Ăn miến trong ngày Tết đúng cách

Miến là món ăn đặc trưng trong ngày Tết nhưng cần ăn đúng cách để không hại sức khoẻ., Tạp chí Doanh Nghiệp Việt Nam

Tết ăn càng nhiều miến, đường huyết lên càng cao

Ăn miến trong ngày Tết đúng cách ảnh 1

Tin tức trên báo Vietnamnet, Thầy thuốc Ưu tú - Chuyên gia Dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi - Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho biết: “Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g.

Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g trong khi đó, hàm lượng đường trong 100g miến còn cao hơn gạo nếp (82,2g so với 74,9g).

Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm, xôi và bánh chưng chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Do đó, ăn nhiều miến trong dịp Tết, người tiểu đường càng có nguy cơ tăng đường huyết cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.

Ăn miến đúng cách: Ăn bao nhiêu là đủ?

Đặc điểm của miến dong thật là khi đun lên, miến dong sẽ nở rất to và chỉ cần 1 nắm nhỏ cũng đã đủ cho một khẩu phần ăn. Chỉ trong 100g miến dong có chứa tới 332 calo, một lương calo không hề nhỏ, nếu ăn nhiều, thường xuyên đây cũng chính là lý do khiến bạn bị tăng cân.

Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 3 – 4 bữa miến với lượng ăn vừa phải và tùy vào nhu cầu năng lượng khác nhau của cơ thể.

Lưu ý khi chọn miến ngày Tết

Màu sắc của miến dong

Miến sạch: Không bị tẩy hóa chất thường có màu trắng ngà hoặc xám đen.

Miến kém chất lượng: Có màu sắc bắt mắt, vàng óng hoặc trắng tinh không giống màu củ dong.

Độ dai

Miến sạch: Miến dong ngon sẽ khô, không quá giòn và cũng không quá dai, các sợi miến suôn thẳng, đồng đều về độ dày.

Nếu là miến dong chuẩn, khi chế biến sợi miến sẽ trơn bóng, dai nhưng vẫn mềm, mướt không nát. Đặc biệt, loại miến ngon phải là loại đun lâu mới chín, không trương nở nhanh, dù có để cả ngày cũng không bị vữa nát.

Miến kém chất lượng: Miến thường giòn hoặc dai ngoằng, khi cắt cũng khó khăn thường do tẩm nhiều hàn the. Ngoài ra cũng không nên mua những loại miến bở vì khả năng nó chứa nhiều bụi, cát. Miến mà có độ trương nở lớn, gắp vào là nát, nhiều khả năng đã bị pha bột sắn cũng không nên mua.

Hình dáng

Miến sạch: Những sợi miến nguyên chất 100% sẽ có độ trong, quánh, thơm và sạch. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, suôn thẳng.

Miến kém chất lượng: Thường bị vụn nát, khô giòn. Các sợi miến không đều và hay dính vào nhau.

Hương vị

Miến sạch: Giữ được hương vị đặc trưng từ dong riềng hay sắn và không bị sạn.

Miến kém chất lượng: Không có mùi vị đặc trưng, thậm chí có mùi hôi khó chịu và có nhiều sạn.

Nguồn gốc, xuất xứ

Miến sạch: Có cơ sở sản xuất, hạn sử dụng, ngày sản xuất... rõ ràng ngoài bao bì.

Miến kém chất lượng: Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng...

Diễn viên Trung Dũng U50: Sống một mình bình yên bên chú mèo nhỏ

Ngoài sở thích nuôi mèo, Trung Dũng còn đều đặn tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Với anh, được khỏe mạnh tận hưởng cuộc sống là điều quan trọng hơn cả.

Diễn viên Trung Dũng sinh năm 1973. Anh ghi dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều bộ phim như Lưới trời, Chồng muộn, Lạc giới, Gạo nếp gạo tẻ, Bằng chứng vô hình, Vua bánh mì...

Ăn liền 3 chiếc bánh Trung thu, người phụ nữ bị tiểu đường hôn mê

Dịp Tết Trung thu, ăn bánh Trung thu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong loại bánh này rất cao, cơ địa một số người không thích hợp để ăn nhiều. Trường hợp của bà Chang 50 tuổi, Giang Tô, Trung Quốc là một ví dụ.

Bà Chang năm nay đã ngoài 50 tuổi, bị bệnh tiểu đường hơn 7 năm, trong thời gian này, lượng đường trong máu của bà được kiểm soát tốt. Thế nhưng 2 ngày trước, bà Chang nhận được một hộp bánh trung thu được con gái gửi về tặng, bà ăn liền một hơi 3 chiếc bánh nhân hạt sen trứng muối.

Điều này khiến đường huyết của bà Chang tăng đột ngột, bất ngờ làm bà rơi vào hôn mê. Ngay lập tức, bà được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương kịp thời, may mắn đã qua cơn nguy kịch.

Vì sao Nguyễn Tuấn Hải lại có biệt danh Hải “Bánh“?

Danh tiếng của Hải "Bánh" nổi lên khi ông ta có 6 tiền án về các tội Trộm cắp tài sản, Cố ý gây thương tích và Gây rối khi chưa bước qua tuổi thành niên.

Vi sao Nguyen Tuan Hai lai co biet danh Hai “Banh“?

Ngày 27/1, Nguyễn Tuấn Hải (55 tuổi, quê Hà Nội, tức Hải "Bánh") được mãn hạn tù trước thời hạn. Người đàn ông này được thả tự do sau 22 năm chấp hành án phạt tù ở Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), dù trước đó Hải "Bánh" bị TAND TP.HCM tuyên án chung thân về tội Giết người. Những năm 1990-2000, Hải "Bánh" được biết đến là "cánh tay phải" của trùm giang hồ Trương Văn Cam (tức Năm Cam). Ông ta từng khiến cả giới giang hồ rúng động khi liên quan đến cái chết của bà trùm Vũ Thị Hoàng Dung (tức Dung Hà). 

Vi sao Nguyen Tuan Hai lai co biet danh Hai “Banh“?-Hinh-2
 Nguyễn Tuấn Hải sinh ra tại một gia đình chuyên làm cửa sắt ở mặt phố Hàng Cót, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Biệt danh "Bánh" của Hải được đặt theo tên của bố ông ta. Thuở đó, phố Hàng Cót nổi tiếng là địa bàn "nóng" về tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự. Và những tệ nạn đó nhiễm sạch vào lý trí của Hải "Bánh". Từ khi còn cắp sách đến trường, Hải đã lập băng nhóm để cướp tài sản của người dân, thậm chí cướp cả của cướp.