn cùng bạn bước vào một hội trường lớn, với hàng trăm người đã ngồi sẵn. Dù bên ngoài trời nóng như thiêu như đốt song căn phòng được che kín bởi những bức rèm màu đỏ. Nhiều chiếc quạt, điều hòa nhiệt độ được bật hết công suất. Và ngay giây đầu tiên, Tuấn cảm thấy hừng hực khí thế khi nghe những bản nhạc sôi động, những tiếng vỗ tay rầm rập chào mừng diễn giả P.T.L chạy như vận động viên marathon nước rút từ phía hàng ghế cuối cùng lên sân khấu.

Diễn giả bắt đầu bằng những lời quảng cáo đầy lôi cuốn: "Các bạn ở đây sẽ trở thành triệu phú ngay cả khi đang ngủ”, “Sau khóa học này, nếu bạn nào không thành công chúng tôi sẽ trả tiền cho các bạn”. Rằng, hãy “Đánh thức giấc mơ triệu đô đang ẩn sâu trong con người các bạn". Và, "chỉ cần bạn có quyết tâm làm giàu, cả vũ trụ sẽ ủng hộ bạn"; thậm chí tột cùng của sự khoác lác: "Trở về từ lớp học này, các bạn có không muốn giàu cũng không được!".

Tiếp theo diễn giả hỏi một vài học viên, rằng công việc bạn đang làm gì? Bạn có biết vì sao lại chưa giàu? rồi “thày” trả lời bằng những câu nói trích từ những cuốn sách "Self-help" vẫn bán đầy phố Đinh Lễ. Các học viên sẽ được phân thành nhiều nhóm, tham gia một trò chơi với mức vốn được cấp ban đầu là 1.000 USD. Họ được yêu cầu mua bán một số sản phẩm "ảo" cho nhau. Vì là tiền được cấp nên ai cũng hào hứng mua bán, và ai cũng thấy mình lãi gấp đôi, gấp ba.

Hóa đơn hơn 400 triệu đồng cho một khóa học làm giàu của luật sư P.T.H.

Sau giờ giải lao buổi sáng, diễn giả tiếp tục nhảy lên bục để giảng về phương pháp chốt đơn qua Telesale (bán hàng từ xa). Học viên được yêu cầu phải gọi điện cho một khách hàng tiềm năng, và phải "chốt đơn" trong vòng 5 phút. Đa phần mọi người đều vượt qua bài tập này bởi tìm một người thân trong gia đình để vừa van xin, vừa ép buộc mua sản phẩm với giá hơn 100.000 đồng thì kiểu gì cũng thành công.

Sau bữa ăn tối ngay tại hội trường, các học viên được giảng thêm về phương pháp chốt đơn và được "thực chiến" bằng cách yêu cầu xuống đường mang theo một gói đồ do ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn (gồm bút bi, bút chì...). Yêu cầu là phải bán hết trong vòng hai giờ đồng hồ.

Ngày hôm sau, vẫn các bài học cũ được lặp lại, với cường độ cao hơn, tiếng nhạc rộn ràng hơn. Và giữa buổi học thứ ba, giảng viên cho biết sắp tới sẽ có một khóa học đặc biệt, chỉ dành cho những học viên "tinh hoa" để cùng “thầy” bước lên đỉnh cao trong làm giàu. “Thầy” bật mí có những học viên đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong đời, chỉ sau 6 tháng học ở học viện này.

Thử thách trói tay ăn cơm hộp của các học viên một nhãn hàng mỹ phẩm ở Hà Nội.

Sau 36 giờ đồng hồ, hầu hết các học viên đều mệt lả, song ai cũng cảm thấy hân hoan bởi đều tin rằng mình sắp giàu có đến nơi. Nhiều người sẵn sàng đăng ký và chuyển tiền để theo học một khóa "đầu tư đỉnh cao" mới với giá 15 đến 30 triệu đồng/khóa. Tuấn và anh bạn trong tài khoản chỉ còn vài trăm ngàn đồng nên đành xin đăng ký sau.

Trở về với cái "máng lợn" cũ, Tuấn vẫn loay hoay không biết sẽ khởi nghiệp từ đâu. Bởi muốn bán cái gì thì thiên hạ cũng đã bán đầy ra rồi. Thêm vào nữa, cũng không biết xoay đâu ra vốn, tìm kiếm khách hàng như thế nào... Và những hào hứng ban đầu nhanh chóng qua đi, tiền cũng đã cạn. Tuấn tiếp tục apply vào nhiều công ty mà cũng không thấy hồi âm. Cực chẳng đã, cậu đành ghi danh vào công ty xe ôm công nghệ như Grab, Be... kiếm ăn qua ngày.

Những khóa học siêu "dị"

Nếu như những khóa học được tổ chức ở các khán phòng lớn, cùng nhạc mạnh và những tiếng oang oang chát chúa của các diễn giả đã trở nên quen thuộc với những ai hay đi...học làm giàu; thì thời gian qua đã xuất hiện những khóa học/training mà người học phải "tiếp thu" cách dạy quái gở. Để có thể vượt qua những thử thách mà giảng viên đặt ra, học viên phải thực hiện (hay chịu đựng) những hành động hết sức nhố nhăng, phản cảm.

Học viên tham gia thử thách múc nước biển thuộc team Phong thủy Family N.N..

Cách đây chưa lâu trong một buổi training thuộc chuỗi khóa học của một thương hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng ngay tại Hà Nội đã có những thử thách hết sức quái dị. Đó là việc toàn bộ nữ học viên bị trói "giật cánh khuỷu" rồi quỳ, bò xuống đất để thi… ăn cơm hộp. Trong khi các cô gái cố gắng ăn theo kiểu... động vật bậc thấp thì "giảng viên" dùng loa nói oang oang để động viên, thể hiện sự nỗ lực trong công việc. Đại ý rằng việc bạn đang nỗ lực là rất... bình thường, vì ngoài kia vẫn đang có những người nỗ lực hơn các bạn rất nhiều. Thử thách ngày hôm nay các bạn phải vượt qua, nếu các bạn không vượt qua, các bạn quá tầm thường.

“Nếu hôm nay, nếu chúng ta bẩn tóc thôi - không sao cả bởi đó là trải nghiệm mới là điều tuyệt vời nhất. Nếu ngày hôm nay người khác phán xét bạn rằng tại sao lại ăn cơm như thế này, chúng ta sẽ không quan tâm điều ấy. Bởi vì chúng ta đến đây là vì mục tiêu cuộc đời, chúng ta đến đây là bởi vì chúng ta xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn...".

Các học viên đều hừng hực khí thế trong giờ học, nhưng rất khó áp dụng được kiến thức của “thầy” vào thực tế.

Đa phần những người chứng kiến màn thử thách về độ quái dị có một không hai này đều băn khoăn: để có cuộc sống tốt đẹp hơn liên quan gì đến chuyện ăn cơm kiểu...chó, mèo như thế kia?

Song chưa hết, tại một lớp học làm giàu khác các học viên phải tham gia thử thách dùng yết hầu để… đẩy gậy. Theo đó, hai học viên phải làm theo chỉ dẫn của "thủ lĩnh" và thực hiện thử thách đẩy gậy. Hai người sẽ đứng cách nhau bằng đúng chiều dài của gậy và đặt nó vào vùng cổ dưới yết hầu. Từ đó, nhiệm vụ của họ là phải cố gắng hết sức đẩy gậy cho tới khi nó bị gãy làm đôi.

Nhìn từ clip, có thể thấy xung quanh rất nhiều người đứng cổ vũ, reo hò. Trong khi đó, các nhân vật tham gia thử thách lại nhăn nhó, tỏ vẻ không thoải mái, thậm chí là đau đớn, khó thở vì trò chơi quái đản. Điều đáng nói là sau khi hoàn thành xong thử thách, các nhân vật ôm nhau, kẻ thì cười, người lại khóc. Tại một lớp học khác, học viên được thể hiện sức chịu đựng bằng cách phải đứng yên để bạn học dùng gậy quật thật lực vào người... Những hành động quái đản kia khiến người ta không khỏi cảm thấy khó hiểu và hoài nghi: Học làm giàu hay học trò ngu, để khiến bản thân có nguy cơ phải đi viện?

Và "đỉnh cao" của những trò dị của các lớp học làm giàu có lẽ thuộc về Team Phong Thủy Family N.N (có trụ sở ở tỉnh Phú Thọ). Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, các thành viên trong lớp học làm giàu này đã tham gia một thử thách ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) gây xôn xao cư dân mạng về độ dị.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi được training trên lớp học thì các học viên nữ được "Chủ tịch, doanh nhân, bà hoàng diễn giả, đại boss, chúa tể truyền cảm hứng, nữ thần" của bang “Phong thủy Family N.N” Nguyễn Thanh H. đưa ra bãi biển nhằm "củng cố" bài học. Họ sẽ phải tham gia một số trò chơi theo dạng "team building" do đơn vị thứ ba cung cấp. Cao trào là thử thách thi xem đội nào múc được nhiều nước biển hơn, trong khi không được sử dụng vật dụng nào như thùng, xô, chậu.

Do giải thưởng được treo rất "khủng" nên một học viên nữ đã nhanh tay cởi hết quần áo đang mặc trên người, thậm chí cả áo lót, quần lót... nhúng xuống biển nhằm lấy được nhiều nước nhất có thể. Thấy vậy một lãnh đạo của công ty đã lập tức buông lời khen tặng và tuyên bố thưởng cho cô này… 200.000 đồng về độ "sáng tạo". Từ đấy, trò chơi được đẩy lên cao trào khiến nhiều học viên nữ đồng loạt... cởi đồ để múc nước. Người dẫn chương trình lúc này còn tuyên bố ai cởi áo ngực sẽ được thưởng 500.000 đồng.

Trước hành động kỳ quái trên, nhiều du khách có mặt tại bãi biển Cửa Lò chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Sau khi xảy ra vụ việc, Phòng Văn hóa thị xã Cửa Lò đã phạt người tổ chức team building này 400.000 đồng. Cơ quan chức năng thị xã cũng liên hệ công ty có trụ sở tại Phú Thọ, đơn vị đưa nhân viên tham gia team building, yêu cầu công ty kiểm điểm những người có hành vi phản cảm, xin lỗi công khai.