Ăn tinh dễ sinh bệnh

(Kiến Thức) - Chế độ ăn tinh được gắn mác "chế độ ăn nhà giàu" tưởng có lợi nhưng thực tế lại có thể gây bệnh. Vậy ăn như thế nào để vừa thu được dinh dưỡng lại phòng chống bệnh tật?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Ăn tinh là chế độ ăn đã bóc bỏ hết những phần ít có giá trị dinh dưỡng, những phần vỏ, phần lõi, phần xơ, chỉ ăn những phần thịt, phần nạc, phần có giá trị dinh dưỡng cao như ăn gạo xay thật kỹ, ăn thịt hộp, thịt xay nhỏ mà không ăn nguyên khổ thịt, nguyên hạt, uống nước ép táo, ép cam mà không ăn nguyên quả, xay nhuyễn bột khoai làm bánh mà không ăn dạng củ, uống sữa... Xét về bản chất, ăn tinh là chế độ ăn của nhà giàu, không coi ăn no là vấn đề cơ bản mà ăn ngon, ăn mùi, ăn vị, ăn thưởng thức. 
Ăn tinh sẽ không gây ra tình trạng nặng bụng, khó tiêu và đầy hơi, đau bụng... nhưng đường máu tăng ồ ạt. Với người bình thường thì đó không là chuyện lớn. Nhưng với người béo phì, người bệnh đái tháo đường thì đó là một vấn đề cần chú ý. Vì đường máu tăng quá cao sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường hoặc làm tăng nặng mức độ bệnh đái tháo đường.
Ăn tinh sẽ không có năng lực kích thích nhu động ruột mạnh và hiệu quả như ăn thô. Ruột gần như trơ lỳ ra, không cần có cử động lắc lư nhiều mà vẫn có thể hấp thu hoàn hảo. Sự kích thích và bề mặt ruột của chế độ ăn thô cũng trở nên kém hiệu quả. Vì những phần khó tiêu, phần xơ đã bị hạn chế và giảm bớt. Đây là là những phần kích thích tiết dịch và nhu động mạnh mẽ. Hệ quả đương nhiên là công năng tiêu hóa của hệ tiêu hóa không được phát huy tối đa. Sẽ không là vấn đề nếu bạn còn trẻ. Nhưng nó làm hệ tiêu hóa nhanh xuống cấp khi về già và khi bị bệnh. Khả năng hồi phục là rất chậm.
Ăn tinh sẽ khiến răng và miệng hoạt động không tốt vì không phải nhai quá nhiều, chỉ cho vào miệng, đảo qua đảo lại và nuốt, sức bám của răng sẽ không khoẻ và chắc. Tại miệng, dịch nước bọt không được tiết ra nhiều, khiến cho miệng không được làm sạch và răng lợi không được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tự nhiên này.
Ăn tinh sẽ để lại phần cặn bã của thực phẩm rất ít. Vì ít nên không đủ lượng kích thích phản xạ đại tiện. Phải chừng 2 ngày bạn mới buồn đi vệ sinh 1 lần. Phần phân để tích trữ quá lâu sẽ đóng kết lại thành một khối táo cứng. Kết quả bạn sẽ bị táo, bị trĩ, bị viêm loét hậu môn...
Ăn tinh sẽ thu được phần giàu dinh dưỡng nhất nhưng lại bỏ qua những phần hoạt tính sinh học quý nhất. Những phần giàu hoạt tính này lại có tác dụng phòng và trị bệnh. Ví dụ như phần vỏ táo có chất pectin. Chất này có công năng chống oxy hóa tốt, chống ung thư. Phần vỏ táo và phần xơ của khoai củ có chứa chất xơ sinh học. Chất này có công năng chống hấp thu chất béo quá nhiều giúp giảm cân, chống béo phì, ngừa đái tháo đường và bệnh tim mạch. Vỏ cám của của gạo rất giàu vitamin B và chất béo. Những chất vitamin B có tác dụng giúp tiêu hóa thực phẩm nhanh hơn, giúp ngừa bệnh tê phù do thiếu vitamin B.
Rõ ràng ăn tinh chưa là một chế độ ăn hoàn hảo. Vì vậy, nên kết hợp giữa ăn tinh và ăn thô. Khi chế biến rau củ, đừng chỉ lấy phần búp, hãy lấy cả phần thân non, sẽ thu được nhiều chất xơ tốt hơn. Ăn thịt hãy ăn thịt nguyên khổ, tức là thái ra, đừng chỉ ăn dạng giã nhỏ, xay nhuyễn. 

Những biểu hiện nguy hiểm của cúm A H7N9

(Kiến Thức) - Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tương tự như các chủng cúm khác:

Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người.
 Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người.

Chi tiết bệnh viện Việt Nam chăm sóc bà bầu, trẻ sơ sinh

(Kiến Thức) - Để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất, ở Việt Nam đa số các bà bầu khi chuyển dạ chuẩn bị sinh con đều sẽ được chuyển vào bệnh viện để thăm khám và sinh con.

Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Phạm Hương Giang (Bệnh viện Phụ sản trung ương), khi bà bầu chuyển dạ được chuyển vào viện có thể sẽ có bà bầu sinh luôn và có những bà bầu phải đợi một thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi sản phụ nhập viện, bệnh viện sẽ tiến hành đo thai, siêu âm, nghe tim thai để biết được tình trạng thai nhi trước khi sinh. Đồng thời, lúc này người nhà sẽ phải đi làm các thủ tục nhập viện cho bà bầu.
 Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Phạm Hương Giang (Bệnh viện Phụ sản trung ương), khi bà bầu chuyển dạ được chuyển vào viện có thể sẽ có bà bầu sinh luôn và có những bà bầu phải đợi một thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi sản phụ nhập viện, bệnh viện sẽ tiến hành đo thai, siêu âm, nghe tim thai để biết được tình trạng thai nhi trước khi sinh. Đồng thời, lúc này người nhà sẽ phải đi làm các thủ tục nhập viện cho bà bầu.
Đến khi bà bầu có những dấu hiệu sinh như: cửa mình mở, âm đạo tiết dịch hồng, đau lưng, bụng bầu tụt …Lúc này tuỳ vào tình trạng của bà bầu và thai nhi các bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ.
Đến khi bà bầu có những dấu hiệu sinh như: cửa mình mở, âm đạo tiết dịch hồng, đau lưng, bụng bầu tụt …Lúc này tuỳ vào tình trạng của bà bầu và thai nhi các bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ.