![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Xin ly hôn, lòi ra nợ
Chị Thanh kể, chị và anh Nguyễn Thành Vinh (cùng ngụ Đông Hải, Bạc Liêu) kết hôn năm 2005. Thời gian đầu, dù nghèo khó nhưng hai vợ chồng luôn quan tâm, yêu thương, chăm sóc nhau. Năm 2008, anh trai chị Thanh gợi ý chị sang Hàn Quốc lao động. Do gia đình khó khăn, anh Vinh cũng động viên vợ đi để kiếm chút vốn, mai này về buôn bán. Ngang trái của gia đình chị đã bắt đầu từ đó.
Để có tiền học tiếng Hàn và hoàn tất các thủ tục, hai vợ chồng chị Thanh phải vay mượn xóm giềng và người thân hơn 100 triệu đồng. Trong đó, có 70 triệu đồng của anh trai chị cho mượn. Sang Hàn Quốc được sáu tháng, chị đã gửi tiền về nhờ mẹ ruột đưa cho chồng trả khoản nợ anh chị đã vay. Khoản nợ vay của anh trai chị, dần dà chị Thanh cũng trả xong. Thỉnh thoảng, chị còn gửi cho chồng một ít tiền tiêu vặt, sắm sửa vật dụng trong nhà.
Một thời gian sau, qua bạn bè, người thân, chị Thanh biết chồng mình ở nhà không lo làm ăn, mà từ ngày chị đi, anh sinh ỷ lại, suốt ngày tụ tập bạn bè rượu chè, cờ bạc. Gọi về hỏi chồng, anh chối phăng, còn trách móc vợ nghe lời người này người nọ không tin tưởng chồng. Biết mẹ ruột của chị mách chuyện con rể ăn chơi, Vinh còn đến nhà nặng nhẹ, bóng gió. Chị Thanh nhiều lần điện thoại về khuyên lơn chồng nhưng anh để ngoài tai. Từ đó, chị không gửi tiền về nữa. Khi về nước, thấy tình cảm vợ chồng không còn, chị làm đơn ly hôn nhưng Vinh không ký, thậm chí còn nghi ngờ, ghen tuông, đánh đập, chửi mắng chị.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sống riêng, nợ chung
Giải thích về khoản tiền nợ, Nguyễn Thành Vinh kể, để có tiền lo cho vợ đi học tiếng Hàn, học nghề trước khi đi, hai vợ chồng đã thống nhất vay khoản nợ trên. Suốt 5 năm chị Thanh không gửi tiền về trả lãi và nợ gốc. Mỗi kỳ đến hạn trả lãi cho chủ nợ mà Vinh phải mượn nơi này lấp nơi kia, lãi mẹ sinh lãi con, từ 30 triệu đồng nay đã lên gần trăm triệu. Vinh yêu cầu chị Thanh muốn ly hôn thì phải một mình trả số nợ đó vì nó không liên quan đến anh ta. Vinh cũng không thừa nhận việc đã nhận tiền của chị Thanh gửi về cho anh ta trả nợ.
Chị Thanh tha thiết xin tòa xem xét lại, hai vợ chồng không có con chung, chị đi làm ăn xa gom góp, dành dụm. Những ngày tháng chị xa nhà, mỗi người tự bươn chải lo cho cuộc sống của mình. Anh Vinh ở nhà còn có ruộng đất của cha mẹ cho mượn canh tác nhưng anh không lo làm ăn, mà chơi bời sinh ra nợ nần. Theo chị, các khoản nợ này là do anh ta chi tiêu cá nhân trong khoảng thời gian chị không gửi tiền về cho anh.
Nói là vậy nhưng chị lại không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh đã gửi tiền cho anh trả nợ. Chị gửi tiền vào tài khoản của mẹ chị, bà thì không chứng minh được là đã giao tiền cho anh. Trong khi có mặt tại phiên tòa, các chủ nợ của số nợ 30 triệu đồng đều xác nhận số tiền cho mượn khi đó là cả hai vợ chồng đến nhận. Chị đi làm ăn xa, ở nhà anh có trả lãi hẳn hoi.
Tòa nhận định, khoản nợ được vay trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình và chi phí cho việc chị đi xuất khẩu lao động. Nay chị Thanh không cung cấp được chứng cứ đã gửi tiền trả nợ nên tòa xét xử vợ chồng chị mỗi người phải có trách nhiệm trả phân nửa số nợ trên cho các chủ nợ. Nghe tòa tuyên bố, chị bật khóc, Vinh hả hê nhìn chị Thanh giễu cợt.
Chị ra về, từng bước chân nặng trĩu. Khoản tiền ít ỏi tích góp bao năm nơi xứ người, giờ phải đội nón ra đi theo hai tiếng “nợ chung”. Hỏi chị có kháng án không, chị lắc đầu chua xót: “Tiếc lắm, nhưng thôi… 12 bến nước, gặp phải bến đục nên đành chịu!”.
Mẹ chị Huyền năm nay 70 tuổi. Bố chị mất đã 10 năm. Anh chị em chị Huyền đều sinh sống lập nghiệp ở xa, không ai muốn để mẹ sống một mình nhưng không hiểu thế nào cụ cứ ra thành phố được ít ngày với con rồi lại quay về quê. Con cái hay ai đó đề cập đến chuyện này, cụ đều gạt đi và nói: “Mẹ thích sống ở quê hơn”.
Khi chúng ta quyết định kết hôn là đồng nghĩa với việc tự nguyện chung sống với ai đó suốt phần đời còn lại của mình. Nhưng, như thế không có nghĩa là lúc nào cũng phải bên nhau.
Nếu cả hai vợ chồng đều hiểu được nhu cầu cần có những giây phút ở một mình, chắc chắn họ sẽ không có cảm giác bị tổn thương khi người kia từ chối tiếp xúc. Một người đàn ông tâm sự: “Có khi về đến nhà sau những cuộc họp tranh luận căng thẳng ở cơ quan, tôi khao khát có được một khoảng thời gian và không gian riêng cho mình. Chỉ một chút thôi cũng đủ làm tiêu tan những căng thẳng trong ngày, sau đó chắc chắn tôi sẽ cư xử dịu dàng hơn với vợ”.
Các nhà tâm lý cho rằng, nhu cầu được có một khoảng thời gian cho riêng mình là nhu cầu có thật của đàn ông nói riêng và con người nói chung; nhất là khi họ trở về nhà sau một ngày vật lộn với bao nhiêu vụ việc đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu vừa về đến nhà, đàn ông đã phải làm ngay một việc gì đó hoặc phải nói chuyện ngay, họ sẽ mang cả tâm trạng bực dọc đó vào lời nói của mình, vô tình làm cho quan hệ vợ chồng xấu đi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Có hai con đường hoàn thiện bản thân:
Một là, sống chung và chịu ảnh hưởng của người khác.
Hai là, tách ra và tự hoàn thiện chính mình.
Spielberg khuyên: “Trong một số thời khắc nào đó của cuộc đời, bạn nên có những giây phút tĩnh lặng, cắt hết mọi quan hệ với người khác. Ngay trong cuộc sống gia đình hàng ngày, nếu lúc nào vợ chồng cũng cặp kè bên nhau sẽ làm cho hai bên phủ nhận nhu cầu tâm lý của nhau. Tách rời nhau ra, họ có cơ hội thăm dò chính mình, phát hiện giá trị bản thân. Nếu bạn không có thời gian đó, bạn sẽ không bao giờ hiểu được chính bạn”.
Vợ chồng giáo sư tâm lý học Richars White đã thử dùng phương pháp tạo ra những khoảng thời gian ở một mình một cách độc đáo. Vì công việc của giáo sư phần lớn làm ở nhà và liên quan đến những lý luận trừu tượng nên ông có nhu cầu tư duy một mình. Ông quy định khi nào đang suy nghĩ một vấn đề không muốn bị vợ làm gián đoạn, ông sẽ đội lên đầu một chiếc mũ nồi đen. Đó là tín hiệu: “Tôi đang suy nghĩ, lúc này hãy để tôi yên”. Vợ giáo sư cũng phát tín hiệu muốn ở một mình bằng cách quàng cái khăn màu tím. Nhờ cách đó, hai ông bà không bao giờ làm phiền nhau, luôn tôn trọng nhau và đã sống với nhau rất dễ chịu.
Vợ chồng anh Hưng, sống ở khu bờ hồ Tây Hà Nội. Cả hai đều thích tập thể dục vào buổi sáng nhưng anh Hưng thích đạp xe quanh hồ, trong khi chị Quyên - vợ anh, lại thích đi bộ. Lúc đầu chị phản đối việc chồng đạp xe, để chị đi bộ một mình. Sau anh phải nói thật là đạp xe một mình có cái thú của nó. Có lúc anh dừng xe bên ghế đá, ngồi ngắm mặt trời lên. Có lúc thả hồn phiêu du cho xe từ từ lăn bánh. Cuộc thể dục trở thành liệu pháp thư giãn tâm hồn. Chị Quyên cũng tìm được mấy người bạn gái đi cùng, vừa thể dục vừa trò chuyện vui vẻ. Hai người trở về ăn sáng cùng nhau, có bao nhiêu chuyện để nói. Thế mới biết, tách nhau ra một lúc không thiệt hại gì mà còn khiến cho cả hai cùng hài lòng.
Theo các nghiên cứu tâm lý hôn nhân, khi người đàn ông cần khoảng thời gian tách rời vợ, ngay cả sự quan tâm săn sóc chân tình cũng không có tác dụng gì mà trái lại, có thể làm cho nhau khó chịu. Nếu bạn ngại nói: “Xin đừng quấy rầy tôi” vì sợ làm tổn thương người bạn đời thì có thể quy định một tín hiệu phi ngôn ngữ. Người vợ nhạy cảm là người chỉ cần lướt qua ánh mắt chồng đã biết lúc nào anh ta không muốn nói chuyện, lúc nào có nhu cầu chia sẻ, gần gũi. Đến mức ấy mới là vợ chồng thực sự hiểu nhau và rất dễ sống bên nhau. Ở một mình không nhất thiết là phải mỗi người một phòng. Thực ra, vợ chồng cùng trong căn phòng nhưng nếu tôn trọng nhau vẫn có thể không làm phiền nhau. Có những người đàn ông hay bỏ đi ra khỏi nhà, đến một nơi nào đó, chẳng phải họ giận vợ hay muốn đi tìm “của lạ” mà có khi chỉ vì nhu cầu muốn ở một mình một lúc. Nếu chúng ta hiểu đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng của mỗi người, chúng ta sẽ không cảm thấy bị xúc phạm khi người kia từ chối thân mật. Sự “xa cách” trong khoảnh khắc như vậy không bao giờ làm tình yêu suy giảm mà giống như những liều thuốc “tăng lực” làm cho tình cảm mặn nồng hơn.
Tôi biết có những anh, vợ đi đâu một ngày là tranh thủ gọi điện rủ bạn đến nhà chơi. Họ thích ngồi uống cà phê, nghe nhạc, xem phim cùng bạn bè hoặc đọc cho nhau nghe bài thơ mới làm, những thứ mà vợ chưa chắc đã thích, nhất là thơ tình thì thế nào chẳng có “em - anh”, vợ nghe thấy lại khó chịu hoặc làm cụt hứng. Tiếc là không phải người vợ nào cũng hiểu điều đó, cứ tưởng chồng muốn xa lánh mình hoặc không yêu, không quan tâm đến mình nữa, nên giận dỗi, nghi ngờ, ghen tuông vô cớ.
Điều trớ trêu là, đôi khi vào thời điểm mà sự thân mật giữa hai người đạt đến đỉnh cao thì trong người đàn ông, tiếng gọi độc lập lại vang lên. Điều này có khi làm chị em bối rối, chẳng hiểu mình đã làm gì khiến người-đàn-ông-của-mình lảng tránh. Họ đâu biết rằng chính anh ta cũng không chủ ý làm vậy. Nếu người vợ hiểu điều đó và chủ động tạo ra khoảng cách cần thiết, đồng thời dành thời gian cho riêng mình để đi mua sắm, đi làm đẹp, trò chuyện với bạn gái mà không cần có chồng đi kèm. Thế là sợi dây tình cảm của chồng được co vào, dãn ra nhịp nhàng. Tự nhiên, họ thấy chồng tươi tỉnh hơn, gắn bó với vợ hơn và nói chung là anh ta trở nên đáng yêu hơn nhiều.